Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookYoutubeTiktok
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cây Thuốc » 
  • Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

By Công Đông Y
Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây trắc bá diệp là loài cây cảnh, đồng thời được sử dụng làm thuốc. Hạt và lá trắc bá diệp là vị thuốc quý, được ứng dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Trắc bá diệp là cây gì?
  • 2. Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?
  • 3. Các bài thuốc từ cây trắc bá diệp
    • 3.1. Trị khái huyết do cảm nhiễm phong tà
    • 3.2. Trị đại tiện ra máu (viêm trực tràng chảy máu hoặc trĩ)
    • 3.3. Trị bệnh ngoài da
    • 3.4. Trị ho gà
    • 3.5. Trị trĩ xuất huyết
    • 3.6. Trị rụng tóc
    • 3.7. Trị quai bị
    • 3.8. Trị xuất huyết
    • 3.9. Trị mất ngủ
    • 3.11. Trị nhiệt chảy máu cam
    • 3.12. Trị nôn ra máu
    • 3.13. Trị chảy máu do rối loạn thành mạch
    • 3.14. Trị đàm thấp chỉ đới
    • 3.15. Trị viêm thận cấp tính (viêm bể thận)
    • 3.16. Trị viêm bàng quang cấp
    • 3.17. Bổ khí huyết
    • 3.18. Bổ tim

1. Trắc bá diệp là cây gì?

Cây trắc bá diệp còn được gọi bằng những cái tên khác như trắc bách diệp, bá tử nhân (nhân phơi hoặc sấy khô của trắc bá diệp). Tên khoa học là Thuja orientalis L, thuộc họ trắc bách (Cupressaceae).

Cây trắc bá diệp là loài cây đẹp, xanh tốt quanh năm với chiều cao có thể lên tới 6 – 8m, thân phân nhiều nhánh, lá mọc đối, hình vảy. Hạt trắc bách diệp hình trứng, màu nâu sẫm, không có cạnh.

Cây trắc bách diệp có tác dụng gì? Cây được trồng để và dùng làm thuốc chữa bệnh. Cây phân bố ở Trung Quốc, Liên Xô cũ và nhiều tỉnh thành ở Việt Nam. Lá cây có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào khoảng tháng 9 – tháng 11. Khi thu hái nên hái cả cành, bỏ cành to, phơi khô trong điều kiện râm mát rồi cất đi dùng dần. Hạt cây thu hái vào mùa thu hoặc mùa đông, được phơi khô, xát bỏ vảy ngoài rồi lọc lấy hạt phơi khô lại trước khi bảo quản.

2. Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

Cây trắc bá diệp có nhiều tác dụng dược lý như:

  • Theo nghiên cứu, nước sắc của cây trắc bá diệp giúp rút ngắn thời gian chảy máu của chuột nhắt và thỏ. Thuốc có tác dụng cầm máu khá tốt;
  • Phần lắng đọng của nước sắc trắc bá diệp với cồn giúp làm giảm ho (có thể là do tác dụng lên trung khu thần kinh);
  • Dịch chiết xuất của trắc bá diệp giúp long đờm;
  • Theo nghiên cứu, cặn lắng nước sắc trắc bá diệp với cồn giúp làm giãn cơ trơn của khí quản ở chuột, giúp giảm cơn hen;
  • Trong thực nghiệm trên động vật, chiết xuất từ cây trắc bách diệp giúp tăng cường tác dụng gây mê của Pentobarbital sodium;
  • Theo nghiên cứu, nước sắc thuốc lắng cặn bằng cồn tiêm tĩnh mạch hoặc thụt dạ dày cho mèo có tác dụng hạ áp, làm giãn tĩnh mạch tai thỏ;
  • Thuốc có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn vàng, thương hàn, bạch hầu, trực khuẩn lao, liên cầu khuẩn B, virus ban phỏng,…;
  • Theo nghiên cứu, nước sắc thuốc trắc bá diệp dùng cồn giúp làm giãn cơ trơn ruột ở chuột.
Giải đáp cây trắc bá diệp trị bệnh gì?
Giải đáp cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

3. Các bài thuốc từ cây trắc bá diệp

Theo Đông y, trắc bá diệp có vị đắng chát, tính hơi lạnh. Dược thảo này có tác dụng lương huyết, cầm máu, sát trùng, thanh thấp nhiệt và làm đen râu tóc,… Các bài thuốc trị bệnh với vị thuốc này như sau:

3.1. Trị khái huyết do cảm nhiễm phong tà

Bệnh nhân mắc cảm nhiễm phong tà xuất hiện các biểu hiện là sốt, ho ra đờm lẫn máu, miệng khô, mũi ráo. Bệnh nhân dùng bài thuốc gồm 20g lá trắc bá diệp, 40g lá sen tươi, 40g cỏ nhọ nồi, 20g lá ngải cứu, sắc cùng 600ml còn 300ml thì dùng uống 2 lần/ngày (đối với người lớn).

3.2. Trị đại tiện ra máu (viêm trực tràng chảy máu hoặc trĩ)

  • Chuẩn bị 30g lá trắc bá diệp sao đen, 30g hoa kinh giới sao đen, 30 hoa hòe sao đen, 20g chỉ xác bỏ ruột.
  • Các vị thuốc trên đem sấy khô, tán nhỏ, rây kỹ rồi cho vào lọ, đậy nắp kín.
  • Người lớn mỗi lần dùng thuốc với 8g, uống với nước đun sôi để nguội.

3.3. Trị bệnh ngoài da

  • Dùng 20g trắc bá diệp, 20g địa long, 25g hoàng liên, 25g địa hoàng, 15g hùng hoàng, 10g khinh phấn, 6g tùng hương.
  • Các vị thuốc trên đem tán thành bột mịn, trộn đều với dầu thơm, ngày bôi 1 lần để trị bệnh zona, lở loét chảy nước vàng.
  • Dùng bài thuốc trên trung bình 3 – 7 ngày sẽ khỏi.

3.4. Trị ho gà

  • Chuẩn bị 30g trắc bá diệp tươi gồm cả nhánh, sắc với nước còn 100ml nước thì cho thêm 20ml mật ong vào.
  • Với trẻ dưới 2 tuổi thì mỗi lần uống 15 – 20ml, dùng 3 lần/ngày.
  • Sau khi dùng thuốc khoảng 4 – 10 ngày hầu như đều tiến triển tốt hoặc khỏi.

3.5. Trị trĩ xuất huyết

  • Dùng 30g trắc bá diệp sao đen, 15g kinh giới sao đen, 20g than địa hoàng, đem tán bột.
  • Sau đó, bạn cho 200ml nước sôi chế vào bột trên, thụt ruột, lưu tới khi không nhịn được, thực hiện 1 lần/ngày;

3.6. Trị rụng tóc

Để cải thiện tình trạng rụng tóc từ cây trắc bá diệp, bạn có thể áp dụng công thức sau:

  • Chuẩn bị 25 – 35g trắc bá diệp tươi (gồm cả quả non), xắt nhỏ, cho vào ngâm với 100ml cồn 60 – 75%.
  • Sau khoảng 7 ngày thì lọc lấy nước, xát vào chỗ rụng tóc, thực hiện 3 – 4 lần/tuần. Hiệu quả có thể đạt trên 77%;
Giải đáp cây trắc bá diệp trị bệnh gì?
Giải đáp cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

3.7. Trị quai bị

Dùng 200 – 300g trắc bá diệp, rửa sạch, giã nát rồi thêm lòng trứng gà vào, trộn đều, đắp lên vùng đau 7 – 8 lần/ngày. Thường trong 1 ngày sẽ thấy vùng bị sưng phù xẹp xuống;

3.8. Trị xuất huyết

Chuẩn bị lá trắc bá diệp tẩm giấm gạo, sao đen rồi tán thành bột mịn. Dùng 3 lần/ngày, mỗi lần 8 – 12g bột thuốc, uống với nước đun sôi để nguội. Bài thuốc này trị các chứng xuất huyết như chảy máu mũi, đại tiện ra máu, tiểu tiện ra máu, thổ huyết;

3.9. Trị mất ngủ

Chuẩn bị 15g hạt trắc bá diệp, 1 quả tim lợn. Bạn đem rửa sạch tim lợn, mổ ra, nhồi trắc bá diệp vào. Sau đó, cho tim lợn vào 1 chiếc bát, thêm chút nước rồi đem hấp cách thủy cho tới khi tim lợn chín nhừ. Cuối cùng, thêm gia vị cho hợp khẩu vị rồi ăn. Món ăn này giúp bổ huyết, an thần và chữa mất ngủ;

3.11. Trị nhiệt chảy máu cam

Chuẩn bị 12g trắc bá diệp tươi, 20g sinh địa, 12g lá ngải tươi, 12g lá bạc hà tươi. Bạn đem các vị thuốc giã nát, làm thành viên hoặc sắc nước uống đều được;

