Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hoàng cầm: Dược liệu có khả năng kháng vi khuẩn cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Hoàng cầm là một vị thuốc thông dụng, có tên là Hoàng cầm vì loại dược liệu này có màu vàng rất đẹp nên mới được gọi với tên là Hoàng cầm. Các công dụng chính được biết đến của Hoàng cầm bao gồm kháng khuẩn, kháng viêm và một số tác dụng dược lý khác.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt: Hoàng cầm (rễ).
Tên khác: Hủ trường; Không trường; Túc cầm; Hoàng văn; Kinh cầm; Đỗ phụ; Nội hư; Ấn dầu lục; Khổ đốc bưu; Đồn vĩ cầm; Thử vĩ cầm; Điều cầm; Khô cầm; Bắc cầm; Phiến cầm; Khô trường; Lý hủ thảo; Giang cốc thụ; Lý hủ cân thảo; Điều cầm; Tử cầm; Đạm tử cầm; Đạm hoàng cầm; Tửu cầm; Đông cầm; Hoàng kim trà; Lạn tâm hoàng.
Tên khoa học:Scutellaria baicalensis, họ Lamiaceae (Hoa môi).
Đặc điểm tự nhiên
Hoàng cầm cao khoảng tầm 20 đến 50 cm, là loại thân thảo nhưng sống lâu năm, rễ Hoàng cầm phình to thành dạng hình chùy, bên ngoài thân rễ màu vàng sẫm, bẻ ra bên trong có màu vàng.
Thân Hoàng cầm dạng thân vuông đặc trưng cho họ hoa môi, mọc đứng, thân nhẵn hoặc có lông ngắn. Hoa màu lam tím, mọc thành 2 bông ở đầu cành, cánh hoa 2 môi và 4 nhị (có 2 nhị lớn dài hơn tràng), nhị màu vàng, bầu có 4 ngăn. Lá hoàng cầm mọc đối, không có hoặc cuống rất ngắn; phiến lá hơi tù, hình mác hẹp, mép nguyên, lá dài khoảng 1,5 đến 4cm, rộng khoảng 3 đến 8 mm.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hoàng cầm phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, đang được thí nghiệm để di thực vào Việt Nam ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, hiện tại Hoàng cầm vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc từ các tỉnh như Hắc Long Giang, Liêu Ninh, Hà nam, Vân Nam, Hà Bắc, Nội Mông. Tại Liên Xô cũ Hoàng cầm mọc hoang được nghiên cứu sử dụng làm thuốc chữa bệnh cao huyết áp.
Hoàng cầm thu hoạch vào mùa xuân, người ta đào lấy rễ về cắt rễ con, rửa sạch cát đất, sau đó đem phơi khô, cạo bỏ vỏ; phơi hoặc sấy khô đều được.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được là rễ củ – Radix Scutellariae, thường gọi là Hoàng cầm. Rễ Hoàng cầm được chia thành hai loại: Loại rễ non ở giữa cứng chắc, mịn, ngoài màu vàng trong màu xanh vàng được gọi là điều cầm; loại rễ già bên trong màu đen rỗng, bên ngoài màu vàng gọi là khô cầm. Rễ Hoàng cầm nào to hơn ngón tay là loại tốt.
Thành phần hoá học
Trong Hoàng cầm có tinh dầu, các dẫn xuất flavon: Scutellarin (hay woogonin) C16H12O11 và baicalin C21H18O11.
Chất scutellarin có cả trong lá, rễ và thân 8,4 – 10,3%, chất baicalin chỉ có trong rễ. Ngoài ra còn có tanin và chất nhựa, không thấy có ancaloit, glucozit chữa tim, saponin và vitamin C.
Chất baicalin có tinh thể màu vàng tươi, độ chảy 2230C có thể chiết xuất từ rễ Hoàng cầm bằng cồn 5000C sôi, dùng axit sunfuric đặc thủy phân sẽ được axit glucuronic và baicalein C15H10O5 (5 – 6 – 7 trioxyflavon) cót tinh thể màu vàng không tan trong nước, tan trong cồn, độ chảy 264 – 2650 độ C.
Dung dịch chiết xuất chứa baicalin cho phản ứng với FeCl3 sẽ cho màu xanh đen, với axetat chì sẽ cho kết tủa màu vàng cam, hòa tan trong kiềm sẽ cho màu vàng, có thể khử bạc nitrat, αD200 = -14409. Scutellarin hay woogonin là một chất có tinh thể màu vàng, chảy ở trên 30000C thủy phân bằng dung dịch 30 – 40% axit sunfuric sẽ cho scutellarin C15H10O6 (5 – 6 – 7 – 4, tetraoxyflavon), Scutelarein có tinh thể màu vàng, độ chảy ước vào 330 – 35000C đun 20000C với KOH sẽ cho p.HOC6H4COOH và một chất phenol cho phản ứng phloroglucinol.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Hoàng cầm có vị đắng, quy vào 5 kinh tâm, can, phế, đởm và đại tràng.
Nhờ vị đắng tính hàn nên Hoàng cầm có tác dụng thanh thấp nhiệt, tả phế hỏa. Hoàng cầm được sử dụng trong điều trị tả lỵ đau bụng, thấp nhiệt da vàng, hàn nhiệt vãng lai, phế nhiệt sinh ho, đau đầu, mắt đỏ, động thai.
Theo y học hiện đại
Tác dụng hạ huyết áp
Theo các tài liệu Y học Liên Xô cũ, Hoàng cầm được sử dụng để điều trị cao huyết áp, các báo cáo cho thấy khi dùng rễ Hoàng cầm huyết áp giảm từ 190/110 hạ xuống còn 135/60 và từ 190/95 hạ xuống còn 140/80. Rễ Hoàng cầm không có hiệu quả đối với cao huyết áp ác tính, tác dụng hạ huyết áp là do ảnh hưởng của Hoàng cầm với thần kinh thực vật.
Rượu từ Hoàng cầm theo Vecsinin có tác dụng hạ huyết áp, đặc biệt đối với các huyết áp cao.
Theo các nhà nghiên cứu Trung Quốc, Lâm Cát Cường và một số người cùng nghiên cứu (Trung Quốc sinh lý khoa học hội, 1956) khi uống nước Hoàng cầm hàm lượng 16% liều 3g/kg thể trọng ở thỏ uống trong 3 tuần, và 6g/kg thể trọng liên tục trong 8 tuần đều cho kết quả không thấy xảy ra hiện tượng ngộ độc; đối với thử nghiệm trên chó, cho chó uống trong 4 tuần thấy huyết áp hạ xuống, tần số tim đập giảm chậm.
Các nhà nghiên cứu Vương Nhĩ Đạt và Khâu Bồi Luân (1956) Trung Quốc đã nghiên cứu sâu hơn về cơ chế tác dụng hạ huyết áp của Hoàng cầm. Thử nghiệm rượu Hoàng cầm trên động mạch bình thường, động mạch thỏ đã bị cứng cho dùng cholesterin và phương pháp Nicolaev (tai thỏ cô lập còn để lại dây thần kinh) tiến hành theo dõi ảnh hưởng Hoàng cầm đến trung khu thần kinh. Kết quả như sau:
-
Rượu Hoàng cầm có tác dụng giãn mạch đối với mạch máu của thận thỏ cô lập, cho kết quả rõ rệt ở nồng độ 1/10.000.
-
Đối với động mạch tim: 3 dung dịch có nồng độ 1/50.000-1/100.000 và 1/500.000 kết quả thấy phần lớn có tác dụng co mạch nhẹ, cá biệt mới thấy hơi có tác dụng giãn mạch.
-
Hiện tượng giãn mạch khi dùng cồn Hoàng cầm với liều 0,2ml/kg thể trọng và 0,5ml/kg thể trọng tiêm vào tĩnh mạch thỏ bình thường, động mạch tai thỏ đã xơ cứng theo Nicolaev.
-
Dung dịch 1/10.000 cồn Hoàng cầm đối với mạch máu bình thường, mạch máu đã xơ cứng và tai thỏ cô lập còn dây thần kinh đều thấy huyết áp toàn thân hơi hạ xuống.
Độ độc của Hoàng cầm
Các thử nghiệm dùng với liều rất cao Hoàng cầm nhưng cũng cho thấy kết quả rất ít độc.
Tác dụng kháng sinh
Các nghiên cứu về tác dụng kháng vi khuẩn của các dược liệu, Từ Trấn (1947), Lưu Quốc Thanh (1950) và Khổng Khản (1955) đã nhận thấy rằng Hoàng cầm có khả năng 100% ức chế vi khuẩn gây bệnh bạch hầu (21 – 30mm) Streptococcus hemolytic), vi trùng tả, vi trùng phó thương hàn, A. Staphylococcus aureus, colibacile, Streptococcus hemolytic B, vi trùng lao và dịch tả.
Tác dụng giảm sốt
Nghiên cứu gây sốt của Trương Phát Sơ, Trương Diệu Đức và Lưu Thiệu Quang (Trung hoa y học chí 1935) đối với thỏ sử dụng vi khuẩn thương hàn, sau đó tiêm 4 – 8ml dung dịch 6% Hoàng cầm vào tĩnh mạch thỏ. Cho tiến hành 10 thí nghiệm tương tự nhau, tất cả kết quả đều thấy có tác dụng hạ sốt.
Tác dụng lợi tiểu
Nhật bản dược vật học tạp chí (1956) có nghiên cứu tác dụng của woogonin, baicalin và baicalein trên thỏ thấy có tác dụng lợi tiểu.
Tác dụng của vitamin P
Thành phần Hoàng cầm chứa các hoạt chất đều là dẫn xuất flavon. Flavon và dẫn xuất flavon đều có tác dụng của vitamin P.
Liều dùng & cách dùng
Cách dùng: Sắc với nước rồi uống.
Liều dùng: Dùng mỗi ngày từ 6 đến 15g sắc với nước chia 3 lần uống trong ngày, hoặc có thể dùng dạng bột. Trong các sử dụng gần đây, người ta dùng Hoàng cầm để chữa các triệu chứng như nhức đầu, mất ngủ của bệnh cao huyết áp do thần kinh thực vật. Hoàng cầm được sử dụng dưới dạng bột Hoàng cầm khoảng 20g , cho cồn 700 100ml vừa đủ. Dùng uống ngày từ 2 đến 3 lần, mỗi lần 20 – 30 giọt.
Bài thuốc kinh nghiệm
Thanh kim hoàng:
Dược liệu Hoàng cầm sau khi được sấy khô sẽ mang đi tán nhỏ bằng hạt bắp.
Dùng chữa các bệnh thổ huyết, kinh nguyệt quá nhiều, đổ máu cam, cảm mạo, ho cảm mỗi ngày sử dụng từ 20 đến 30 viên.
Chữa lao, viêm niêm mạc tử cung:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm (mùa xuân dùng 120g, mùa hạ và mùa thu 240g, mùa đông 120g), Đại hoàng (mùa xuân 120g, mùa hạ 40g, mùa thu 120g, mùa đông 200g), Tam hoàng cầm (theo Thiên Kim Phương), Hoàng cầm Hoàng liên (mùa xuân dùng 160g, mùa hạ và mùa thu 280g, mùa thu 120g, mùa đông 80g) .
Liều lượng thay đổi theo mùa thu hoạch dược liệu, sau khi có đầy đủ các nguyên liệu dược liệu tiến hành tán nhỏ, sau đó dùng mật ong vo thành viên to bằng hạt đậu đen. Mỗi ngày uống 4 lần, mỗi lần từ 5 đến 7 viên hoàn. Uống liên tục trong 1 tháng.
Dùng sau khi sinh nở bị mất máu nhiều, khát nước:
Phối hợp các dược liệu sau: Mỗi vị 10g Hoàng cầm, mạch môn đông, sau đó sắc uống thay nước trong ngày.
Chữa hen phế quản:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g, Ma hoàng 6g; Cam thảo 4g, Hạnh nhân 12g; Tang bạch bì, Trúc lịch, mỗi vị 20g; Bán hạ chế 8g. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Chữa viêm phổi chưa có biến chứng:
Phối hợp các dược liệu sau: Kim ngân, Diếp cá, Lô căn mỗi vị 20g; Hoàng cầm 12g; Thạch cao 40g, Liên kiều 16g, Ma hoàng 8g; Cam thảo 6g, Hạnh nhân, Hoàng liên mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa lao phổi:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g; Sinh địa 16g; Bạch cập 8g, Sa nhân, Mạch môn, Bách hợp, Huyền sâm, Bách bộ, Hạ khô thảo mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa chảy máu do nhiễm khuần gây sung huyết chảy máu, viêm bàng quang cấp tính:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g; Liêu kiều, Hòe hoa mỗi vị 12g, Hoàng bá, Cỏ nhọ nồi, Trắc bá diệp, Tỳ giải, Mộc thông mỗi vị 16g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 16g, Mai mực, Mạch nha mỗi vị 20g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 6g; Ngô thù 2g, Sơn chỉ, Đại táo, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa tiêu chảy cấp tính:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g, Nhân trần 20g, Cát căn, Mộc thông mỗi vị 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo, Hoắc hương mỗi vị 6g, Kim ngân hoa 16g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa lỵ cấp:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g, kim ngân hoa 20g, bạch thược, đương quy mỗi vị 8g, mộc hương, binh lang, cam thảo mỗi vị 6g, hoàng liên 12g, đại hoàng 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm gan virus cấp:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm, hoàng liên, hoàng bá, chi tử mỗi vị 12g; nhân sâm, đại hoàng sống, thạch xương bồ mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm gan virus mạn tính:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g; kim ngân 16g; cam thảo 4g, nhân trần 20g, hoạt thạch, đại phúc bì, mỗ thông mỗi vị 12g, phục linh, trư linh, đậu khấu mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm cầu thận cấp tính:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g, bồ công anh, lá tre 16g; cam thảo 4g, rễ cỏ tranh mỗi vị 20g; mộc thông, hoàng bá, sinh địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa rong huyết:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g; thích quy bản 24g, tống lê khôi, a giao, sơn chỉ, địa du, ngó sen mỗi vị 12g, mẫu lê 20g, sinh địa 16g, địa cốt bì 10g; cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.
Chữa chàm:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g, hoạt thạch, sinh địa, kim ngân hoa mỗi vị 20g; hoàng bá, bạch biển bì, phục linh, khổ sâm mỗi vị 12g. Sắc uống trong ngày.
Chữa viêm họng:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g, sa nhân 16g, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 4g, mạch môn, thiên hoa phấn, tang bạch bì mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm amidan:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm 12g, thạch cao sông 40g, liên kiều, đạm trúc diệp mỗi vị 12g; kim ngân hoa, sơn chi tử mỗi vị 16g, bạc hà 4g, cát cánh, cam thảo mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa động thai đau bụng, kém ăn, bồn chồn:
Phối hợp các dược liệu sau: Hoàng cầm, bạch truật, củ gai mỗi vị 10g. Sắc uống trong ngày.
Lưu ý
Lưu ý khi sử dụng Hoàng cầm:
- Những người không có thấp nhiệt, tỳ vị hư hàn, thực hỏa không nên dùng.
- Tiêu chảy do hàn hoặc hạ tiêu có hàng, phế có hư nhiệt, không dùng.
- Có thể kết hợp với sơn thù du, long cốt làm dẫn thuốc rất tốt nhưng Hoàng cầm kỵ hành sống, đơn sa, mẫu đơn, lê lô.
Nguồn Tham Khảo:
Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/hoang-cam.html
OPC Pharma: https://opcpharma.com/vuon-duoc-lieu/hoang-cam.html
Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.