Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hắc mai biển: Vị thuốc với nhiều lợi ích cho sức khỏe cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Hắc mai biển, từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc truyền thống để điều trị nhiều bệnh lý như loét đường tiêu hóa, viêm khớp và các vấn đề da như chàm, bỏng, viêm da. Hắc mai biển được đánh giá cao vì những tác dụng và công dụng đa dạng của nó.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Hắc mai biển.
Tên khác: Gai cẩm quỳ, gai cát.
Tên khoa học: Hippophae Rhamnoides.
Đặc điểm tự nhiên
Hắc mai biển, còn được gọi là bìm bìm biếc, gai cát và gai cẩm quỳ, là một loài cây bụi trung bình, cứng và phát triển, có chiều cao từ 0,5 đến 6 mét. Nó thường mọc ven sông và trên đất cát sỏi ở Trung Á, và có thể phát triển trên nhiều loại đất, nhưng thích hợp nhất trên đất có cấu trúc vật lý nhẹ và giàu chất dinh dưỡng.
Cây này thích ứng tốt nhất với đất thịt pha cát sâu, thoát nước tốt và nhiều chất hữu cơ. Nó có cành rậm và cứng, cùng với nhiều gai. Vỏ cây thường có màu nâu hoặc đen, dày và thô, và có một đỉnh dày màu xanh xám. Các lá mọc đối hoặc đối xứng, màu xanh lục rõ rệt ở mặt trên và màu xanh tro bạc ở mặt dưới. Lá có hình mác, dài từ 3 đến 8cm và rộng dưới 7mm. Hắc mai biển là loài đơn tính, có cây đực và cây cái riêng biệt. Cây đực có hoa và tạo phấn hoa, trong khi cây cái có quả giống mọng màu cam. Thường có hoa từ tháng 4 đến giữa tháng 5.
Quả của hắc mai biển thường có hình dạng mọng ngọc trai, có đường kính từ 6 đến 9mm, mềm, nhiều nước, chứa nhiều dầu và thường có màu vàng cam. Quả bên trong có một hạt hình trứng có vỏ. Chúng thường có hương vị dầu, chua, chát và đắng, nhưng đồng thời cũng có giá trị dinh dưỡng cao. Vì tính chất chua và dầu, quả hắc mai biển thường không được ưa thích khi ăn sống, trừ khi được làm lạnh hoặc trộn với các chất ngọt như nước ép táo hoặc nho. Ngoài hương vị đặc biệt, quả hắc mai biển còn có giá trị dinh dưỡng cao và được coi là có lợi cho sức khỏe. Mùa thu hoạch hắc mai biển thường cao điểm từ tháng 8 đến tháng 10.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây hắc mai biển được phân bố rộng rãi, ban đầu mọc ở các vùng ven biển đến các vùng núi của Châu Á như Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng, Mông Cổ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và khu vực Tây Bắc Âu. Hiện nay, cây hắc mai biển là loại cây có giá trị đặc biệt đang được thuần hoá và trong trong các vườn đặc biệt là ở Châu Âu, Canada, Mỹ.
Trọng lượng quả thường nằm ở khoảng 4 đến 60g trên 100 quả, năng suất cây trồng đạt khoảng 4 tấn đến 5 tấn trên mỗi hecta. Tuy nhiên, quả hắc mai biển khó thu hoạch do cuống quả ngắn, bám chặt vào cành và cây có nhiều gai cứng. Các phương pháp thu hoạch thường được áp dụng là cắt chồi.
Sau khi thu hoạch, chồi và quả được đông lạnh ở nhiệt độ -38°C, quả được tách khỏi chồi mà không bị hư hại sau đó sẽ được thu thập và chế biến để sử dụng.
Quả, lá và vỏ cây hắc mai biển rất giàu hoạt chất sinh học có giá trị dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe. Quả mọng được chế biến phổ biến nhất là làm nước ép từ thịt quả, và chiết xuất dầu từ hạt của quả. Nước ép quả hắc mai biển giàu vitamin C và carotenoids, dầu từ hạt hắc mai biển chủ yếu chứa acid béo không bão hoà được sử dụng trong mỹ phẩm và y học. Lá của hắc mai biển cũng giàu dinh dưỡng và có thể dùng làm trà.
Bộ phận sử dụng
Toàn bộ cây hắc mai biển đều có thể được sử dụng do đặc điểm giàu chất dinh dưỡng. Bộ phận thường được sử dụng của cây hắc mai biển gồm quả mọng, hạt, lá và vỏ cây, do tất cả các thành phần này đều giàu chất dinh dưỡng.
Thành phần hoá học
Thành phần hoá học có trong cây mai hắc biển bao gồm:
- Nước;
- Carbohydrate;
- Acid béo;
- Protein thô;
- Chất xơ thô;
- Các vitamin C, E, K;
- Phytosterol;
- Carotenoids;
- Flavonoids.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Theo nền Y học cổ truyền Trung Quốc, Tây Tạng và Ấn Độ, quả hắc mai biển có thể dùng làm thuốc để điều trị bệnh.
Trong Y học cổ truyền Trung Quốc, hắc mai biển đã được sử dụng như một phương pháp hỗ trợ để cải thiện tiêu hóa, điều trị ho, rối loạn tuần hoàn và giảm đau.
Trong y học cổ truyền Tây Tạng, cây hắc mai biển đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau. Các tài liệu y học cổ Tây Tạng ghi lại việc sử dụng hắc mai biển để trị sốt, ho, cảm lạnh, viêm nhiễm, bệnh phụ khoa, nhiễm độc, áp xe, khối u (đặc biệt ở dạ dày và thực quản), làm sạch đờm và nhuận tràng. Tuy nhiên, việc sử dụng hắc mai biển trong việc điều trị các bệnh lý này cần được hướng dẫn và giám sát bởi người chuyên gia y tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
Chiết xuất từ lá và cành của cây hắc mai biển đã được sử dụng trong y học để điều trị viêm đại tràng và viêm ruột ở con người và động vật ở Mông Cổ. Ở Trung Á, lá cây hắc mai biển cũng được sử dụng để điều trị viêm ruột và thoa tại chỗ để điều trị các rối loạn về da.
Trong Y học cổ truyền, trà hắc mai biển hoặc nước trái cây được sử dụng để điều trị nhiễm trùng, cảm lạnh.
Theo y học hiện đại
Trong điều trị chống loét dạ dày
Một nghiên cứu được tiến hành vào năm 2001 nhằm mục đích đánh giá hiệu quả điều trị chống loét của chiết xuất cây hắc mai biển. Trong bối cảnh được sử dụng rộng rãi ở Y học cổ truyền Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị loét dạ dày tá tràng, nghiên cứu này tiến hành để nghiên cứu tác dụng của chiết xuất hắc mai biển. Nghiên cứu trên mô hình chuột tạo các vết loét ở niêm mạc dạ dày được sử dụng chiết xuất HRe-1 của cây hắc mai biển, famotidine và omeprazol.
Kết quả cho thấy sử dụng HRe-1 chiết xuất hắc mai biển được phát hiện có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này cũng tương tự với kết quả của các nghiên cứu trước về hiệu quả chống loét dạ dày của hắc mai biển trên mô hình chuột.
Trong hoạt động chống viêm
Một nghiên cứu của tác giả Lilly Ganju và cộng sự thực hiện năm 2005 về hoạt tính chống viêm của lá hắc mai biển. Nghiên cứu tiến hành đánh giá hoạt tính chống viêm của chiết xuất lá hắc mai biển trên mô hình gây viêm ở chân chuột bằng CFA, đánh giá thực hiện vào các ngày 1, 7, 14 và 28 sau khi tạo ra tình trạng viêm.
Kết quả cho thấy, sử dụng chiết xuất lá hắc mai biển vào cùng ngày hoặc trước 5 ngày sẽ làm giảm đáng kể tình trạng viêm so với nhóm chuột không sử dụng. Hoạt tính chống viêm này cho thấy khả năng sử dụng để điều trị viêm khớp của lá cây hắc mai biển.
Tác dụng chống oxy hoá, bảo vệ tế bào và kháng khuẩn
Nghiên cứu hiện tại được thực hiện để đánh giá tác dụng chống oxy hoá, bảo vệ tế bào và kháng khuẩn của chiết xuất lá hắc mai biển. Một số thành phần có hoạt tính sinh học của chiết xuất lá đã được định lượng như quercetin-3-O-galactoside, quercetin-3-O-glucoside, kaempferol và isorhamnetin. Kết quả của nghiên cứu cho thấy được chiết xuất lá hắc mai biển có hoạt tính chống oxy hoá mạnh thông qua việc chống lại gốc tự do DPPH, phương pháp ABTS và FRAP.
Hơn nữa, chiết xuất lá hắc mai biển còn cho thấy hiệu quả chống lại hydrogen peroxide và hypoxanthine-xanthine oxidase gây ra tổn thương cho dòng tế bào BHK-21. Tác dụng ức chế sự tăng trưởng đối với các loại vi khuẩn như Bacillus cereus, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus và Enterococcus faecalis cũng được ghi nhận.
Một nghiên cứ khác thực hiện năm 2005 cũng cho thấy hiệu quả chống oxy hoá và kháng khuẩn từ chiết xuất hạt của cây hắc mai biển.
Tác dụng chống ung thư
Một nghiên cứu vào năm 2023 của tác giả Pooja và cộng sự về hiệu quả của hắc mai biển trong việc ứng dụng trong hoạt động chống ung thư đã được thực hiện. Nghiên cứu này đã thực hiện lấy chiết xuất từ hắc mai biển sử dụng để tổng hợp các hạt nano đồng (CuNP). Các hạt nano đồng đã cho thấy hiệu quả tiềm năng trong hoạt động chống ung thư trên các tế bào Hela. Tác giả kết luận rằng CuNP có thể đóng vai trò là một loại thuốc chống ung thư tiềm năng trong điều trị ung thư.
Liều dùng & cách dùng
Để chữa bệnh táo bón, một liều dùng hàng ngày khoảng 20 – 30mg của hắc mai biển có thể được sử dụng.
Để làm trà từ hắc mai biển, bạn có thể sử dụng khoảng 2g vỏ cây cắt nhuyễn và đun với 150ml nước sôi trong khoảng 5 – 10 phút.
Nếu sử dụng dưới dạng chiết xuất, một liều lượng thông thường là khoảng 2 – 5ml mỗi lần, và có thể dùng 3 lần mỗi ngày.
Tuy nhiên, liều dùng của cây hắc mai biển có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể. Điều này có thể bao gồm tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và các vấn đề khác cần được xem xét. Do đó, rất quan trọng để tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ trước khi sử dụng hắc mai biển hoặc bất kỳ phương pháp điều trị nào. Họ sẽ có thể đưa ra đánh giá chính xác về liều lượng và cách sử dụng phù hợp với trạng thái sức khỏe của bạn.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chưa có thông tin.
Lưu ý
Một số lưu ý khi sử dụng cây hắc mai biển bao gồm:
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên sử dụng hắc mai biển.
- Hắc mai biển có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu của cơ thể, cần chú ý khi sử dụng hắc mai biển cùng với các loại thuốc chống đông hay chống kết tập tiểu cầu.
- Hắc mai biển tương tác với một số loại thuốc như các thuốc thuộc nhóm NSAID, do đó cần chú ý tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi sử dụng cây hắc mai biển bao gồm:
- Buồn nôn, nôn, tiêu chảy;
- Đổi màu nước tiểu;
- Loãng xương;
- Albumin niệu;
- Thiếu máu;
- Giảm hấp thu vitamin và khoáng chất.
Nguồn Tham Khảo:
- Why is sea buckthorn (Hippophae rhamnoides L.) so exceptional? A review: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0963996920301952
- Antiulcerogenic effect of Hippophae rhamnoides L.: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/abs/10.1002/ptr.831
- Anti-inflammatory activity of Seabuckthorn (Hippophae rhamnoides) leaves: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S1567576905000901
- Antioxidant, cytoprotective and antibacterial effects of Sea buckthorn (Hippophae rhamnoides L.) leaves: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0278691510005831
- Antioxidant and antibacterial activities of various seabuckthorn (Hippophae rhamnoides L.) seed extracts: https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0308814604005643
- Hippophae rhamnoides L. (sea buckthorn) mediated green synthesis of copper nanoparticles and their application in anticancer activity: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10484619/
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.