Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
    FacebookTwitterPinterest
    Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
    • Trang Chủ » 
    • Cây Thuốc » 
    • Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

    Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

    By Công Đông Y
    Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

    Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

    Nhiều người có suy nghĩ là thuốc bổ thì ai cũng dùng được và ba kích dược liệu là một trong số nhiều vị thuốc gặp phải tình trạng này. Người dân truyền tai nhau rằng ba kích bổ thận tráng dương nên các đấng mày râu rất thích sử dụng vị thuốc này và hay ngâm rượu uống. Vậy ba kích có thật sự có công dụng bổ thận tráng dương như lời đồn hay không?

    Mục Lục Bài Viết

    Toggle
    • 1. Ba kích bổ thận tráng dương có đúng không?
    • 2. Trường hợp nào không được sử dụng ba kích?

    1. Ba kích bổ thận tráng dương có đúng không?

    Theo sách nghiên cứu hiện đại trong rễ ba kích có chất anthraglucozit, chất đường, rất ít tinh dầu, nhựa và axit hữu cơ, trong rễ tươi có vitamin C. Theo tài liệu cổ ba kích dược liệu có vị cay ngọt, tính hơi ôn, đi vào kinh thận. Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc ba kích có tác dụng ôn thận trợ dương, mạnh gân cốt, khử phong thấp…

    Vị thuốc ba kích là một vị thuốc bổ trí não và tinh khí, thường được sử dụng trong các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm, phụ nữ kinh nguyệt không đều, còn dùng chữa bệnh phong thấp, mạnh gân cốt… Liều lượng sử dụng từ 4-10g dưới dạng thuốc sắc hay cao lỏng. Ngoài ra người dân còn sử dụng ba kích nấu với thịt gà, ăn để bồi bổ sức khỏe.

    Theo kinh nghiệm dân gian, rễ ba kích to, mập, cùi dày, có màu tía là loại tốt. Rễ ba kích sau khi đào lên đem về rửa sạch đất, loại bỏ rễ con, phơi gần khô thì dùng chày gỗ đập nhẹ cho bẹp phần thịt (tránh không để giập nát), rồi rút bỏ lõi gỗ bên trong, sau đó đem phơi hoặc sấy tiếp cho thật khô, cuối cùng cắt thành từng đoạn ngắn.

    Ba kích có thể ngâm cùng rượu gạo hoặc rượu nếp, ngâm từ 30 ngày trở lên là có thể uống được, tuy nhiên để càng lâu thì rượu càng đặc, càng ngọt. Nét đặc trưng của rượu ba kích là khi ngâm lâu, rượu sẽ chuyển sang màu xanh tím, khi uống có mùi thơm ngậy.

    Trong Y Học Cổ Truyền, ba kích dược liệu thường được phối hợp với các vị thuốc khác để ngâm rượu hoặc sắc uống tùy theo tình trạng của từng người mà thầy thuốc sẽ kê đơn cho phù hợp.

    Ba kích dược liệu thường được phối hợp với một số vị thuốc để ngâm rượu
    Ba kích dược liệu thường được phối hợp với một số vị thuốc để ngâm rượu

    Cũng chính vì biết là ba kích bổ thận tráng dương, được sử dụng trong điều trị trong các bệnh lý của nam giới nên nó được nhiều người truyền tai nhau về tác tăng cường bản lĩnh đàn ông, và thường được người dân sử dụng dưới dạng ngâm rượu uống.

    Tuy nhiên, việc sử dụng vị thuốc ba kích nói chung và sử dụng rượu ngâm ba kích nói riêng có thể phản tác dụng nếu bạn không biết cách ngâm rượu ba kích đúng. Một sai lầm phổ biến nhất thường gặp khi ngâm rượu ba kích là ngâm cả phần lõi độc bên trong. Bên cạnh đó, nhiều người mua nhầm phải rượu ba kích không đảm bảo chất lượng, có bỏ thêm các loại thuốc kích dục. Chính điều này đã khiến cho người dùng lâm vào những tình cảnh dở khóc dở cười.

    Mọi người cần lưu ý rằng ba kích chỉ là vị thuốc bổ trợ chứ không có tác dụng điều trị hoàn toàn và triệt để mọi chứng bệnh của nam giới. Nếu bạn muốn dùng ba kích để tăng cường sinh lý phái mạnh, bạn nên nhờ bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền, các thầy thuốc đông y khám và kê đơn cho phù hợp.

    2. Trường hợp nào không được sử dụng ba kích?

    Mặc dù ba kích là vị thuốc có nhiều công dụng đối với sức khỏe nhưng đây không phải là vị thuốc có thể dùng cho mọi đối tượng. Những người có chứng âm hư, hỏa vượng, đại tiện táo bón không được sử dụng ba kích.

    Rượu ba kích không phù hợp với:

    • Những người mắc phải chứng bệnh khó xuất tinh hoặc tinh trùng yếu.
    • Người có tiền sử bệnh tim mạch.
    • Người bị xơ gan, suy thận mạn.
    • Người bị bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về mắt.

    Các trường hợp khác không nên dùng rượu ba kích bao gồm:

    • Người bị huyết áp thấp, do ba kích là vị thuốc có tác dụng hạ huyết áp, nên nếu bạn tự ý dùng thì có thể gây tai biến do tụt huyết áp đột ngột.
    • Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
    • Người bị tiểu buốt, khó tiểu.
    • Người chuẩn bị phẫu thuật.

    Khi đã nắm rõ được công dụng của rượu ba kích bạn nên cân nhắc sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

    Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

    Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

    Chia Sẻ
    facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
    linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
    Post navigation
    Bài Viết Trước

    Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân tay

    Công Đông Y

    Công Đông Y

    Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

    Bài Viết Liên Quan

    Dây thìa canh có tác dụng gì?

    Dây thìa canh có tác dụng gì?

    Ích mẫu trị rong kinh như thế nào?

    Ích mẫu trị rong kinh như thế nào?

    Rau sâm đất có tác dụng gì?

    Rau sâm đất có tác dụng gì?

    Tìm Kiếm Nhanh

    Categories Cây Thuốc Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

    Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

    25/02/2025

    Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân tay

    25/02/2025

    Chức năng tạng tỳ trong đông y

    24/02/2025

    Bấm huyệt nội quan trị xuất tinh sớm

    24/02/2025

    Dây thìa canh có tác dụng gì?

    24/02/2025

    Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

    Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

    Bài Viết Mới Nhất

    Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

    Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

    Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân tay

    Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa tê chân tay

    Chức năng tạng tỳ trong đông y

    Chức năng tạng tỳ trong đông y

    Bài Viết Nổi Bật

    Dổi: Cây gia vị vùng núi có tác dụng trị bệnh

    Dổi: Cây gia vị vùng núi có tác dụng trị bệnh

    VIỄN CHÍ – Polygala tenuifolia Willd

    VIỄN CHÍ – Polygala tenuifolia Willd

    Công dụng của cây rau tần

    Công dụng của cây rau tần

    Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
    Công Đông Y
      • Dược Liệu
      • Cây Thuốc
      • Vị Thuốc
      • Bài Thuốc
      • Kinh Dịch
        • Bát Quái
        • 64 Quẻ Kinh Dịch
        • 384 Hào Từ
      • Tài Liệu
        • Lý Luận
        • Châm Cứu
        • Huyệt Vị
        • Bệnh Án
        • Ebook