Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookYoutubeTiktok
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Cây Thuốc » 
  • Rau tàu bay có tác dụng gì?

Rau tàu bay có tác dụng gì?

By Công Đông Y
Rau tàu bay có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Rau tàu bay có tác dụng gì?cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Có một loài cây hoang dại mọc khắp nơi trên đất nước Việt Nam với tên gọi cây rau tàu bay. Loài cây này được ông bà ta sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như làm thức ăn cứu đói trong những mùa kháng chiến oanh liệt và là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh lý. Vậy rau tàu bay có tác dụng gì?

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • 1. Cây rau tàu bay là gì?
  • 2. Vị trí phân bố, thu hái và chế biến cây rau tàu bay
  • 3. Thành phần hoá học của cây rau tàu bay
  • 4. Rau tàu bay có tác dụng gì?
    • 4.1. Cây rau tàu bay làm lành vết thương
    • 4.2. Cây rau tàu bay có đặc tính chống đông máu – điều trị rối loạn đông máu
    • 4.3. Cây rau tàu bay giúp bảo vệ tế bào β đảo tụy – phòng chống bệnh đái tháo đường
  • 5. Liều dùng và cách dùng cây rau tàu bay để điều trị bệnh?
  • 6. Bài thuốc chữa bệnh từ cây rau tàu bay
    • 6.1. Bài thuốc chữa sốt từ cây rau tàu bay
    • 6.2. Rau tàu bay giúp cầm máu, kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành vết thương
    • 6.3. Giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tiểu đường
    • 6.4. Bài thuốc chữa tiêu chảy từ cây rau tàu bay
  • 7. Có hay không tác hại của rau tàu bay khi dùng quá nhiều?

1. Cây rau tàu bay là gì?

Rau tàu bay còn mang nhiều tên gọi khác như cây Kim Thất, Ngải Rét, Sra tây, Lảo Lộc (theo dân tộc Tày). Loài thực vật này có tên khoa học là Gynura crepidioides Benth, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Một số đặc điểm nhận dạng rau tàu bay:

  • Thuộc loại cây thân thảo mập, mọc thẳng đứng, chiều cao khoảng 1m;
  • Thân cây màu xanh, tròn hoặc có khía và mọng nước;
  • Lá hình trứng dài, mỏng, bản lá to. Chóp phiến lá có hình thoi còn phần dưới tạo thành nhiều thuỳ xẻ sâu. Mép lá rau tàu bay mùi thơm nhẹ, có răng cưa;
  • Hoa mọc thành cụm, dạng đầu, ở nách lá hoặc ngọn. Mỗi cụm bao gồm nhiều hoa hồng nhạt, 2 hàng lá bắc hình sợi tạo thành phần bao chung bên ngoài. Hoa rau tàu bay thuộc dạng hoa lưỡng tính, mào lông mịn, trắng và mềm. Mùa hoa nở là từ tháng 9 đến tháng 2, kết quả từ tháng 10 đến tháng 3;
  • Đầy nhụy hoa khô sẽ biến đổi thành các túm bông nhẹ, dễ dàng bay theo gió để mang theo nhụy và hạt phát tán đến những vùng đất thuận lợi để tiếp tục phát triển thành những cây con;
  • Quả bế hình trụ, có mào lông ở đỉnh.

2. Vị trí phân bố, thu hái và chế biến cây rau tàu bay

Rau tàu bay là một loài cây hoang dại, mọc tự nhiên, tập trung nhiều ở khu vực khí hậu nhiệt đới như Châu Á. Bên cạnh đó, rau tàu bay còn được tìm thấy ở Châu Phi, một số đảo phía Đông Nam Địa Trung Hải… Ở Việt Nam, loài thực vật này được tìm thấy rộng rãi ở các bãi đất hoang sau nương rẫy, ven đường đi ở những khu vực đồi núi, bìa rừng hoặc ven các khe suối. Như đã nói ở trên, hạt rau tàu bay thuận lợi phát tán đi khắp nơi do đặc tính dễ bay theo gió.

Bộ phận dùng làm dược liệu của rau tàu bay là lá và ngọn. Người dân có thể thu hái suốt năm. Sau khi mang về, người dân đem đi rửa sạch đất cát, bụi bẩn và tiến hành phơi khô

Tương tự nhiều loại dược liệu khác, rau tàu bay cần được bảo quản ở nhiệt độ phòng, khoảng 25 đến 28 độ C, tránh các khu vực ẩm ướt.

