Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookYoutubeTiktok
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cây Thuốc » 
  • Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Cây cổ bình chữa bệnh gì?

By Công Đông Y
Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây cổ bình chữa bệnh gì?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây cổ bình hay còn được gọi là cây mũi mác, cổ cò, hồ lô trà hay thóc lép, thuộc họ đậu Fabaceae và có tên khoa học là Desmodium triquetrum. Cây cổ bình là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, lợi tiểu, sát trùng và tiêu tích. Vậy cây cổ bình chữa bệnh gì?

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Đặc điểm cây cổ bình
  • 2. Cây cổ bình chữa bệnh gì?

1. Đặc điểm cây cổ bình

Cây cổ bình hay còn được gọi với nhiều các tên khác nhau có thể kể đến như cây mũi mác, cây cổ cò, hồ lô trà hay thóc lép, thuộc họ đậu Fabaceae và có tên khoa học là Desmodium triquetrum. Cây nhỡ hóa gỗ ở gốc cao chừng 0,5-2 mét. Thân cành ba cạnh và trên các cạnh có vài lông cứng. Lá một lá chét có hai mũi nhọn cong thành hình kim ở gốc của những lá chét. Lá chét cổ bình có hình ba cạnh, cụt, dài và hình tim ở gốc, lá kèm hình ba cạnh nhọn và dạng vẩy. Cụm hoa cổ bình mọc ở nách hay ở ngọn thành chùm làm thành một chùy ở ngọn. Hoa cổ bình có màu hồng, xếp tư 1-2 cái. Đài nhẵn chia làm 4 thùy. Cánh cờ hình mắt chim, cánh bên hình trái xoan ngược, cánh thìa nhỏ hình mỏ cong. Nhị hoa cổ binh một bó, bầu có lông mềm, quả thẳng có lông màu tro mềm hơi cong ở các mép và chia thành 6-8 đốt. Mùa hoa cổ bình thường nổ rộ vào tháng 6-9 hàng năm.

Tại Việt Nam, cây cổ bình mọc hoang dại phổ biến trên các đồi sim và đồi cỏ khắc mọi nơi. Bên cạnh đó, cây cổ bình còn được tìm thấy ở Ấn Độ, Trung Quốc. Người ta thu hái toàn cây vào mùa thu và mùa hạ. Có thể dùng tươi hoặc phơi khô làm dược liệu.

Giải đáp cây cổ bình chữa bệnh gì?
Giải đáp cây cổ bình chữa bệnh gì?

2. Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Trong cây cổ bình có chứa nhiều thành phần hóa học khác nhau như cumarin, hợp chất phenol acid hữu cơ và tanin. Từ những thành phần hóa học đó, cây cổ bình đem lại những tác dụng như:

  • Hầu như cây thuốc cổ bình chưa thấy ghi trong những tài liệu cổ mà chỉ thấy trong nhân dân người ta sử dụng cổ bình với tính chất như một vị thuốc có vị đắng, tính mát và có tác dụng giúp thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, lợi tiểu, sát trùng và tiêu tích.
  • Trẻ con tiêu hóa kém, cam tích: sử dụng riêng hoặc phối hợp với cam thảo, bạch mao căn. Tán bột tất cả và pha uống, ngày sử dụng 10-20 gram dưới dạng thuốc sắc.
  • Chữa phế ung trong trường hợp ho có đờm xanh: ngày sử dụng 10-15 gram dưới dạng thuốc sắc, sử dụng riêng hay phối hợp với xạ can và qua lâu.

Ngoài ra, cây cổ bình còn được sử dụng điều trị viêm thận, viêm gan, thủy thũng, viêm ruột và đi ngoài phân lỏng.

Tóm lại, cây cổ bình hay còn được gọi là cây mũi mác, cổ cò, hồ lô trà hay thóc lép, thuộc họ đậu Fabaceae và có tên khoa học là Desmodium triquetrum. Cây cổ bình là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong đông y có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hóa đờm, lợi tiểu, sát trùng và tiêu tích. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc đông y nào, bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ y học cổ truyền để được tư vấn và có liệu trình điều trị phù hợp.

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Vị thuốc xích thược có tác dụng gì?

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Vị thuốc xích thược có tác dụng gì?

Vị thuốc xích thược có tác dụng gì?

Công dụng của cây bạch biển đậu

Công dụng của cây bạch biển đậu

Các thảo dược chữa mất ngủ

Các thảo dược chữa mất ngủ

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cây Thuốc Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Cây cổ bình chữa bệnh gì?

01/07/2025

Vị thuốc xích thược có tác dụng gì?

30/06/2025

Công dụng của cây bạch biển đậu

30/06/2025

Các thảo dược chữa mất ngủ

30/06/2025

Cảo bản có tác dụng gì?

30/06/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Cây cổ bình chữa bệnh gì?

Vị thuốc xích thược có tác dụng gì?

Vị thuốc xích thược có tác dụng gì?

Công dụng của cây bạch biển đậu

Công dụng của cây bạch biển đậu

Thông Tin Liên Hệ:
🌐Website: /
✅Fanpage: Công Đông Y
✅Tiktok: Công Đông Y
✅Youtube: Công Đông Y

Bài Viết Nổi Bật

Các huyệt liên quan đến phổi

Các huyệt liên quan đến phổi

Dây đau xương (Thân): Vị thuốc có tác dụng bổ gân cốt, trừ phong thấp

Dây đau xương (Thân): Vị thuốc có tác dụng bổ gân cốt, trừ phong thấp

Hướng dẫn bấm huyệt giảm rối loạn tiền đình

Hướng dẫn bấm huyệt giảm rối loạn tiền đình

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook