Cây san sư cô, tên khoa học là Tinospora sagittata gagnep., thuộc chi Tinospora (Menispermaceae), bao gồm 34 loài, là một loài cây bụi leo lá lớn rụng lá. Các loài này đã được tìm thấy có phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của châu Á, châu Phi và châu Úc.
Công dụng cây san sư cô và các loại thảo mộc trong chi Tinospora hầu hết là thanh nhiệt và giải độc. Do đó, chúng thường được sử dụng làm thuốc dân gian để điều trị cảm lạnh, nhức đầu, viêm họng, sốt, tiêu chảy, loét miệng, rối loạn tiêu hóa và viêm khớp dạng thấp. Hơn nữa, đặc tính chống đái tháo đường rõ ràng của loại cây này đã thu hút sự chú ý của các nghiên cứu hiện đại.
Theo đó, các nghiên cứu dược lý hiện đại và thực hành lâm sàng ngày nay đã chứng minh rằng các loài như san sư cô có nhiều hoạt tính, bao gồm chống đái tháo đường, chống oxy hóa, kháng u, chống viêm, kháng khuẩn, chống loãng xương và tác dụng kích thích miễn dịch. Trong các phòng khám y học cổ truyền, san sư cô thường được sử dụng để bảo vệ và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, loét miệng dưới, điều trị bệnh tiểu đường, là một liệu pháp hỗ trợ trong ung thư và bảo vệ gan.
Các nghiên cứu khoa học trên khắp thế giới trong hơn 50 năm đã tiết lộ nhiều hiểu biết sâu sắc về các chức năng dược lý của chi Tinospora nói chung và cây san sư cô nói riêng. Chiết xuất thô và các hợp chất tinh khiết từ cây san sư cô đã cho thấy các đặc tính chống tiểu đường, chống oxy hóa, kháng u, chống viêm, kháng khuẩn, chống loãng xương và kích thích miễn dịch được phân tích như sau:
Thực vật tự nhiên được sử dụng trong y học cổ truyền có tác dụng chống oxy hóa thông qua các cơ chế khác nhau. Dịch chiết của lá và chiết xuất ethyl acetat của thân cây san sư cô cho thấy có khả năng thu hồi đối với gốc hydroxyl và khả năng chống oxy hóa khử sắt.
Những thành phần và hỗn hợp hoạt tính này từ cây san sư cô có thể là những chỉ dẫn có giá trị để phát triển chúng như những loại thuốc chống oxy hóa có thể dùng để điều trị và ngăn ngừa bệnh tật. Hơn nữa, stress oxy hóa được chứng minh là rất quan trọng đối với cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường. Việc làm rõ các vấn đề chống oxy hóa của cây san sư cô có thể giúp hiểu rõ việc điều trị bệnh đái tháo đường và thúc đẩy sự phát triển của các sản phẩm tự nhiên chống đái tháo đường.
Nhiều nghiên cứu dược lý đã xác nhận rõ ràng tác dụng chống đái tháo đường của chi Tinospora in vivo cũng như của cây san sư cô. So với các loại thuốc trị đái tháo đường thường thấy khác, loại thảo dược này đã thể hiện hoạt tính điều trị đái tháo đường mạnh hơn và chúng đã được sử dụng rộng rãi ở Châu Á và Châu Phi như một phương thuốc chủ yếu đối với bệnh đái tháo đường týp 2.
Một nghiên cứu đã khám phá tác dụng hạ đường huyết của cây san sư cô là qua trung gian cả con đường phụ thuộc insulin và không phụ thuộc insulin. Cụ thể là đường huyết được giữ ổn định là nhờ tác dụng làm tăng sử dụng glucose ở các mô ngoại vi, giảm quá trình tạo glucone ở gan và kích hoạt đường truyền tín hiệu insulin.
Cây san sư cô và một số loài Tinospora khác có tác dụng lên miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào và miễn dịch không đặc hiệu. Polysaccharide, một loại đại phân tử tự nhiên, xuất hiện rộng rãi trong các cơ thể sinh vật và có nhiều dạng hoạt động sinh học, đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa hệ thống miễn dịch, nhất là đối với tế bào B.
Các nghiên cứu trước đây ghi nhận rằng polysaccharid trong cây san sư cô có thể điều chỉnh hệ thống miễn dịch của động vật bằng cách kết hợp với các thụ thể màng của tế bào miễn dịch và bắt đầu các con đường tín hiệu đặc biệt. Điều này bao gồm kích thích sự bài tiết hoặc tăng sinh của đại thực bào, tế bào lympho T / B và tế bào tiêu diệt tự nhiên, điều chỉnh việc giải phóng cytokine, thúc đẩy sản xuất kháng thể và kích hoạt hệ thống bổ thể.
Các thành phần hóa học đặc trưng của cây san sư cô, như clerodane diterpenes, cho thấy hoạt tính gây độc tế bào rõ ràng chống lại các tế bào khối u.
Ngày nay, tác dụng chống khối u của cây san sư cô hay của loài Tinospora đã được nghiên cứu rộng rãi trên in vivo và in vitro. Cơ chế hoạt động chống khối u của các loài Tinospora chủ yếu tập trung vào độc tính tế bào và quá trình chết rụng tế bào gây ra. Trong đó, elerodane diterpenes của cây san sư cô đã được đánh giá về hoạt tính chống lại ung thư biểu mô tế bào gan.
Viêm là một tình trạng bệnh lý bao gồm nhiều loại bệnh như thấp khớp và các bệnh qua trung gian miễn dịch, tiểu đường và tai biến tim mạch. Palmatine và jatrorrhizine, chủ yếu được tách ra từ củ của cây san sư cô, đã được ứng dụng rộng rãi do hoạt tính ức chế phản ứng viêm tương đối rộng.
Bên cạnh đó, một cái nhìn sâu sắc về hoạt tính chống vi khuẩn của các chiết xuất từ etanolic của cây san sư cô đã chỉ ra rằng các chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính ức chế cao đối với các chủng vi khuẩn như S. aureus và K. pneumoniae được phân lập trên lâm sàng. Đáng chú ý là việc cảm ứng mô sẹo tạo phôi của cây san sư cô và các hợp chất bổ sung có thể ức chế cả sinh vật Gram dương và Gram âm.
Như vậy, tác dụng chống viêm và kháng khuẩn của thuốc thảo dược thuộc chi Tinospora có một quan điểm ứng dụng thuận lợi; với sự trợ giúp của việc sửa đổi cấu trúc, loại thảo dược này có thể hỗ trợ việc đạt được phương pháp điều trị đa chiều đối với chứng viêm trong tương lai.
Trong những năm gần đây, các nghiên cứu về y học cổ truyền để điều trị loãng xương ngày càng gia tăng, đặc biệt là nghiên cứu và ứng dụng điều trị bằng thuốc kết hợp và thuốc dùng ngoài và đã đạt được một số tiến bộ. Trong đó, một trong các công dụng cây san sư cô đã được báo cáo là kích thích sự phát triển của nguyên bào xương, tăng sự biệt hóa của tế bào thành dòng nguyên bào nuôi và tăng sự khoáng hóa của chất nền giống xương trên cả hai hệ thống mô hình nguyên bào xương.
Ngoài ra, sự hiện diện của nồng độ canxi cao trong các thành phần của cây san sư cô khiến nó trở thành một phương pháp chữa bệnh loãng xương tự nhiên. Hơn nữa, các công thức đơn lẻ hoặc phối hợp với cây san sư cô cũng đã được sử dụng trong hệ thống y học cổ đại để điều trị chứng viêm khớp dạng thấp.
Công dụng cây san sư cô đã được nghiên cứu để phát huy các hoạt động dược lý đa dạng khác. Cordifolioside A trong cây có tiềm năng tác dụng bảo vệ phóng xạ in vivo và hoạt động bảo vệ tế bào in vitro. Hiệu quả bảo vệ phóng xạ ấn tượng có thể liên quan đến sự suy giảm của bức xạ, qua đó làm giảm quá trình lão hóa và chết rụng tế bào.
Chiết xuất etanol từ cây san sư cô thể hiện sự bảo vệ thần kinh đáng kể bằng cách tăng mức dopamine. Sự kết hợp các chất chiết xuất từ etanol của cây san sư cô và các loại thảo dược khác với tỷ lệ bằng nhau tạo ra hiệu ứng hiệp đồng, cải thiện chứng sa sút trí tuệ và cả chứng hay quên.
Tóm lại, cây san sư cô là một loại thảo dược quý giá, có phân phối rộng rãi, ứng dụng lâm sàng được nhắm mục tiêu, các hoạt động sinh học và dược lý đa dạng của các hợp chất và chiết xuất tinh khiết. Từ các công dụng cây san sư cô trong hoạt động chống đái tháo đường, chống oxy hóa, kháng u, chống viêm, kháng khuẩn, chống loãng xương và kích thích miễn dịch, san sư cô có thể xem xét sử dụng như các chất bổ trợ để điều trị nhiều bệnh lý cùng với y học hiện đại ngày nay.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.