Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hương bài: Cây thảo dược dùng để làm hương liệu cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Hương bài là loại cỏ sống dai, mọc hoang và được trồng tại nhiều tỉnh thành ở nước ta. Thảo dược này thường được dùng để làm hương thắp (nhang) hoặc được sử dụng trong bài thuốc đắp chữa mụn nhọt, lở ngứa và ghẻ ngoài da. Công dụng: Chữa đậu mùa (Lá, rễ). Giun, bệnh đường tiêu hoá (Rễ).
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hương lâu, Huệ rừng, Cây bả chuột, Lâm nữ, Rẻ quạt, Cát cánh lan, Xương quạt.
Tên khoa học: Dianella ensifolia (L.) DC., thuộc họ Hương lâu – Phormiaceae.
Tên đồng nghĩa: Vetiveria zizanioides (L.) Nash. Họ: Poaceae (Lúa).
Đặc điểm tự nhiên
Cây thảo sống lâu năm, thân rễ dày, dài, nằm ngang, có mùi thơm. Thân cao 1,5m – 2m hay hơn, mọc thẳng đứng, dài 40 – 90 cm, rộng 4 – 10 mm nhẵn, mép nháp.
Cụm hoa là chùy tận cùng, gồm nhiều xim ngắn mang nhiều hoa mọc gần nhau; cuống hoa có thể dài tối 1cm, cuống chung lớn, phân nhánh nhiều, bông nhỏ không cuống lưỡng tính, dẹt, bông nhỏ có cuống là bông đực, quả hơi dẹt. Hoa màu trắng, vàng hay tim tím; bao hoa có 6 mảnh; nhị 6; bầu 3 ô.
Lá hẹp hình dải dài tới 0,7m, rộng độ 3cm, không có cuống; cái thì mọc từ rễ, có cái mọc trên thân xếp hai dãy; các lá trên có dạng lá bắc và có kích thước nhỏ hơn.
Quả nang màu lam hay màu tím sẫm, hình cầu, nhẵn, to cỡ 1cm; mỗi ô của quả chín chứa 1 – 3 hạt tròn.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Hương bài mọc hoang dại trên các đồi hoang khô nơi nhiều nắng trơ đất đá, xen lẫn cây bụi thấp. Cây được trồng để khai thác tại nhiều nước như Ấn Độ, Indonexia.
Tại Việt Nam chỉ mới thấy trồng từ lâu đời ở Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình và cũng được trồng ở một số nơi (Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Bình, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận…) để lấy rễ làm hương liệu. Cây Hương bài còn phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia,… đến Australia, châu Phi.
Cây mọc dưới tán rừng, ven rừng, sườn đồi, trảng cỏ vùng núi. Cây được trồng vào tháng 2, thu hái vào tháng 12 và rải rác trong năm, nhưng chủ yếu vào tháng 12. Mỗi hecta thu được khoảng 20 – 30 tấn rễ/năm. Tại Thái Bình đất trồng là những vùng đất cát hay không trồng cây gì khác được. Loại đất này chiếm hàng nghìn hecta dọc bờ biển nước ta.
Trước đây, nhân dân ta mới chỉ thu hái rễ cây Hương bài, cuộn thành từng bó nhỏ, 5 – 6 gói nhỏ buộc lại thành gói lớn hơn, mỗi gói nặng chừng 30g, đem về bán tại các chợ để nấu nước gội đầu cho thơm và để làm hương thơm.
Gần đây, người dân đã dùng Hương bài làm nguyên liệu cất tinh dầu Hương bài.
Cây Hương bài ra hoa vào tháng 1 – 5, có quả tháng 4 – 8.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của cây Hương bài là thân rễ và toàn cây – Rhizoma et Herba Dianellae. Người ta thường đào lấy thân rễ và rễ vào cuối mùa thu, rửa sạch, phơi khô.
Thành phần hoá học
Trong rễ Hương bài có 2 – 3% tinh dầu, nhưng nếu cất kéo hơi nước bình thường chỉ thu được từ 0,34 – dưới 1% do tinh dầu rất sánh, tỷ trọng xấp xỉ tỷ trọng của nước, độ sôi lại cao. Cho nên cần cắt nhỏ, ngâm rễ một đêm trước khi cất thì năng suất cao hơn.
Tinh dầu Hương bài rất thơm, bền mùi, sánh. Tùy theo từng vùng trồng và tổ chức cất, tinh dầu có tính chất hơi khác nhau.
Thành phần tinh dầu gồm các ceton: Vetiveron và vetiron hay vetivon, các rượu vetirol và vetiverol, một ít axit benzoic, các sesquitecpen, vetiven.
Có hai dạng vetivon và kiến trúc cấu tạo của vetivon đã được Peau Naves và Perrotet xác định vào năm 1940 – 1941.
Có tác giả nghiên cứu thấy trong tinh dầu Hương bài có 2 vetiven (gồm 2 và 3 vòng), 2 vetivenol (gồm 2 và 3 vòng), ancol metylic, furfurol, các axit vetivenic và axit benzoic dưới dạng este của vetivenol.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Hương bài có vị cay, tính ấm, có độc nhiều; có tác dụng sát trùng, lợi niệu.
Theo y học hiện đại
Hương bài được sử dụng chủ yếu trong phạm vi nhân dân. Hiện nay các nghiên cứu khoa học về dược liệu này còn hạn chế.
Lấy rễ làm hương liệu
Ở nước ta rễ Hương bài mới chỉ dùng nấu nước gội đầu cho thơm, cho vào quần áo để cho thơm và chống nhậy, làm hương thơm.
Gần đây, người dân đã dùng làm nguyên liệu cất tinh dầu. Tinh dầu Hương bài rất đắt vì không những làm tăng mùi thơm còn làm cho mùi được bền lâu. Tại thị trường thế giới tinh dầu Hương bài được tiêu thụ với tên essence de vetiver hay essence de chiendent odorant.
Rễ phơi khô trộn với nhiều vị có hương thơm khác như hồi, quế chi và bã mía để làm hương thắp.
Người ta cũng dùng rễ tươi giã vắt lấy nước trộn vào gạo; gạo này đem phơi khô, rang thơm làm thuốc bả chuột; có khi người ta dùng dịch chiết từ thân và lá trộn với cơm, sao thơm hoặc phơi khô với mục đích trên.
Chữa mụn nhọt, lở ngứa và các bệnh khác
Tại Ấn Độ nước sắc rễ Hương bài dùng chữa sốt, bệnh gan.
Tại Malaysia, bột rễ Hương bài làm ẩm và đắp lên bụng phụ nữ sau khi đẻ.
Ở Nuven Caleđoni, lá được giã ra để băng các vết lở loét. Quả mọng dùng ăn được.
Ở Malaysia, người ta dùng cây nấu nước xông và tro rễ cũng như tro lá dùng chế bột dẻo chữa mụn rộp mọc vòng.
Ở Trung Quốc, toàn cây và thân rễ dùng trị hoàng đản, đau lưng, phong thấp tê đau, mụn nhọt sưng lở, viêm hạch lymphô, ghẻ ngứa, tràng nhạc, đòn ngã tổn thương. Thân lá giã nát lấy dịch trộn với gạo phơi khô làm thuốc diệt chuột.
Liều dùng & cách dùng
Hương bài được dùng chủ yếu ở dạng giã/tán bột đắp ngoài. Do thảo dược chứa độc tính mạnh nên tuyệt đối không sử dụng ở dạng sắc uống.
Cách làm hương (nhang) từ cây Hương bài
Chuẩn bị: Rễ Hương bài khô 1kg, gỗ trầm hương 1kg, bã mía khô 5kg, vỏ cây bưởi khô 1kg, đại hồi 300g, cây bạch đàn (vỏ và lá) 300g và quế chi 300g.
Thực hiện: Đem các nguyên liệu phơi cho khô sau đó tán thành bột mịn. Đem bột hòa với bột keo và nước rồi cuộn vào chân nhang làm bằng tre nứa. Phơi khô rồi dùng thắp như bình thường.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chưa có thông tin.
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng Hương bài:
- Độc tính: Cây Hương bài chứa độc tính mạnh, súc vật ăn có thể bị ngộ độc chết. Chính vì vậy Hương bài được nhân dân tận dụng để làm bã diệt chuột và không được sử dụng để làm thuốc uống.
- Hương bài là thảo dược có độc tính, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng. Hơn nữa các nghiên cứu khoa học về dược liệu này còn nhiều hạn chế. Do đó bạn cần trao đổi với thầy thuốc để xác định độ an toàn và tính hiệu quả của bài thuốc trước khi áp dụng.
Nguồn Tham Khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Tập 1).
Tracuuduoclieu.vn: https://tracuuduoclieu.vn/huong-lau.html.
Thuocdantoc.org: https://www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/huong-bai.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.