Tăng mỡ máu hay “tăng lipid máu” là tình trạng rối loạn các thành phần lipid trong máu, tăng nồng độ cholesterol gây hại cho cơ thể và giảm nồng độ cholesterol có lợi cho cơ thể. Tình trạng kéo dài làm cho nồng độ lipid trong máu tăng cao, gây ra các mảng bám vào thành động mạch, ngăn cản quá trình vận chuyển máu đến các cơ quan trong cơ thể và dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như sau:
Các phác đồ điều trị tăng mỡ máu trong Y Học Hiện Đại sử dụng các nhóm thuốc có tác dụng hạ lipid máu. Bên cạnh đó, theo Y Học Cổ Truyền, việc sử dụng các loại thảo dược chữa mỡ máu được chứng minh là hiệu quả và đem lại nhiều lợi ích trong điều trị cho người bệnh tăng lipid máu.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị tăng lipid máu hiệu quả. Một số loại thảo dược chữa mỡ máu có thể kể đến như sau:
Lá sen còn được gọi là hà diệp có công dụng an thần, chữa tiêu chảy, chống co thắt cơ trơn, sốt xuất huyết, chảy máu cam, mụn nhọt,… và đặc biệt là giảm tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ mỡ máu. Nghiên cứu từ các nhà khoa học cho thấy, hoạt chất flavonoid trong dịch chiết lá sen có công dụng chế chế hấp thu glucid và lipid, tăng nhanh quá trình trao đổi, điều hòa năng lượng, giúp giảm nồng độ cholesterol xấu, giảm triglycerid, chống oxy hóa, ngăn ngừa bệnh lý nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch,…
Táo mèo còn được gọi là sơn tra, có nhiều công dụng trong đời sống hàng ngày và trong y học. Đây là loại quả vừa được dùng để giải khát hàng ngày, làm đẹp da, vừa có công dụng giảm béo, giải độc, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp và tốt cho tim mạch,… Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, dẫn xuất triterpen, axit hữu cơ trong loại quả này có công dụng hạ mỡ máu và giảm tình trạng gan nhiễm mỡ.
Một trong những phương pháp chữa mỡ máu cao bằng thảo dược là sử dụng giảo cổ lam. Nghiên cứu từ các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia) cho thấy, hoạt chất saponin trong giảo cổ lam liên kết với các thành phần lipid xấu trong máu, kéo chúng vào các tế bào của cơ thể để chuyển hóa thành năng lượng. Bên cạnh đó, saponin còn có công dụng làm giảm các mảng xơ vữa bám vào thành động mạch, giảm độ nhớt của máu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và làm giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
Nần nghệ là dược liệu chứa hàm lượng lớn hoạt chất saponin. Vì vậy, đây là dược liệu không thể thiếu trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền chữa mỡ máu bằng thảo dược.
Người mắc các bệnh lý về gan thường không được tiết đủ lượng mật, dẫn đến tăng cholesterol và tăng mỡ máu. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, các hoạt chất trong atiso giúp hạn chế hấp thu cholesterol từ thức ăn, kích thích gan tăng tiết mật nên giúp giảm nồng độ cholesterol xấu và ngăn ngừa hình thành cholesterol mới tích tụ tại gan. Sử dụng hoa atiso đem sắc lấy nước uống với liều lượng khoảng 10 – 20g hoa tươi hoặc 5 – 10g hoa khô.
Bí đỏ chứa hàm lượng chất xơ, vitamin và các khoáng chất dồi dào. Vì vậy, loại quả này không chỉ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giúp hỗ trợ điều trị tình trạng tăng lipid máu.
Lá dâu tằm được sử dụng như một loại dược liệu giúp làm giảm độ nhớt của máu nên có nhiều lợi ích giúp giảm sự tắc nghẽn mạch máu gây ra bởi bệnh máu nhiễm mỡ. Lá dâu tằm được sử dụng trong điều trị bằng cách nấu với nước và đem uống thay trà, có thể dùng tươi hoặc phơi khô rồi đem pha thành trà. Bên cạnh đó, rễ và thân cây dâu tằm cũng đem lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng bệnh.
Việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược chữa mỡ máu mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tăng lipid máu. Một số bài thuốc có thể kể đến như sau:
Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược chữa mỡ máu mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh hen suyễn. Tuy nhiên, phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.
Bài viết tham khảo: benhvienninhbinh.vn, hellobacsi.com, suckhoedoisong.vn, vnexpress.net
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.