Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookYoutubeTiktok
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cây Thuốc » 
  • Cây bồ đề có tác dụng gì?

Cây bồ đề có tác dụng gì?

By Công Đông Y
Cây bồ đề có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây bồ đề có tác dụng gì?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây bồ đề luôn là một trong những loài dược liệu quan trọng trong y học. Loại cây này cũng được sử dụng nhiều trong bài thuốc điều trị bệnh ở cả Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. Vậy cây bồ đề có tác dụng gì? Bạn hãy tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Cây bồ đề là gì?
  • 2. Bộ phận sử dụng của cây bồ đề?
  • 3. Cây bồ đề có tác dụng gì?
  • 4. Những lưu ý khi sử dụng cây bồ đề chữa bệnh?

1. Cây bồ đề là gì?

Cây bồ đề là loài cây thân gỗ to, cao khoảng 30m. Lá cây bồ đề to với chiều dài từ 10cm đến 17cm và rộng từ 8cm đến 12cm. Lá có hình tim cùng cuống dái từ 6cm đến 10cm. Mặt trên của lá cây bồ đề có màu xanh nhẵn còn mặt dưới có lông màu trắng nhẹ. Hoa mọc tràng tràng dạng ống, có lông tơ mịn và có mùi hương nhẹ. Còn quả bồ đề thì có hình trứng nhỏ với đường kính chỉ từ 1cm đến 1.5cm.

Có nguồn gốc từ Ấn Độ hay vùng Đông Dương, sau này cây bồ đề đã được du nhập vào Việt Nam. Ngoài sử dụng làm thuốc, cây bồ đề còn được trồng như một loại cây cảnh. Ở nước ta dễ thấy cây bồ đề ở các tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang, Lai Châu, Yên Bái, Phú Thọ,… hay ở các đình chùa và miếu.

2. Bộ phận sử dụng của cây bồ đề?

Mọi người không chỉ quan tâm đến cây bồ đề có tác dụng gì mà còn tìm hiểu xem lá cây bồ đề có tác dụng gì. Để chữa bệnh có thể sử dụng phần lá cây và nhựa cây bồ đề. Với nhựa cây còn có tên khác là an tức hương hoặc gọi là cánh kiến trắng.

Nhựa cây bồ đề thường được thu hoạch vào mùa hè và mùa thu hoặc được lấy khi thân cây bị tổn thương. Cách lấy nhựa cây bồ đề là rạch một đường trên thân cây rồi lấy dụng cụ hứng nhựa chảy xuống. Nhựa sau khi rời khỏi thân cây sẽ kết thành những giọt lớn màu vàng nhạt hoặc trắng đục. Nhựa chất lượng tốt sẽ có mùi hương nhè nhẹ như hương vani. Còn với nhựa có chất lượng kém hơn sẽ có màu nâu đỏ và hầu như không ngửi thấy mùi thơm.

Trong nhựa cây bồ đề có chứa rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như: Benzyl cinnamat, Acidbenzonic, Vanilin, Alcol coniferilic, Acid cinnamic, Alcol coniferilic, Benzyl benzoat, Acid siaresinolic. Nhựa bồ đề có vị cay đắng, tính bình và không chứa bất kỳ chất độc nào.

Có nguồn gốc từ Ấn Độ hay vùng Đông Dương, sau này cây bồ đề đã được du nhập vào Việt Nam
Có nguồn gốc từ Ấn Độ hay vùng Đông Dương, sau này cây bồ đề đã được du nhập vào Việt Nam

3. Cây bồ đề có tác dụng gì?

Cây bồ đề thường được sử dụng trong các phương thuốc Đông y. Theo một số tài liệu, có một số phương thuốc dân gian điều trị được nhiều căn bệnh như:

  • Trị chứng ho: Có thể sử dụng nhựa bồ đề mài với mật ong, uống hỗn hợp này từ 2 đến 4 lần trong ngày. Nếu kiên trì có thể đẩy lùi cơn ho cũng như giảm ngứa họng.
  • Đau răng: Lấy lá bồ đề rửa sạch rồi giã vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt lá bồ đề súc miệng để làm giảm cơn đau răng.
  • Sát trùng vết thương: Để giúp giảm vi khuẩn phát triển trong vết thương, có thể giã nát chồi non của cây bồ đề rồi dùng bông chấm thoa trực tiếp lên miệng vết thương.
  • Giảm hiện tượng tim đập nhanh: nhựa bồ đề sau khi phơi khô nghiền thành bột mịn. Hòa 2gr bột với nước uống hàng ngày sẽ giúp ổn định nhịp tim, tránh hồi hộp.
  • Điều trị tức ngực, đầy hơi: Tán mịn thang thuốc bao gồm 6gr trầm hương, đinh hương cùng với 9gr nhựa bồ đề, đại hồi, hoắc hương, hương phụ, sa nhân, mộc hương và cam thảo. Trộn đều với mật ong rồi chia ra mỗi lần uống 3gr chung với nước lá tía tô.
  • Trị hàn: Sử dụng 8gr nhân sâm, 8gr phụ tử cùng với 4gr nhựa cây bồ đề. Kiên trì uống mỗi ngày một thang cho đến khi cơ thể tốt hơn.
  • Viêm phế quản: Dùng 5gr nhựa bồ đề đã được tán mịn hòa với rượu rồi thêm 100ml siro. Mỗi lần uống 10gr đến 20gr – mỗi ngày hai lần.
  • Viêm chân răng: Sử dụng cồn 80 độ ngâm với nhựa bồ đề trong bình kín. Cần đảm bảo lượng cồn được ngập qua nhựa bồ đề rồi ngâm từ 10 đến 15 ngày. Sau khi đủ thời gian, chắt lấy nước ngậm từ 5 đến 7 phút mỗi ngày. Hoặc sử dụng nước đó để xoa lên miệng vết thương sẽ giúp miệng vết thương hở chóng lành hơn.
Cây bồ đề thường được sử dụng trong bài thuốc chữa ho
Cây bồ đề thường được sử dụng trong bài thuốc chữa ho

4. Những lưu ý khi sử dụng cây bồ đề chữa bệnh?

Cây bồ đề có thể điều chế thành nhiều dạng tùy thuộc vào mục đích sử dụng như tinh dầu bồ đề, chiết xuất dạng lỏng, viên nén hay sắc thành thuốc.

Khi sử dụng chiết xuất từ cây bồ đề có thể mang lại những phản ứng phụ như tiêu chảy, phát ban. Chính vì vậy, không nên uống cùng lúc lượng lớn chiết xuất bồ đề hay bôi quá nhiều lên miệng vết thương.

Chỉ nên sử dụng bồ đề trong việc điều trị bệnh khi có sự tư vấn và kê đơn thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. Với phụ nữ có thai hay đang trong thời kỳ cho con bú không nên tùy ý sử dụng cây bồ đề. Trong trường hợp bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây bồ đề hay với bất kỳ loại thảo dược nào khác cũng không nên dùng chiết xuất bồ đề. Do mang tính hàn nên những người có khí hư, chán ăn không được khuyên dùng bồ đề.

Tùy vào mỗi tình trạng sức khỏe khác nhau, tùy giới tính hay độ tuổi sẽ có một phương pháp và liều lượng sử dụng. Chính vì thế không có một quy chuẩn cụ thể nào có thể áp dụng với mọi đối tượng.

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cây cát sâm có tác dụng gì?

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Công dụng cây bụp giấm

Công dụng cây bụp giấm

Cây cối xay có tác dụng gì?

Cây cối xay có tác dụng gì?

Cây sầu đâu có công dụng gì?

Cây sầu đâu có công dụng gì?

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cây Thuốc Cây bồ đề có tác dụng gì?

Cây bồ đề có tác dụng gì?

17/03/2025

Cây cát sâm có tác dụng gì?

17/03/2025

Huyệt địa cơ trị tiểu đường

16/03/2025

NHẬM KẾ HỌC

16/03/2025

CHU LƯƠNG XUÂN

16/03/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Cây bồ đề có tác dụng gì?

Cây bồ đề có tác dụng gì?

Cây cát sâm có tác dụng gì?

Cây cát sâm có tác dụng gì?

Huyệt địa cơ trị tiểu đường

Huyệt địa cơ trị tiểu đường

Thông Tin Liên Hệ:
🌐Website: /
✅Fanpage: Công Đông Y
✅Tiktok: Công Đông Y
✅Youtube: Công Đông Y

Bài Viết Nổi Bật

Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh

Thài lài trắng: Vị thuốc Đông y có nhiều tác dụng chữa bệnh

HỒ ĐÀO – Juglans regia

HỒ ĐÀO – Juglans regia

Cây Hậu phác: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Hậu phác: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook