Tên tiếng Việt: Bóng nước.
Tên khác: Móng tay; phượng tiên hoa; nắc nẻ; móng tay lồi; bông móng tay; phượng tiên hoa; cấp tính tử…
Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ: Balsaminaceae.
Cỏ mọc hàng năm, có thể cao 40 cm. Lá mọc so le, có cuống, hình mác, đầu nhọn, mép có răng cưa rất rõ, dài 7 – 8 cm, rộng 2 – 2,5 cm. Hoa mọc ở nách lá, lưỡng tính không đều, màu đỏ hay trắng, 5 lá dài cùng màu với tràng, không đều. Lá dài trước hình cựa, 5 cánh, 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn dính sát nhau chung quanh nhụy, 5 lá noãn họp thành bầu thượng 5 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt đi xa.
Mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta. Còn thấy mọc và trồng ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.
Người ta dùng thân và cành làm thuốc: Mùa hạ và thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô, hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.
Ngoài ra người ta còn dùng hạt bóng nước với tên cấp tính tử. Hái quả chín về phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại cho khô.
Còn dùng lá tươi làm thuốc.
Toàn cây.
Trong toàn thân cây bóng nước có axit p – hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic C7H6O4, axit ferulic C10H10O4, axit p – cumaric C9H8O3, axit sinapic C11H12O5, axit cafeic C9H8O4, ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.
Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol – 3 arabinozit và kaempferol).
Thân chứa kaempferol 3 – glucozit, quexetin, pelargonidin, cyaniđin, và delphindin.
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric hay axit A9, 10, 13, 15, – octadecatetraenoic C18H28O7 (khoảng 27%) balsaminasterol C27H20O. Ngoài ra còn có sipinaterol C29H44O (khoảng 0,015%), saponin, các đa đường (khi thủy phân cho glucoza và fructoza).
Hoa chứa lawsone C10H6O3, lawsonemetylele C11H8O3. Ngoài ra còn tùy theo màu sắc của hoa mà thành phần thay đổi: Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphinidin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng glucozit. Dịch ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng sinh mạnh.
Cây bóng nước được ghi trong “Bản thảo cương mục” với tên “Phượng tiên”, hạt bóng nước được ghi trong “Cứu hoang bản thảo” với tên “Cấp tính tử”.
Tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Sách cổ nói phụ nữ có thai không dùng được.
Hạt có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương.
Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.
Không có thông tin.
Tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Ngày uống từ 4 đến 12 g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Sách cổ nói phụ nữ có thai không dùng được.
Hạt có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương. Ngày dùng 3 lần,mỗi lần 4 – 6 g dưới dạng thuốc bột hay viên.
Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.
Không có thông tin.
Phụ nữ có thai không dùng được.
Bóng nước là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Bóng nước có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
//tracuuduoclieu.vn/hoa-bong-nuoc.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.