Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cây Thuốc » 
  • Bông mã đề có tác dụng gì?

Bông mã đề có tác dụng gì?

By Công Đông Y
Bông mã đề có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bông mã đề có tác dụng gì?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây mã đề là loài cây được trồng phổ biến ở hầu hết các vùng trong nước ta. Cây mã đề là một trong những cây thuốc quý được ứng dụng nhiều trong điều trị các bệnh liên quan đến gan, thận.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Cây mã đề là loại cây gì?
  • 2. Thành phần dược lý của cây mã đề
  • 3. Bông mã đề có tác dụng gì?
    • 3.1. Điều trị các bệnh liên quan đến thận
    • 3.2. Điều trị đi tiểu ra máu
    • 3.3. Chữa chảy máu cam
    • 3.4. Thanh nhiệt, lợi tiểu
    • 3.5. Chứng chốc lở ở trẻ nhỏ
  • 4. Những lưu ý khi uống bông mã đề

1. Cây mã đề là loại cây gì?

Mã đề hay còn được gọi cách khác là “mã tiền xá”, xa tiền thảo có tên khoa học là Plantago asiatica. Đây là loài cây thân thảo và là loại cây sống lâu năm. Cây có chức năng tái sinh, tái sinh bằng rất nhiều cách đặc biệt là bằng nhánh và có khi là bằng hạt, thân cây có độ cao tầm 10 – 15 cm.

Mã đề có thể dễ phân biệt bởi phiến lá có hình dạng “thìa”, có khi lại có hình giống như hình quả trứng, gân lá hình cung dọc theo đường sống lá và tất cả đồng quy lại ở ngọn và gốc lá.

Mã đề có vị ngọt, tính lạnh. Tác dụng chính của loại cây này là điều trị đái dắt, ho lâu ngày, viêm phế quản, dịch tả, lỵ và một số chứng bệnh khác đôi khi lại gây nhức mắt. Một số dấu hiệu khác như đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, gây lợi tiểu, hoặc làm cho thanh phế hóa đàm thì sử dụng mã đề cũng có tác dụng… Bộ phận dùng làm thuốc: hạt mã đề phơi hay sấy khô gọi là xa tiền tử; toàn cây bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là xa tiền thảo; lá cây để tươi hay bảo quản bằng cách phơi hoặc sấy khô.

2. Thành phần dược lý của cây mã đề

Lá mã đề chứa các thành phần như axit phenolic, iridoid (catalpol, aucubosid), nhiều flavonoid: quercetin, apigenin, baicalin…, chất nhầy. Hạt chứa nhiều chất nhầy, dầu béo và các chất đường.

Tác dụng của cây mã đề bao gồm lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ… Cả lá và hạt của mã đề đều có tác dụng lợi tiểu, lợi mật…

Theo Y Học Cổ Truyền, mã đề có tác dụng thanh nhiệt, chỉ ho, tiêu đờm, lợi tiểu. Đồng thời, loại thảo dược này có tác dụng hiệu quả trong trị ho, long đờm, viêm phế quản, viêm thận, sỏi bàng quang, bí tiểu, sỏi đường tiết niệu, tiểu đỏ, tiểu ra máu, viêm gan, ứ mật, viêm loét dạ dày- tá tràng. Liều lượng là mỗi ngày 10-16g, dạng nước sắc.

Cây mã đề là một loại thảo dược có tác dụng hiệu quả trong trị ho, long đờm, lợi tiểu. Vì vậy uống bông mã đề sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh này
Cây mã đề là một loại thảo dược có tác dụng hiệu quả trong trị ho, long đờm, lợi tiểu. Vì vậy uống bông mã đề sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh này

3. Bông mã đề có tác dụng gì?

3.1. Điều trị các bệnh liên quan đến thận

  • Khi bị viêm cầu thận cấp tính: ta sử dụng mã đề cùng với thạch cao, ma hoàng làm thuốc, đại táo có thêm quế chi và cam thảo 6g. Mỗi ngày nên sắc uống 1 thang thuốc.
  • Khi bị viêm cầu thận mạn tính: kết hợp mã đề 16g với phục linh 12g, hoàng bá 12g, rễ cỏ tranh phải có đủ 1 lượng 12g, hoàng bá 12g, hoàng liên cần 12g, trư linh 8g,mộc thông cần 8g,. Mỗi ngày nên sắc uống 1 thang.
  • Sỏi bàng quang: dùng 30 gram mã đề cùng với 30g loại rau ngư có tinh thảo (là một tên gọi khác của rau diếp cá), kim tiền thảo. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc uống 2 lần trong ngày. Uống liên tục trong thời gian 5 ngày.
  • Sỏi đường tiết niệu: dùng mã đề 20g, kim tiền thảo 30g và rễ cỏ tranh 20g. Mỗi ngày sắc uống 1 thang thuốc hoặc dừng uống, uống thay trà nghĩa là uống nhiều lần trong một ngày.

3.2. Điều trị đi tiểu ra máu

Chuẩn bị lá mã đề 12g và lá ích mẫu 12g. Mang giã nát lấy nước, vắt lấy nước cốt uống. Đây là bài thuốc chữa chứng tiểu ra máu, cơ thể nhiệt ở người già: Hạt mã đề đem ra giã vụn cho đến khi thành bột, dùng khăn vải sạch thật sạch rồi bao vào, cho vào đấy 2 bát nước sắc còn một bát, bỏ đi bả , cho vào thành phẩm vào 3 cốc hạt kê rồi nấu thành cháo để ăn lúc đói. Uống loại thuốc này nhiều có tác dụng trong làm mát người, đặc biệt có ích trong những ngày nắng nóng. Đồng thời, nó cũng giúp mắt sáng hơn.

3.3. Chữa chảy máu cam

Lá mã đề tươi hái tươi sau đó mang đi rửa sạch và giã nát thật nát. Cho vào đó ít nước cho thật ẩm, rồi sau đó vắt thật kỹ rồi lấy nước cốt uống.

Khi bị chảy máu cam, bạn nên nằm yên trên giường để gối cao đầu, bã của cây mã đề thì đem đắp lên trán để chữa bệnh, nếu máu cam chảy ra quá nhiều ta cần dùng bông sạch cuộn tròn nút bên mũi chảy, uống thuốc khoảng vài ngày sẽ thấy tình trạng này thuyên giảm.

3.4. Thanh nhiệt, lợi tiểu

Hạt mã đề 10g và cam thảo 2g, 600ml nước, sau đó sắc lấy khoảng 200ml chia đều thành 3 phần uống làm 3 lần trong ngày.

3.5. Chứng chốc lở ở trẻ nhỏ

Dùng một nắm lá mã đề tươi mang rửa sạch và thái nhỏ cuối cùng là nấu và ăn cùng 100gam -150g giò để còn sống, ăn vài ngày trẻ sẽ khỏi.

Uống bông mã đề có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu
Uống bông mã đề có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu

4. Những lưu ý khi uống bông mã đề

  • Mã đề có tác dụng thanh nhiệt nhưng không thể sử dụng tùy tiện cây mã đề để giải khát. Loại cây này có một tác dụng đặc biệt là nó rất lợi tiểu. Điều đó cũng mang lại tác dụng không mong muốn đối với người sử dụng.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ mang thai (nhất là trong 3 tháng đầu ) tuyệt đối không nên dùng nước mã đề uống vì điều này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.
  • Người thận yếu hay bị suy thận mạn tính đặc biệt tuyệt đối không nên dùng loại cây này với bất kỳ mục đích gì.
  • Người khỏe mạnh, hay một người có sức khỏe bình thường hạn chế sử dụng nước mã để vào buổi tối bởi vì mã đề có tác dụng lợi tiểu sẽ làm ta dậy đi tiểu vào ban đêm.

.

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Công dụng cây ngũ trảo

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Mật gấu có tác dụng gì? Cảnh giác nếu sử dụng mật gấu

Mật gấu có tác dụng gì? Cảnh giác nếu sử dụng mật gấu

Công dụng của cây rau mương

Công dụng của cây rau mương

Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

Ba kích có thật sự giúp “bổ thận, tráng dương”?

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cây Thuốc Bông mã đề có tác dụng gì?

Bông mã đề có tác dụng gì?

26/02/2025

Công dụng cây ngũ trảo

26/02/2025

Mật gấu có tác dụng gì? Cảnh giác nếu sử dụng mật gấu

26/02/2025

Tác dụng của thần sa là gì?

26/02/2025

Vị trí và tác dụng huyệt Ân Môn

26/02/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Bông mã đề có tác dụng gì?

Bông mã đề có tác dụng gì?

Công dụng cây ngũ trảo

Công dụng cây ngũ trảo

Mật gấu có tác dụng gì? Cảnh giác nếu sử dụng mật gấu

Mật gấu có tác dụng gì? Cảnh giác nếu sử dụng mật gấu

Bài Viết Nổi Bật

Sâm vò: Vị thuốc thanh nhiệt, giải khát quen thuộc

Sâm vò: Vị thuốc thanh nhiệt, giải khát quen thuộc

Rẻ quạt: Một phương thuốc quý chữa ho và viêm họng

Rẻ quạt: Một phương thuốc quý chữa ho và viêm họng

Sen (Củ): Dược liệu chứa nhiều tác dụng

Sen (Củ): Dược liệu chứa nhiều tác dụng

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook