Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Bệnh Án » 
  • Chia sẻ bệnh án điều trị đau bụng kinh bằng châm cứu chính kinh

Chia sẻ bệnh án điều trị đau bụng kinh bằng châm cứu chính kinh

By Công Đông Y
Chia sẻ bệnh án điều trị đau bụng kinh bằng châm cứu chính kinh

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Bệnh nhân nữ 22 tuổi tới khám vì hành kinh bị đau bụng hơn hai năm
  • Phân tích:

Bệnh nhân nữ 22 tuổi tới khám vì hành kinh bị đau bụng hơn hai năm

Chia sẻ bệnh án điều trị đau bụng kinh bằng châm cứu chính kinh

Bệnh nhân vào năm 14 tuổi mới có kinh nguyệt lần đầu, lượng kinh, màu sắc kinh, chu kỳ đều bình thường, 2 năm trước vào lúc hành kinh có đi mưa bị ướt nên bị cảm lạnh, từ đó mỗi lần hành kinh trước 2 ngày và trong kinh đều có cảm giác vùng bụng dưới trướng đau, lưng cũng mỏi thường xuyên kèm thêm cảm giác căng trướng, mỗi kỳ kinh kéo dài 3–5 ngày, màu kinh ám tối, có máu cục, sau hành kinh bụng cảm thấy đỡ đau hơn, mỗi lần đến kinh đều đau như vậy. Bệnh nhân chưa kết hôn, chưa quan hệ tình dục, bệnh nhân có tới khoa phụ sản bệnh viện thăm khám và được cho thuốc về uống, sau khi uống xong hết liệu trình thuốc của khoa phụ sản thì không thấy tiến triển bụng vẫn đau như cũ nên tìm tới tôi để điều trị.
Khám thấy: Bệnh nhân tỉnh, sắc mặt hơi xanh, người hơi gầy, các vùng bụng ấn không đau, không có khối đầy trướng trên thành bụng, tứ chi quyết lạnh, lưỡi nhạt rêu mỏng trắng, mạch trầm khẩn.
Chẩn đoán: Hành kinh phúc thống (Thể hàn ngưng huyết ứ)
Pháp trị: Ôn thận tán hàn, hoá ứ chỉ thống
Phương huyệt: Thận du, thứ liêu, quan nguyên, trung cực, địa cơ, huyết hải, tam âm giao
Pháp châm: Thận du, quan nguyên dùng vê bổ pháp, thứ liêu, trung cực, địa cơ, huyết hải, tam âm giao vê tả pháp, lưu kim 30 phút, cách ngày một lần, mỗi lần tới trước kỳ kinh châm cứu liên tiếp 3 lần. Hướng dẫn bệnh nhân ở nhà tự dùng hộp ngải cứu ôn cứu huyệt quan nguyên 30 phút, mỗi ngày 1 lần, mỗi lần trước kinh liên tục cứu 1 tuần. Bệnh nhân qua 2 tháng điều trị liên tục thì triệu chứng đau bụng kinh đã biến mất hoàn toàn, hành kinh thông suốt không có máu cục, đã ngừng điều trị.

Phân tích:

1. Góc nhìn của hai nền y học về thống kinh (đau bụng kinh)
– Tây y: Đau bụng kinh nguyên phát là vô căn và không thể giải thích được bằng các bệnh phụ khoa khác. Đau là kết quả của các cơn co thắt tử cung và thiếu máu, có thể là do trung gian bởi prostaglandin (ví dụ, prostaglandin F2, kích thích cơ tử cung và thuốc co mạch) và các chất trung gian gây viêm do niêm mạc tử cung tiết ra và có thể liên quan đến các cơn co tử cung kéo dài và làm giảm lưu lượng máu đến cơ tử cung.
– Đông y: Bệnh này thuộc phạm vi chứng “kinh hành phúc thống” của đông y học, lý luận sớm nhất liên quan tới bệnh này là trong tác phẩm <Kim Quỹ Yếu Lược, Phụ nhân tạp bệnh mạch chứng tính trị> của Trương Trọng Cảnh đời nhà Hán: “Đới hạ, kinh thuỷ bất lợi, tiểu phúc mãn thống đới hạ, kinh nhất nguyệt tái kiến.” Thời nhà Tuỳ, Sào Nguyên Phương trong <Chư bệnh nguyên hậu luận> lần đầu tiên đưa ra “Nguyệt thuỷ lai phúc thống hậu”. Liên quan tới nguyên nhân gây bệnh Chu Đan Khê còn luận thêm “Tướng hành tác thống giả, khí chi trệ dã; hành hậu tác thống giả, khí huyết hư dã”.
2. Góc nhìn của bản thân về thống kinh (đau bụng kinh)
Thống kinh phần lớn là bởi vì ngoại cảm phong hàn, tình chí u uất tư lự, lao lực quá độ làm tổn hại cơ thể. Tổng thể lại cơ chế bệnh không ngoài khí huyết vận hành không được thông suốt, mạch xung và mạch nhâm mất điều hoà, bào cung mất đi sự ấm áp nuôi dưỡng, kinh mạch trở trệ mà dẫn tới đau (Bất thông tắc thống, Bất vinh tắc thống). Về điều trị nên lấy thông, điều huyết làm chủ, huyết được hành khí được điều hoà thì các chứng thống kinh tự được trừ.
Bệnh nhân trong bệnh án này thuộc thể hàn tà nhập lạc, hàn tà khách ở bào cung, kinh huyết vận hành không thông suốt, hàn ngưng huyết ứ mà đau ( Bất thông tắc thống). Túc thái dương kinh tuần hành ở vùng lưng vì vậy lấy huyệt thận du để ích thận khí; huyệt thứ liêu ở vùng xương cùng, chủ trị các bệnh vùng hạ tiêu và hệ thống sinh dục, có thể thông lạc lợi khí chỉ thống; Quan nguyên gia thêm ôn cứu để điều lý xung nhâm, ôn thông bào mạch; Trung cực là túc tam âm, nhâm mạch chi hội, mạch nhâm là “âm mạch chi hải”, tổng quản các âm kinh của cơ thể lấy tác dụng điều xung nhâm, noãn bào cung, lấy huyệt vùng bụng dưới, vừa có thể điều trị vùng cục bộ đau trướng, châm cứu vùng bụng có thể điều lý xung nhâm, kiêm tác dụng điều chỉnh khí huyết cục bộ. Địa cơ là huyệt khích của túc thái âm tỳ kinh có thể hành huyết điều kinh; huyết hải hoạt huyết tán ứ; tam âm giao thuộc túc thái âm tỳ kinh, là nơi giao của ba đường kinh âm, có tác dụng bổ tỳ thống huyết, điều lý can thận, túc thái âm tỳ kinh tuần hành qua vùng bụng, kinh mạch sở quá, chủ trị sở cập, nên có tác dụng điều lý tạng phủ, là huyệt đầu tiên trong điều trị bệnh phụ khoa, các huyệt phối hợp lại, thông điều kinh khí toàn thân, ôn thận tán hàn, hoá ứ chỉ thống.
– Bs. Minh Khoa –
Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Đan sâm: Vị thuốc dân gian chữa huyết ứ

Bài Viết Sau

Đại hồi: Vừa là dược liệu quý, vừa là gia vị quen thuộc

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Bệnh án dùng kinh phương trị khỏi cường giáp ở phụ nữ có thai của giáo sư Phùng Thế Luân

Bệnh án dùng kinh phương trị khỏi cường giáp ở phụ nữ có thai của giáo sư Phùng Thế Luân

Một ca điều chỉnh đường huyết thần kỳ bằng Đông y

Một ca điều chỉnh đường huyết thần kỳ bằng Đông y

Một ca bệnh dùng thuốc THÔNG GIÁNG điều trị TIÊU CHẢY

Một ca bệnh dùng thuốc THÔNG GIÁNG điều trị TIÊU CHẢY

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Cây Chỉ thực: Vị thuốc tốt cho tiêu hóa, lợi cho tim mạch

Cây Chỉ thực: Vị thuốc tốt cho tiêu hóa, lợi cho tim mạch

Bạch hạc: Dược liệu Đông Y với nhiều tác dụng chữa bệnh

Bạch hạc: Dược liệu Đông Y với nhiều tác dụng chữa bệnh

Ngải tiên (Bạch yến): Dược liệu trợ tiêu hóa và làm hương liệu

Ngải tiên (Bạch yến): Dược liệu trợ tiêu hóa và làm hương liệu

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook