Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hoạt thạch: Dược liệu chữa sốt và bệnh đường ruột cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Hoạt thạch là 1 chất khoáng. Thành phần chính là magiê silicat 3MgO.4SiO2.H2O. Tây y dùng Hoạt thạch làm thuốc bôi như phấn xoa rôm, Đông y cũng dùng Hoạt thạch làm phấn rôm ngoài ra còn dùng làm thuốc uống trong chữa một số bệnh như: Sốt, tả , lỵ, viêm ruột, lỵ, vàng da, tiểu ra máu, viêm niệu đạo; dùng lợi tiểu…
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hoạt thạch.
Tên khác: Dịch thạch; thoát thạch; cộng thạch; phiên thạch; thuý thạch; tịch lãnh; lưu thạch; bột talc.
Tên khoa học: Pulvus Talci.
Đặc điểm tự nhiên
Hoạt thạch là 1 chất khoáng, có dạng đá cục to nhỏ không đều, màu sắc đa dạng: Trắng, vàng, xám, lam nhạt, sáng óng ánh như sáp. Chất mềm, trơn mịn, không hút ẩm, không tan trong nước. Không mùi, không vị.
Hoạt thạch tán nhuyễn được bột mịn còn gọi là bột talc. Bột có màu trắng hoặc gần như trắng, nhẹ, đồng nhất, trơn tay (không ăn tay). Thực tế không tan trong nước, ethanol 96% và trong các dung dịch acid loãng hay hydroxyd kiềm loãng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Sau khi thu được Hoạt thạch, đem loại bỏ tạp, rửa sạch, nghiền hoặc thủy phi thành bột mịn, phơi khô để nơi thoáng mát.
Bộ phận sử dụng
Hoạt thạch được nghiền thành bột.
Thành phần hoá học
Hoạt thạch là 1 chất khoáng. Thành phần chính là magiê silicat 3MgO.4SiO2.H2O. Trong đó MgO chiếm 31,7%; SiO2 chiếm 63,5%; H2O chiếm 4,8%. Thông thường một ít MgO có lẫn FeO, ngoài ra có lẫn cả Al2O3.
Hoạt thạch có dạng chất bột màu trắng, sờ mịn, trơn mát, không tan trong nước.
Tỷ trọng: 2,5 – 2,8, khó bị axit phân hủy.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Đông y ngoài dùng Hoạt thạch làm phấn rôm ra còn dùng làm thuốc uống trong chữa một số bệnh như: Sốt, tả, lỵ, viêm ruột, lỵ, vàng da, tiểu ra máu, viêm niệu đạo, hay do có sỏi ở bàng quang mà đi tiểu đau buốt; dùng lợi tiểu…
Theo tài liệu xưa, hoạt thạch có vị ngọt, tính hàn, không có độc, vào 2 kinh vị và bàng quang. Những người âm hư không thấp nhiệt, tỳ hư hạ hãm, phụ nữ có thai không dùng được.
Theo y học hiện đại
Hoạt thạch dùng:
- Làm thuốc bôi như phấn xoa rôm vì tác dụng làm cho da trơn, mau khô.
- Bao thuốc viên tránh dính; dùng làm nguyên liệu, tá dược trong xà phòng đánh răng, phấn bôi mặt.
Liều dùng & cách dùng
Dùng ngoài: Không có liều.
Dùng trong: Ngày dùng 10 g đến 15 g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột, uống viên với liều 1g đến 2g.
Bài thuốc kinh nghiệm
Đơn thuốc lục nhất (gồm 6 phần hoạt thạch 1 phần cam thảo) chữa sốt, tiểu tiện đỏ: Hoạt thạch 6g, cam thảo 1g. Hai vị tán nhỏ, trộn đều. Nó được sử dụng để điều trị sốt, khó đi tiểu, đau buốt khi đi tiểu. Uống 4 g mỗi ngày. Dùng nước nóng mà chiêu thuốc.
Bài thuốc chữa bệnh viêm ruột, tiêu chảy, khát nước, tiểu khó (Bài thuốc kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền): Thủy phi hoạt thạch 2g, hoàng bá 2g, sinh cam thảo 2g. Các vị tán bột rồi trộn đều. Chia thuốc thành 3 gói; dùng 3 lần trong 1 ngày, mỗi lần 1 gói. Dùng nước mà chiêu thuốc.
Lưu ý
Bên cạnh những mặt tốt thì Hoạt thạch vẫn còn 1 số tranh cãi về có hay không tác hại gây ung thư. Nên thao khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng Hoạt thạch để chữa bệnh.
Nguồn Tham Khảo:
1. https://tracuuduoclieu.vn/hoat-thach.html
2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.