3.12. Trị nôn ra máu

Chuẩn bị 12g trắc bá diệp, 6g gừng khô, 6g lá ngải để khô, sắc uống;

3.13. Trị chảy máu do rối loạn thành mạch

Chuẩn bị 12g trắc bá diệp, 20g hạn liên thảo, 16g sinh địa, 16g hoa hòe, 12g huyền sâm, 12g địa cốt bì, sắc uống 1 thang/ngày;

3.14. Trị đàm thấp chỉ đới

Chuẩn bị 12g trắc bá diệp, 12g bạch truật, 12g bạch thược, 12g bạch chỉ, 8g hương phụ, 8g hoàng bá, 4g hoàng liên. Đem các dược liệu nghiền thành bột, dùng hồ gạo làm thành viên hoặc sắc uống;

3.15. Trị viêm thận cấp tính (viêm bể thận)

Chuẩn bị 63g trắc bá diệp, 63g biển súc, 4g cam thảo, 4 quả đại táo. Các vị thuốc đem sắc với 1.5 lít nước còn 500ml thì ngừng, chia uống 3 lần/ngày;

3.16. Trị viêm bàng quang cấp

Chuẩn bị 16g trắc bá diệp, 16g tỳ giải, 16g mộc thông, 16g hoàng bá, 16g hạn liên thảo, 12g hoàng cầm, 12g liên kiều, 12g hoa hòe, sắc uống 1 thang/ngày;

3.17. Bổ khí huyết

  • Chuẩn bị 60g hạt trắc bá diệp, 60g hà thủ ô thái nhỏ, 60g nhục thung dung thái nhỏ, ngâm cùng 2 lít rượu trắng.
  • Nếu là mùa xuân, hạ thì ngâm 10 ngày, nếu là mùa thu, đông thì ngâm 20 ngày.
  • Mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần dùng 1 chén nhỏ.
  • Bài thuốc có tác dụng bổ khí huyết, điều hòa tạng phủ và trị táo bón do huyết táo ở người cao tuổi;

3.18. Bổ tim

  • Chuẩn bị 400g lá trắc bá diệp sấy khô, 200g đương quy, tán thành bột mịn, trộn đều rồi vo thành viên có kích cỡ như hạt đậu xanh.
  • Mỗi ngày bạn uống 2 lần, mỗi lần 50 viên, uống thuốc bằng nước muối nhạt.
  • Bài thuốc có tác dụng lương huyết, dưỡng huyết, bổ tâm (bổ tim), an thần.
  • Đối tượng sử dụng bài thuốc này bao gồm: Người bị bồn chồn, mất ngủ, rối loạn nhịp tim, râu tóc bạc sớm,…

Cây trắc bá diệp được sử dụng trong các bài thuốc đông y để trị nhiều chứng bệnh khác nhau. Khi dùng thảo dược này, bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn về liều dùng, thời gian sử dụng,… của thầy thuốc Y Học Cổ Truyền để đảm bảo an toàn.

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Uống thuốc Đông Y có tác dụng phụ không?

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Cây từ bi trị bệnh gì?

Cây từ bi trị bệnh gì?

Sáp ong có tác dụng gì?

Sáp ong có tác dụng gì?

Cây mộc hương có tác dụng gì?

Cây mộc hương có tác dụng gì?

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cây Thuốc Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

29/03/2025

Uống thuốc Đông Y có tác dụng phụ không?

28/03/2025

Vị trí và tác dụng của huyệt Âm Cốc

28/03/2025

Cỏ roi ngựa có tác dụng gì?

28/03/2025

Cây từ bi trị bệnh gì?

28/03/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

Cây trắc bá diệp trị bệnh gì?

Uống thuốc Đông Y có tác dụng phụ không?

Uống thuốc Đông Y có tác dụng phụ không?

Vị trí và tác dụng của huyệt Âm Cốc

Vị trí và tác dụng của huyệt Âm Cốc

Thông Tin Liên Hệ:
🌐Website: /
✅Fanpage: Công Đông Y
✅Tiktok: Công Đông Y
✅Youtube: Công Đông Y

Bài Viết Nổi Bật

Cây Địa du: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Địa du: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Thỏ ty tử: Vị thuốc Y học cổ truyền có tác dụng bổ Can Thận

Thỏ ty tử: Vị thuốc Y học cổ truyền có tác dụng bổ Can Thận

Cây Quất: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Quất: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook