Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cẩm Nang » 
  • Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?

Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?

By Công Đông Y
Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông

Quả la hán hay còn được gọi là giả khổ qua hay la hán quả có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle thuộc họ Bí. Cây la hán là loại cây đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Trong đông y, quả la hán có tác dụng pha nước uống chữa sốt, long đờm, làm dịu cổ họng, chữa ho rất hiệu quả. Vậy quả la hán có tác dụng gì?

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Quả la hán là quả gì?
  • 2. Quả la hán có tác dụng gì?
  • 3. Một số bài thuốc được chế biến từ quả la hán

1. Quả la hán là quả gì?

Quả la hán hay còn được gọi là la hán quả hay giả khổ qua có tên khoa học là Momordica grosvenori Swingle thuộc họ Bí. Cây la hán là loại cây đặc sản của vùng Quảng Tây, Quế Lâm, Trung Quốc. Đây là một cây mọc leo được trồng lấy quả và sử dụng chế biến thành các loại nước giải khát rất tốt. Quả la hán có vỏ cứng nhỏ với đường kính khoảng 4 – 6 cm, có hình cầu hoặc hình hơi trái xoan.

Thành phần hóa học trong quả la hán bao gồm:

  • Đường chiếm khoảng 25-38%
  • Saponin tritecpen: quả la hán có chứa mogroside V có độ ngọt rất cao gấp 300 lần saccharose và đối với mogroside VI cao gấp 126 lần saccharose.
  • Chất nhầy: D-mannitol
  • Protein
  • Vitamin C
  • Nhiều nguyên tố vi lượng khác như Fe, Mn, Zn, iot, Se

2. Quả la hán có tác dụng gì?

“Quả la hán có tác dụng gì?” Quả la hán trong đông y là một vị thuốc có tính mát, vị ngọt, tác dụng vào phế và đại tràng. Vì vậy, quả la hán tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện. Sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị cảm sốt, ho gà, viêm khí quả, lao phổi gây ho và viêm họng, ho nhiều đờm, mất tiếng, táo bón, đái tháo đường. Liều lượng sử dụng 9 – 15 gram quả la hán/ngày có thể sắc hoặc hãm lấy nước uống.

Bên cạnh đó, saponin tritecpen có vị ngọt tự nhiên nên rất phù hợp đối với người bệnh bị mắc bệnh đái tháo đường, đồng thời bệnh nhân có thể sử dụng quả la hán làm nước uống.

Uống nước la hán hàng ngày có tốt không? Theo nghiên cứu cho thấy quả la hán cũng có tác dụng kháng khuẩn, phòng ngừa ung thư và chống lão hóa. Đặc biệt, quả la hán có tác dụng làm dịu các kích ứng niêm mạc bên trong họng hầu ở những trường hợp bệnh nhân bị viêm họng, viêm thanh khí quản.

Quả la hán uống có tác dụng gì? Nước uống từ quả la hán rất thích hợp cho những người thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, người dẫn chương trình, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm và giải khát. Ngoài ra, quả la hán có hàm lượng calo và glycemic thấp nên được đưa vào sử dụng làm chất tạo ngọt trong đồ uống và thực phẩm được nấu chín. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm được chế biến từ quả la hán có thể bán dưới dạng quả khô dùng để pha hoặc nước giải khát khá phổ biến.

Quả la hán tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người dùng trước khi sử dụng
Quả la hán tác dụng gì là thắc mắc của nhiều người dùng trước khi sử dụng

3. Một số bài thuốc được chế biến từ quả la hán

Một số bài thuốc được chế biến từ quả la hán bao gồm:

  • Nước quả la hán: chuẩn bị từ 1-2 quả la hán và nghiền vụn, pha hãm như pha trà hoặc có thể nấu thành nước uống thường ngày từ 1-2 lần. Sử dụng rất tốt cho người bị viêm họng hoặc mất tiếng, cảm nắng, táo bón.
  • Nước la hán hạnh nhân: chuẩn bị 1 quả la hán và 10 gram hạnh nhân. La hán nghiền đập vụn, sau đó sắc cùng hạnh nhân lấy nước. Ngày sắc 1 lần hoặc hãm lấy nước uống. Nước la hán hạnh nhân rất tốt cho người bệnh bị viêm phế quản, cảm mạo ho có nhiều đờm.
  • Nước la hán mứt hồng: nguyên liệu bao gồm 1 quả la hán và 1 quả mứt hồng. Quả la hán nghiền đập vụn và cho vào nồi, thêm nước để sắc ngày 1 lần. Nước la hán mứt hồng sử dụng rất tốt cho trường hợp bị dị ứng, ho gà (ho dài ngày thành từng cơn).
  • Nước la hán bàng đại hải: Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 1 quả la hán, 2 hoặc 3 hạt bàng đại hải. Đầu tiên, nghiền đập vụn quả la hán, sau đó nấu sắc kỹ, và cuối cùng là chia lấy nước uống trong ngày. Nước la hán bàng đại hải dùng trong điều trị đại tiện táo kết và đường ruột táo nhiệt.
  • Siro bối mẫu la hán quả: nguyên liệu gồm có xuyên bối mẫu 10 gram và la hán 1 quả. La hán nghiền đập vụn, có thể cho thêm một ít đường hoặc mật lượng thích hợp, nấu sắc kỹ và chia làm 2 lần ăn trong ngày. Sử dụng siro bối mẫu la hán quả cho người mắc bệnh lao phổi, viêm khí phế quản, viêm họng khô có sốt, ho khan ít đờm.
  • Canh la hán: la hán quả 50 gram, thịt lợn nạc 100 gram. La hán thái thành từng lát và cho vào nồi, đổ nước đun kỹ, cho thịt nạc vào nấu canh, có thể cho thêm bột gia vị sao cho phù hợp với khẩu vị và sử dụng món canh la hán ăn với cơm trong ngày. Món canh này giúp hỗ trợ điều trị bệnh lao rất tốt.

Tóm lại, trong Đông y, quả la hán là một vi thuốc có tính mát, vị ngọt, tác dụng vào phế và đại tràng. Vì vậy, quả la hán tác dụng thanh nhiệt, nhuận tràng và nhuận phế, thông tiện. Ngoài ra, saponin tritecpen trong quả la hán có vị ngọt tự nhiên rất phù hợp cho người bệnh bị đái tháo đường và bệnh nhân có thể sử dụng quả la hán làm nước uống. Nước uống từ quả la hán rất thích hợp cho những người thường xuyên phải nói nhiều như giáo viên, người dẫn chương trình, ca sĩ và được làm chế phẩm chữa ho long đờm và giải khát.

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Tác dụng khi day huyệt huyết hải

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Các tác dụng của hồng sâm

Các tác dụng của hồng sâm

Nguyên nhân và triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

Nguyên nhân và triệu chứng của lạc nội mạc tử cung

5 nguyên nhân táo bón theo Y Học Cổ Truyền cần biết

5 nguyên nhân táo bón theo Y Học Cổ Truyền cần biết

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cẩm Nang Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?

Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?

01/02/2025

Tác dụng khi day huyệt huyết hải

01/02/2025

Rau húng quế có tác dụng gì?

01/02/2025

Các tác dụng của hồng sâm

31/01/2025

Bấm các huyệt nào để giảm mỡ bụng?

31/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?

Quả la hán có tác dụng gì? Dùng hàng ngày có tốt không?

Tác dụng khi day huyệt huyết hải

Tác dụng khi day huyệt huyết hải

Rau húng quế có tác dụng gì?

Rau húng quế có tác dụng gì?

Bài Viết Nổi Bật

Phong hỏa lưỡng tế thang (Biện chứng kỳ văn)

Phong hỏa lưỡng tế thang (Biện chứng kỳ văn)

Cúc tần: Dược liệu quen thuộc điều trị cảm, bệnh xương khớp

Cúc tần: Dược liệu quen thuộc điều trị cảm, bệnh xương khớp

Ngành ngạnh: Vị thuốc thanh nhiệt giải độc được sử dụng từ lâu đời

Ngành ngạnh: Vị thuốc thanh nhiệt giải độc được sử dụng từ lâu đời

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook