Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hải Sâm: Món quà sức khỏe từ thiên nhiên cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Hải sâm hay Đỉa biển, Đỉa bể, có tên khoa học Stichopus japonicus Selenka. Hải sâm được xem như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh,… Hải Sâm là loài động vật phân bố nhiều ở nước, thường được sử dụng làm thực phẩm.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên tiếng Việt:
Hải sâm.
Tên khác:
Đỉa biển; sâm biển; dưa chuột biển; hải thử; nhâm sâm biển cả; đồn đột…
Tên khoa học:
Stichopus japonicus selenka.
Đặc điểm tự nhiên
Hải sâm là một loài động vật không xương sống, sống ở biển, phân bố chủ yếu ở các vịnh và những nơi có nhiều đá ngầm ở biển khơi.
Phân bố, thu hái, chế biến
Hải sâm phân bố ở nhiều nước, ngư dân đánh bắt được thường đem sấy khô hay phơi dùng làm thực phẩm hay thuốc. Hải sâm loại tốt nhất có màu đen thịt quánh đinh, da có nhiều gai. Loại to nhưng mềm, da không có gai là loại kém.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Hải sâm là toàn thân.
Thành phần hoá học
Trong Hải sâm có 21,45% protein, 1,37% glucid, 0,27% lipid, và 1,13% tro, trong tro chủ yếu gồm calci 0,118, sắt 0,0014, photpho 0,22, kali 0,07. Thành phần chủ yếu trong protein là cystine và arginin.
Kết quả nghiên cứu trên động vật thực nghiệm cho thấy, lipid tổng hợp chiết xuất từ tế bào động vật không xương sống ở biển có vai trò rất lớn trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh xơ vữa động mạch.
P. A. Manakova (Đại học y khoa quốc gia Vladivostok) đã phát hiện việc đưa những chất lipid tổng hợp của Hải sâm viễn đông – Stichopus japonicus vào dạ dày những con thỏ bị xơ vữa động mạch nặng đã làm bình thường hóa quá trình trao đổi chất protid và lipid trong máu và gan của thỏ. Trong gan và cơ tim có sự tăng hoạt tính, hấp thụ oxy tăng nghĩa là quá trình oxy hóa khử đã được đẩy mạnh. Trong cơ thể các động vật bị bệnh đã thấy được bệnh xơ vữa động mạch đã giảm rõ rệt.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Trong y học cổ truyền, Hải sâm được xem như vị thuốc bổ thận, tráng dương, bổ âm, ích tinh, nhuận táo, thông trướng, chữa lỵ. Thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiền tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 đến 10g, dùng rượu hay nước nóng để chiêu thuốc.
Theo y học hiện đại
Hải sâm chủ yếu dùng làm thực phẩm cao cấp bồi dưỡng. Tính chất bổ dưỡnh không kém Nhân sâm do đó có tên Sâm bể (hải sâm). Còn dùng Hải sâm chữa thần kinh suy nhược, viêm phế quản, cầm máu.
Liều dùng & cách dùng
Thường dùng dưới dạng nướng giòn, nghiền tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 – 10g, dùng nước nóng hay rượu để chiêu thuốc.
Bài thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc trị suy nhược sụt cân, tăng huyết áp
Hải sâm 20g nấu cùng với gạo nếp 100g thành cháo, thêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn khi còn ấm 1 tuần liên tục.
Bài thuốc trị thiếu máu
Đại táo (đã bỏ hạt) và Hải sâm, với lượng bằng nhau, nghiền thành bột mịn và trộn đều. Mỗi lần sử dụng uống 9g với nước ấm, ngày uống 2 lần.
Bài thuốc tốt cho phụ nữ sau sanh và bệnh nhân thiếu máu.
Bài thuốc chữa di tinh
Dùng 50g Hải sâm, 10g Kỷ tử, 1 đôi cật dê, 12g Đương quy, nấu cùng 1 lít nước đến khi nhừ. Mỗi ngày dùng ăn 1 lần trong liên tục trong 7 ngày.
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng Hải sâm:
-
Những người đang bị tiêu chảy, lỵ, hoạt tinh, viêm đại tràng cấp tính, người có thể trạng đàm thấp (mập phì) không nên dùng hải sâm.
-
Theo đông y, khi đang dùng các đơn thuốc có vị Cam thảo thì không nên ăn Hải sâm.
Hải sâm là loài động vật phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hải sâm có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
Tra cứu dược liệu Hải sâm: https://tracuuduoclieu.vn/hai-sam.html
Đề tài “Khảo sát thực trạng khai thác, bảo quản và chế biến hải sâm tại Khánh Hòa và hoàn thiện quy trình công nghệ chế biến hải sâm cát khô mặn”.
Đề tài “Nghiên cứu kĩ thuật nuôi hải sâm”.
Vũ Đình Đáp. Đề tài “Điều tra nguồn lợi và tình hình khai thác, sử dụng Hải sâm ở vùng biển Việt Nam”. Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.