Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Dền: Cây rau mọc hoang với nhiều bài thuốc trị bệnh cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Dền gai hay dền hoang (danh pháp: Amaranthus spinosus) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền Amaranthaceae, có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới, nhưng có mặt trên hầu hết các lục địa như một loài du nhập. Dền thường dùng trị các bệnh về thận, phù thũng và làm thuốc điều kinh. Ngoài ra, thuốc được dùng dưới dạng đắp chữa viêm mụn nhọt hoặc trị bỏng.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Dền gai
Tên khác: Rau dền gai, Thích hiện, Dền hoang, Phặc hôm nam (Tày), La rum giê la (Bana).
Tên khoa học: Amaranthus spinosus là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền Amaranthaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Dền gai thuộc cây thân thảo, có chiều cao trung bình từ 0,3 – 0,7 m. Cây không có lông nhưng phân thành nhiều cành. Lá mọc so le với hình thuôn dài, mặt trên có màu xanh dợt. Cuống lá dền gai dài, có cánh. Ở gốc cây có gai dài khoảng 3 – 15 mm. Hoa mọc thành sim và xếp sát nhau ở nách lá. Quả có dạng túi, hình trứng nhọn một đầu. Hạt có màu đen.
Phân bố, thu hái, chế biến
Dền gai là loại cây mọc dại nên có thể tìm thấy ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Cây mọc tự nhiên, phổ biến ở vùng đồng bằng và trung du nước ta, có thể tìm thấy cây ở các khu đất bỏ trống hoặc ven đường.
Mùa hoa quả khoảng tháng 6 đến tháng 8. Dền gai có thể dùng tươi hoặc khô đều được. Đối với dạng khô, sau khi thu hoạch về đem rửa sạch, cắt ngắn và phơi khô.
Bộ phận sử dụng
Toàn cây.
Thành phần hoá học
Cây và rễ rau dền hoang chứa lượng nitrat kali nhất định.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Trong y học dân gian của Ấn Độ, tro của quả dền gai được sử dụng cho bệnh vàng da. Nước chiết từ rễ và lá của nó đã được dùng làm thuốc lợi tiểu ở Việt Nam.
Theo Đông y, dền hoang có tính hơi lạnh, vị ngọt nhạt tác dụng lợi tiểu, thu liễm ngừng tả, thanh nhiệt và trừ thấp. Mỗi bộ phận của dược liệu này đều có tác dụng điều trị bệnh khác nhau.
Theo y học hiện đại
Cả cây dùng chữa mụn nhọt, thận hư, lậu, lỵ, giải nhiệt, giảm đau, lợi tiểu, điều kinh.
Liều dùng & cách dùng
Không tìm thấy thông tin.
Bài thuốc kinh nghiệm
Trật đả, ứ huyết:
Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10 – 15g; hoặc dùng tro uống với nước chín hay nước trà, mỗi lần 8 – 12g.
Lậu:
Dùng 5 – 6 rễ non nhai như nhai trầu trong một ngày, liên tục trong vòng một tuần lễ thì đỡ.
Lỵ vi khuẩn và viêm ruột nhiệt tả:
Dùng 160g lá tươi hay 80g lá khô sắc uống; hoặc phối hợp với cây Mã đề, bằng nửa lượng Dền gai, cùng sắc uống.
Lưu ý
Không tìm thấy thông tin.
Nguồn Tham Khảo:
Tracuuduoclieu.vn: https://tracuuduoclieu.vn/amaranthus-spinosus-l.html
Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.