Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Huyết kiệt: Dược liệu quý từ nhựa cây giúp hoạt huyết, tán ứ cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Huyết kiệt (Resina Draconis hay Sanguis Draconis) là nhựa khô phủ trên mặt quả của 1 số loại mây – song như Calamus propinquus Becc. hay Calamus draco Willd. Huyết kiệt có công dụng: Tán ứ, sinh tân, hoạt huyết, làm hết đau.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Huyết kiệt.
Tên khoa học: Daemonorops draco (Willd.) Blume.
Tên đồng nghĩa: Calamus draco Willd.
Họ: Palmaceae.
Đặc điểm tự nhiên
Cây huyết kiệt là một loại song – mây có thể dài tới 10m, đường kính thân đạt tới 2 – 4cm.
Lá mọc kép, so le với nhau, về phía gốc cây đôi khi gần như mọc đối, rất nhiều gai trên thân và lá. Hoa mọc đơn lẻ, đực cái mọc khác gốc cây. Quả đường kính 2cm gần hình cầu, có màu đỏ khi chín, trên quả rất nhiều vảy phủ đầy chất nhựa màu đỏ khi quả chín.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hiện nay người ta chỉ mới biết thu hái nhựa huyết kiệt ở những cây mọc hoang tại những đảo Bocnêô, Sumatra v.v… thuộc Indonesia. Người ta hái quả về, cho quả vào trong túi gai mà vò để chất nhựa giòn bong ra rồi dùng rây để lấy riêng chất nhựa.
Đem chất nhựa thu được đi phơi nắng hay đun cách thủy cho nóng chảy đổ vào khuôn hình trụ, hoặc thành cục rồi gói trong những lá cây cọ, có khi được đóng thành từng bánh tròn đường kính 10cm dày 5cm hoặc thành bánh nặng mấy kg. Một cách chế biến khác là đun quả với nước cho nhựa chảy ra rồi đóng thành bánh, nhưng loại nhựa này chất lượng kém hơn.
Cây này chưa được tìm thấy ở nước ta. Nước ta nhập huyết kiệt từ Trung Quốc, mà Trung Quốc cũng nhập từ Indonesia.
Bộ phận sử dụng
Nhựa huyết kiệt ở những cây mọc hoang tại những đảo Bocnêô, Sumatra v.v… thuộc Inđônêxia. Người ta hái quả về, cho quả vào trong túi gai mà vò để chất nhựa dòn bong ra rồi dùng rây để lấy riêng chất nhựa.
Thành phần hoá học
Huyết kiệt giòn, dễ vỡ vụn, màu đỏ nâu, trên mặt có những vết hằn của lá cọ dùng để gói, những mảnh vụn bóng, trong, màu đỏ đẹp, không có mùi vị gì đặc biệt, vạch trên giấy để lại một vết màu nâu là huyết kiệt tốt. Tan nhiều trong cồn, sunfua cacbon, colofoc, benzene và ít tan trong ête, và trong tinh dầu thông. Chảy ở 1200 độ C.
Thành phần chủ yếu của huyết kiệt là ête benzoic và benzoylaxetic của dracoresitanola kèm theo một ít axit benzoic tự do và tinh dầu. Phần không tan (mảnh cây, bụi bẩn…) nhiều khi chiếm tới 40% làm giảm phẩm chất của huyết kiệt.
Năm 1936, huyết kiệt được nghiên cứu lại bửi Hence thì thấy được chất màu, chất nhựa. Từ phần nhựa, lấy được 60% axit gồm chủ yếu là axit aliatinic và một số ít axit đồng phân.
Màu chiếm 20% trọng lượng nhựa có tính chất của những dẫn xuất anthoxyan và được gọi là dracocacmin, một chất màu nữa có màu đỏ nhạt gọi là dracorubin.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Hiện nay đông y ít sử dụng huyết kiệt, tuy nhiên đã được ghi trong nhiều tài liệu. Huyết kiệt có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, vào hai kinh tâm bào và kinh can theo tài liệu cổ ghi lại. Huyết kiệt được sử dụng để tán ứ, sinh tân, hoạt huyết, làm hết đau. Huyết kiệt dùng ngoài giúp cầm máu, sinh tân. Chuyên trị bị thương, đau tức ngực bụng, cầm máu, trừ tà khí trong ngũ tạng.
Theo y học hiện đại
Trước đây huyết kiệt được dùng để làm thuốc căng da và thuốc bổ. Hiện nay về mặt khoa học nên chỉ dùng để làm thuốc đánh răng, thuốc cao dán, chất màu nhuộm các vecni.
Liều dùng & cách dùng
Thường dùng trị mụn nhọt, cầm máu, chảy máu cam, huyết khối. Trong sách cổ nói không dùng huyết kiệt nếu không phải là chứng ứ tích. Dùng dưới dạng tán bột hay làm thành viên uống với liều từ 2 đến 4g.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa vết thương chảy máu: Tán huyết kiệt rắc vào.
Sau sanh, tức ngực, khó thở: Hoà huyết kiệt, một dược mỗi loại 4g vào nước tiểu trẻ em mạnh khoẻ mà uống.
Chảy máu cam: Tán nhỏ huyết kiệt, bổ hoàng cùng tỷ lệ thổi vào mũi.
Lưu ý
Đôi khi dùng nhựa của cây Dracaena cinnabari Balf. Dracaena draco cũng có thể sử dụng thay thế huyết kiệt đã nói ở trên. Có những loại cây to cao có lá mọc cụm trên đầu thân giống như những loại cây họ Dừa (Palmaceae) thuộc họ Hành tỏi(Liliaceae). Hoa xanh lục nhạt. Tuy nhiên loại nhựa này không có vẩy của quả, khi đun không có mùi axit benzoic, không tan trong sunfua cacbon và benzene như huyết kiệt thật.
Nguồn Tham Khảo:
1. https://tracuuduoclieu.vn/huyet-kiet.html.
2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: https://drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.