Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cẩm Nang » 
  • Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏe

Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏe

By Công Đông Y
Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏe

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏecung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Trong y học cổ truyền cây cơm nguội có mặt trong các bài thuốc để điều trị nhiều bệnh lý như viêm gan, viêm da, chàm, đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị ung thư thực quản. Vậy tác dụng của cây cơm nguội là gì?

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Đặc điểm sinh thái của cây cơm nguội
  • 2. Thành phần của cây cơm nguội
  • 3. Cây cơm nguội có tác dụng gì?
  • 4. Một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng cây cơm nguội
    • 4.1 Viêm gan do virus
    • 4.2 Tiêu chảy, kiết lỵ
    • 4.3 Đau nhức xương khớp
    • 4.4 Khí hư bạch đới
    • 4.5 Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản – dạ dày
    • 4.6 Phụ nữ mới sinh
    • 4.7 Viêm da, mề đay mẩn ngứa
  • 5. Một số lưu ý khi sử dụng cây cơm nguội để chữa bệnh

1. Đặc điểm sinh thái của cây cơm nguội

Cây cơm nguội có tên khoa học là Ardisia Quinquegona Blume thuộc họ Đơn nem. Cây cơm nguội là loại cây thân gỗ, chiều cao khoảng 20m, cành mềm phân thành nhiều nhánh nhỏ.

Lá cây thuôn dài, hình mác, gốc lá tù, mỏng như giấy, dài khoảng 5-12cm, rộng 1 – 2.5 cm. Hoa cây cơm nguội màu hồng, mọc xếp gần tán tá, mùa hoa vào tháng 2 – 8. Quả cây cơm nguội hình cầu, đường kính khoảng 3-4 mm, đầu quả cứng có 5 cạnh dọc ở bên, mùa quả vào khoảng tháng 5 – 12.

Cây cơm nguội phân bố ở Việt Nam, Trung Quốc, Indonexia, Malayxia. Ở Việt Nam cây cơm nguội được tìm thấy ở Gia Lai, Nghệ An, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai.

2. Thành phần của cây cơm nguội

Lá cây cơm nguội được sử dụng để làm dược liệu có tên khoa học là Folium Ardisiae Quinquegonae.

Thành phần có trong 100g lá cơm nguội bao gồm:

  • 76.9g Nước;
  • 13g Glucid;
  • 4.1g Protid;
  • 2.6mg Caroten;
  • 30mg Vitamin C;
  • 3.9g Chất xơ;
  • Các Triterpenoid và các dẫn chất;
  • Các Steroid;
  • Trong vỏ thân chứa tanin;
  • Hạt chứa dầu thô.

3. Cây cơm nguội có tác dụng gì?

Theo y học hiện đại, nước sắc lá và cành của cây cơm nguội có tính kháng sinh cao. Do đó có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn đường ruột và vi khuẩn ngoài da. Ngoài ra, cây cơm nguội còn có tác dụng kháng viêm, giảm đau và trục huyết ở phụ nữ sau sinh.

Theo y học cổ truyền, cây cơm nguội có tính mát, vị hơi cay và chát được sử dụng trong các bài thuốc giúp thanh nhiệt, lợi thấp, chỉ huyết, hoạt huyết, tiêu thũng, khử độc.

Cây cơm nguội thường được ứng dụng để điều trị một số bệnh lý:

  • Viêm gan do virus;
  • Kiết lỵ, tiêu chảy;
  • Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản;
  • Ho dai dẳng;
  • Đau nhức xương khớp;
  • Mề đay mẩn ngứa;
  • Viêm da, mụn nhọt;
  • Khí hư do trùng roi âm đạo (Trichomonas Vaginalis).

4. Một số bài thuốc y học cổ truyền sử dụng cây cơm nguội

4.1 Viêm gan do virus

Trước khi bắt đầu điều trị bằng cây cơm nguội người bệnh cần được xét nghiệm chẩn đoán xác định viêm gan do virus. Sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi dùng cây cơm nguội như một phương pháp điều trị bổ trợ.

Chuẩn bị:

  • Lá cơm nguội 25g;
  • Diệp hạ châu 25g;
  • Cam thảo 15g;
  • Cà gai leo 20g;
  • Rau má khô 10g.

Cách làm: Các vị thuốc trên sắc lấy nước uống 3 lần/ngày trong vòng 30 ngày.

4.2 Tiêu chảy, kiết lỵ

Tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn của cây cơm nguội ngăn không cho vi khuẩn có hại xâm nhập và gây bệnh ở đường tiêu hóa.

Cách làm: Rửa sạch 30g lá cơm nguội, sắc cùng 1 lít nước đến khi lượng nước còn vừa đủ 2 bát nhỏ thì lọc bỏ bã, chia thành 2 phần uống hết trong ngày.

4.3 Đau nhức xương khớp

Chuẩn bị:

  • 20g cây cơm nguội;
  • 15g cỏ xước;
  • 15g dây đau xương;
  • 15g thổ phục linh.

Cách làm: Sắc cùng 1.5 lít nước đến khi cạn bớt còn khoảng 300ml thì lấy uống hết trong ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

4.4 Khí hư bạch đới

Khí hư bạch đới là tình trạng âm đạo phụ nữ tiết ra dịch bất thường, có mùi hôi gây ngứa ngáy làm ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Cây cơm nguội có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nên thường được áp dụng để khắc phục tình trạng này.

Người bệnh dùng 50 – 90g lá cơm nguội sắc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể ngâm rửa âm đạo mỗi ngày bằng nước lá cơm nguội nấu cùng một chút phèn chua.

4.5 Hỗ trợ điều trị ung thư thực quản – dạ dày

Là và thân cây cơm nguội chứa các hoạt chất giúp ức chế sự tăng sinh của khối u ác tính từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ lan rộng và di căn của ung thư thực quản – dạ dày.

Người bệnh dùng 25g cây cơm nguội sắc với 2 lít nước uống đều đặn trong ngày.

4.6 Phụ nữ mới sinh

Cành và lá cây cơm nguội chứa thành phần có tính chất sát trùng, diệt khuẩn nên thường được sử dụng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và giúp kháng viêm, giảm đau, trục huyết ứ đọng ở phụ nữ sau sinh.

Chuẩn bị:

  • 30g lá cơm nguội;
  • 25g ngũ gia bì;
  • 25g cây mua;
  • 25g lá gai;
  • 25g cây dủ dẻ.

Cách làm: Sắc cùng 2 lít nước đến khi cạn còn khoảng 1 lít thì tắt bếp, dùng hàng ngày trong vòng 2-4 tuần để có hiệu quả tốt nhất.

4.7 Viêm da, mề đay mẩn ngứa

Sử dụng lá cơm nguội và nghể răm với số lượng bằng nhau, nấu thành nước để tắm rửa sau đó dùng bã lá xát lên vùng da bị tổn thương.

5. Một số lưu ý khi sử dụng cây cơm nguội để chữa bệnh

  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây cơm nguội vì có tính kỵ thai.
  • Vỏ thân và rễ cây cơm nguội chứa một lượng độc tố nhẹ tác động lên thần kinh trung ương.
  • Nếu bệnh nhân đang điều trị thuốc Tây và thuốc cây cơm nguội thì nên uống cách nhau ít nhất 1 – 2 giờ.
  • Rửa sạch dược liệu trước khi sử dụng để tránh viêm nhiễm.
  • Cần phân biệt giữa cây cơm nguội với cây cơm rượu và cây cơm cháy.

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Vị trí và tác dụng huyệt chí dương

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

6 bài thuốc chữa say nắng, say nóng

6 bài thuốc chữa say nắng, say nóng

Tác hại của lá bạc hà

Tác hại của lá bạc hà

Cây ngái chữa bệnh gì?

Cây ngái chữa bệnh gì?

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cẩm Nang Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏe

Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏe

08/03/2025

Vị trí và tác dụng huyệt chí dương

08/03/2025

Công dụng của cây đỗ trọng

08/03/2025

Tác dụng của huyệt thính cung

08/03/2025

6 bài thuốc chữa say nắng, say nóng

07/03/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏe

Tác dụng của cây cơm nguội với sức khỏe

Vị trí và tác dụng huyệt chí dương

Vị trí và tác dụng huyệt chí dương

Công dụng của cây đỗ trọng

Công dụng của cây đỗ trọng

Bài Viết Nổi Bật

Cây Địa hoàng: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Địa hoàng: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Tác dụng của massage khi chữa trầm cảm sau sinh

Tác dụng của massage khi chữa trầm cảm sau sinh

Gối hạc: Dược liệu dành cho phụ nữ và người cao tuổi

Gối hạc: Dược liệu dành cho phụ nữ và người cao tuổi

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook