Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cây Hoàng Liên: Khắc tinh của bệnh lỵ

Cây Hoàng Liên: Khắc tinh của bệnh lỵ

By Công Đông Y
Cây Hoàng Liên: Khắc tinh của bệnh lỵ

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Hoàng Liên: Khắc tinh của bệnh lỵcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Hoàng Liên là một cây thuốc mọc hoang tại các vùng núi cao như Lào Cai (Sapa), dãy núi Hoàng Liên Sơn, khu Tây Bắc.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Hoàng liên (Thân rễ)

Tên khác: Chi liên; vương chi liên; thượng thảo; cây sâm hoàng liên; hoàng liên chân gà;…

Tên khoa học: Coptis teeta Wall

Đặc điểm tự nhiên

Hoàng liên, một loài cây cỏ nhỏ, sống lâu năm với độ cao từ 20 – 35cm. Lá Hoàng liên có cuống dài, mọc so le, từ thân rễ. Phiến lá có từ 3 đến 5 lá chét chia thành nhiều thùy, mép lá có răng cưa to. Đầu mùa xuân sinh ra trục mang hoa (khoảng 3-4 hoa màu trắng) dài khoảng 10cm.

Cây Hoàng Liên: Khắc tinh của bệnh lỵ
Tên gọi khác là Hoàng liên chân gà

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây Hoàng liên mọc hoang ở vùng núi cao từ 1500 – 2000m ở Lào Cai (Sapa), vùng núi Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, nhưng không đủ dùng trong nước và xuất khẩu.

Muốn trồng cây Hoàng liên hãy chọn những quả già nhưng chưa nứt vỏ, hái về phơi khô. Khi vỏ vỡ, chọn những hạt mập, chắc và cần đem gieo ngay, nếu để lâu sẽ mất khả năng mọc. Nếu chưa thể gieo thì cần trộn đất lẫn cát ẩm với hạt giống, trong vòng một tháng phải gieo nếu không sẽ bị hư giống.

Gieo hạt vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 ở những sườn núi cao 1200 – 2000m làm đất thật nhỏ, sạch cỏ, luống đánh cao từ 10 – 15cm, dài 2m. Rắc hạt như gieo hạt trồng rau, 1kg hạt giống cho khoảng 10 vạn cây con. Khi cây đã mọc mầm thì rắc thêm phân mục hay tro bếp (không dùng phân người), 1kg hạt cần khoảng 300kg phân mục. Khi cây đã ra 3 lá thì tỉa bớt, để cách nhau từ 3 – 4cm một cây. Khi cây ra 5 – 6 lá thì nhổ lên trồng cố định ở địa điểm cần trồng.

Đất trồng cố định phải ở trên độ cao từ 1200 – 2000m có cây to che mát, nếu không có phải làm dàn che cao khoảng 1,8m. Mỗi hecta trồng khoảng 8 vạn cây. Để cây tươi tốt và phát triển cần làm cỏ, bón bằng phân chuồng, phân xanh hằng năm.

Sau 5 năm trồng là có thể thu hoạch. Cần thu hoạch vào mùa thu đông, nếu để sang xuân sẽ giảm chất lượng. Hoàng liên hái về đem rửa sạch rồi phơi hay sấy khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng được của Hoàng liên là thân rễ.

hoang-lien-than-re-2
Bộ phận sử dụng của Hoàng liên là thân rễ

Thành phần hoá học

Trong hoàng liên có chừng 7% alcaloid toàn phần trong đó chủ yếu là chất berberin C20H19NO5.

Ngoài ra còn có palmatin C21H23NO5, coptisin C19H15NO5, worenin C21H15NO4(OH).

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính theo vị đông y: Vị đắng, tính hàn, vào 5 kinh: tâm, can, đởm, vị và đại trường. Tác dụng tả hỏa, táo thấp, giải độc, chữa sốt, tả lỵ, tâm phiền, nôn ra máu, tiêu khát, đau mắt đỏ, loét miệng, ngộ độc do ba đậu, khinh phấn.

Theo y học hiện đại

Tác dụng chống vi trùng

DV Lebedev đã thí nghiệm và chứng minh hoàng liên có tác dụng đối với trùng Staphylococcus aureus với Streptococcus hemolytique, trực trùng ho gà, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, lao.

Áp dụng trên lâm sàng, tác dụng của hoàng liên so với Streptomycin và cloromycetin thì mạnh hơn nhưng nếu dùng lâu có thể đưa đến hiện tượng quen thuốc, nhưng kháng hoàng liên thì không kháng Streptomycin và cloromycetin hoặc ngược lại.

Không có tác dụng đối với vi khuẩn sốt rét nhưng tác dụng rõ rệt với Leishmania tropica và Leishmania espundia (gây ra các bệnh bresilienne).

hoang-lien-than-re-3
Tác dụng kháng khuẩn của Hoàng liên

Đối với tiêu hóa: Chất berberin tăng tạm thời trương lực (tonus) và sự co bóp của ruột có tác dụng giúp hỗ trợ tiêu hóa, chữa viêm dạ dày và ruột, chữa lỵ.

Độ độc: Berberin ít độc; 0,1g cho 1kg cơ thể. Berberin được bài tiết nhanh, một phần qua nước tiểu, một phần phân hủy trong cơ thể.

Đối với hô hấp: Liều nhỏ kích thích hô hấp, liều cao làm hô hấp kém có thể ngạt do tê liệt trung tâm hô hấp, tim vẫn đập.

Đối với tim và tuần hoàn: Tác dụng hạ huyết áp đối với hệ tim mạch.

Liều dùng & cách dùng

Tán bột tạo thuốc viên 0,5g.

Chữa lỵ: Lỵ amip và lỵ khuẩn đều có tác dụng. 3 – 6g x 3 lần uống mỗi ngày. Thời gian điều trị từ 7 – 15 ngày. Nếu lỵ có sốt, sau 2 – 3 ngày đầu giảm sốt, sau ngày phân hết trùng lỵ.

Bài thuốc kinh nghiệm

Không có.

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng cây hoàng liên: Bệnh nhân huyết ít, khí hư, tỳ vị hư nhược, trẻ con lên đậu, đi tả cấm dùng.

Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Hoàng liên có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.

Nguồn Tham Khảo:

Tra cứu dược liệu Hoàng liên: //tracuuduoclieu.vn/hoang-lien.html.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Hoa cà độc dược: 1 trong 50 vị thuốc dược liệu cơ bản trong y học cổ truyền

Bài Viết Sau

Cây Huyền sâm: Một dược liệu quý được sử dụng từ lâu đời

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Cây Cỏ sữa lá nhỏ: Lợi sữa cho phụ nữ cho con bú

Cây Cỏ sữa lá nhỏ: Lợi sữa cho phụ nữ cho con bú

Thuyền thoái: Vị thuốc lâu đời thường dùng nhiều trong nhi khoa

Thuyền thoái: Vị thuốc lâu đời thường dùng nhiều trong nhi khoa

Cỏ Lào: Loại cỏ đa năng giúp tiêu viêm, cầm máu, chữa kiết lỵ

Cỏ Lào: Loại cỏ đa năng giúp tiêu viêm, cầm máu, chữa kiết lỵ

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook