Tên tiếng Việt: Hạnh nhân đắng.
Tên khác: Bitter Almond Oil; Bitter Almond Tree; Bittere Amandel; Bittere Mandel; Bittere Mandeln; Bittere-Amandelboom; Bittermandel; Bittermandelbaum;…
Tên khoa học:Prunus amygdalus var. amara.
Cây cao khoảng 3 ‑ 5 m, lá hình tim, đầu lá nhọn, mép lá có răng cưa. Cây thường ra hoa vào mùa xuân. Hoa màu trắng hay hồng nhạt, mùi thơm. Quả hạch tròn, kích thước khoảng 2 ‑ 3 cm, bên ngoài có lông tơ mịn. Quả khi chín có màu vàng, có một rãnh dọc, bên trong quả có nạc quả dính vào hạt cứng màu nâu.
Hạt hình tim dẹt, dài 1cm đến 1,9 cm, rộng 0,8 cm đến 1,5 cm, dày 0,5 cm đến 0,8 cm. Hạt có màu vàng nâu hoặc nâu sẫm, một đầu nhịn, một đầu tròn, có 2 mặt bên không đối xứng.
Theo sách Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi) thì cây mọc hoang và được trồng nhiều nhất ở vùng sau: Chùa Hương, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây; Nam Định; Hà Nam (huyện Kim Bảng); Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh. Cây còn phân bố nhiều nơi trên thế giới có thể kể ra một số quốc gia như Acmênia, Trung Quốc, Nhật Bản.
Tháng 3 – 4 (tháng 2 – 3 âm lịch), khi quả mơ chín (vỏ vàng) là thời điểm thu hái, quả chín hái về sẽ được bỏ hết thịt và vỏ của nhân, lấy nhân phơi khô và đập cho vụn. Có 2 loại quả mơ là mơ trắng (bạch mai) và mơ đen (ô mai). Tuỳ theo loại quả sẽ có các cách chế biến khác nhau.
Quả (Fructus Armeniacae): Thường được thu hái vào đầu mùa hạ, sau khi hái quả có thể dùng ngay hoặc ngâm rượu. Ngoài ra, có thể chế biến bằng cách muối rồi phơi hay sấy khô (gọi diêm mai) hoặc chế biến thành Ô mai.
Hạt (còn gọi Khổ hạnh nhân): Được giã lấy nhân, ép lấy dầu (dầu Hạnh nhân), bã còn lại đem cất với nước có thêm cồn để lấy nước cất Hạnh nhân.
Hình ảnh Hạnh nhân đắng
Hạt lấy ở quả chín được bỏ hạch cứng đã phơi hay sấy khô.
Quả có nhiều acid hữu cơ như acid citric, acid tartric, cartenoid, flavonoid, vitamin C, acid panganic (vitamin B15).
Nhân hạt chủ yếu là lipid: Cyanogenic glycosid (amygdalin) và enzym emulsin.
Lá có thành phần: Quercitrin, kaempferol, acid cafeic, acid p-coumaric.
Lá Hạnh nhân có thành phần Quercitrin
Theo Đông y, Hạnh nhân vị đắng hơi ôn, có độc ít, quy kinh phế, đại tràng. Tác dụng:
Hạnh nhân chữa ho, khó thở
Tính chất này làm giảm ho suyễn vì thành phần Glucosid có trong hạt mơ khi thủy phân cho ra cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp.
Ức chế chức năng của pepsin, có tác dụng nhuận tràng.
Liều dùng hằng ngày khoảng 4,5 – 9 g/ngày, có thể dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc phối hợp với các dược liệu khác trong các bài thuốc.
Lưy ý: Chỉ cho khổ hạnh nhân vào sau khi sắc các thuốc khác gần được.
Không dùng sao hạnh nhân trị táo bón (chỉ dùng trị ho).
Điều trị hen phế quản, hen phế quản, chỉ khái bình suyễn
Chuẩn bị: Khổ hạnh nhân, tô diệp, cát cánh, chỉ xác, quất bì, gừng sống, pháp bán hạ, đại táo mỗi vị 8g; phục linh, tiền hồ mỗi vị 12g.
Thực hiện: Sắc uống.
Hoặc
Chuẩn bị: Cam hạnh nhân 200g, nước ép gừng tươi 80g, tử uyển 63g, ngũ vị tử 63g, vỏ rễ dâu 70g, bối mẫu 70g, mộc thông 70g.
Thực hiện: Sắc với nước và cô đặc, cho ít mật ong cô thành cao. Liều dùng ngày 1 – 2 thìa.
Nhuận tràng, thông đại tiện
Chuẩn bị: Hạnh nhân, bá tử nhân, hỏa ma nhân mỗi thứ 12g.
Thực hiện: Sắc uống. Trị táo bón ở người già và phụ nữ sau sinh.
Một số lưu ý khi sử dụng Hạnh nhân đắng:
Không dùng hạnh nhân đắng cho người bị tiêu chảy. Không dùng quá liều, nguy cơ ngộ độc (Liều tối đa ở người lớn: 12g, trẻ em: 4g).
Khổ hạnh nhân có chứa amygdalin, khi vào dạ dày dưới tác dụng của men và dịch vị sẽ tạo thành acid xyanhydric (HCN) và aldehyd benzoic (chất này có tác dụng long đờm). Chất HCN dễ gây ngộ độc vì chất này ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương (TKTW) với tính chất như sau: Ban đầu gây hưng phấn, sau đó sẽ ức chế TKTW gây co quắp, hôn mê. Vì thế không được dùng quá liều khuyến cáo. Có thể dùng 100 – 125g vỏ cây mơ và sắc uống để giải độc trong trường hợp bị ngộ độc. Tránh dùng sống vì rất dễ ngộ độc.
Hạnh nhân đắng là dược liệu đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hạnh nhân đắng có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
1) //duocdienvietnam.com/kho-hanh-nhan/
2) //suckhoedoisong.vn/hanh-nhan-tri-hen-phe-quan-169112400.html
3) //mplant.ump.edu.vn/index.php/mo-prunus-armeniaca-rosaceae/.
4) Những vị thuốc và cây thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.