Giải đáp rau tàu bay có tác dụng gì?
Giải đáp rau tàu bay có tác dụng gì?

3. Thành phần hoá học của cây rau tàu bay

Thành phần dinh dưỡng tính theo % có trong cây rau tàu bay như sau: nước 93,1%; protein 2,5%; glucid 1,9%; cellulose 1,6%; khoáng toàn phần 0,9%, trong đó có calcium là 81mg%, phosphor là 25mg%, carotene là 3,4mg% và vitamin C là 10mg%.

4. Rau tàu bay có tác dụng gì?

4.1. Cây rau tàu bay làm lành vết thương

Một nghiên cứu công bố ngày 22/8/2020 của 2 tác giả người Việt Nam là Đặng Thị Phương Thảo và Nguyễn Minh Cần cho kết quả, chiết xuất hydroethanolic từ lá rau tàu bay mang hiệu quả chống oxy hóa, kháng viêm, tăng sinh nguyên bào sợi, thu nhỏ vết thương và kích thích tăng sinh mạch máu. Qua đó cho thấy rau tàu bay có tác dụng kích thích vết thương mau lành.

4.2. Cây rau tàu bay có đặc tính chống đông máu – điều trị rối loạn đông máu

Chiết xuất methanol từ lá cây rau tàu bay có thể kéo dài thời gian đông máu, thời gian prothrombin và thromboplastin một phần hoạt hóa, do đó mang lại triển vọng khai thác trong điều trị các bệnh lý có rối loạn đông máu.

4.3. Cây rau tàu bay giúp bảo vệ tế bào β đảo tụy – phòng chống bệnh đái tháo đường

Các thành phần thực vật chống oxy hóa như phenol và flavonoid trong rau tàu bay đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại các quá trình thoái hóa do stress oxy hóa, trong đó có căn bệnh phổ biến là đái tháo đường. Bên cạnh đó, dịch chiết từ rau tàu bay còn có tác dụng bảo vệ tế bào β tuyến tụy và chống lại đái tháo đường.

5. Liều dùng và cách dùng cây rau tàu bay để điều trị bệnh?

Theo Y Học Cổ Truyền, dược liệu rau tàu bay có vị đắng, tính bình, mùi thơm, mang một số công dụng như thanh can hỏa, giải độc, se da, tiêu viêm, tán uất, tiêu hòn cục, cầm máu, sát trùng…

Người dân sử dụng cả cây rau tàu bay phơi khô làm dược liệu để chủ trị các chứng cảm sốt, hạ thân nhiệt, kích thích khả năng tiêu hóa và lợi tiểu.

Dịch chiết từ lá rau tàu bay được sử dụng để diệt trừ giun, thu liễm, giã đắp ngoài giúp chữa mụn nhọt.

Liều dùng, cách dùng:

  • Liều dùng của rau tàu bay phơi khô là 30g/ngày;
  • Người dân có thể dùng dược liệu này dưới dạng thuốc đắp ngoài, sắc lấy nước uống hoặc chế biến món ăn bằng cách ăn sống, nấu, xào, luộc…
  • Kinh nghiệm dân gian khi bị rắn rết cắn thì sử dụng lá rau tàu bay tươi giã nhuyễn hoặc nhai nát và đắp lên vết thương.

Người dân Việt Nam sử dụng rau tàu bay với mục đích chủ yếu là tăng cường sức khỏe. Ngoài ra, loài cây này còn được sử dụng với mục đích giảm đau nhức xương khớp và chữa bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ.

Cây rau tàu bay phơi khô làm dược liệu để chủ trị các chứng cảm sốt
Cây rau tàu bay phơi khô làm dược liệu để chủ trị các chứng cảm sốt

6. Bài thuốc chữa bệnh từ cây rau tàu bay

6.1. Bài thuốc chữa sốt từ cây rau tàu bay

Người bệnh sử dụng khoảng 10 – 15g rau tàu bay khô, đem đi sắc lấy nước uống. Cần uống liên tục trong 2 – 3 ngày sẽ giúp giảm sốt rõ rệt.

6.2. Rau tàu bay giúp cầm máu, kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành vết thương

Sử dụng rau tàu bay tươi đã rửa sạch, đem đi giã nát và đắp lên vùng xương khớp đau nhức hoặc vị trí sưng viêm do vết thương.

6.3. Giải độc cơ thể, tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tiểu đường

Người bệnh sử dụng rau tàu bay nấu canh hoặc luộc ăn 2 – 3 lần mỗi tuần sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.

6.4. Bài thuốc chữa tiêu chảy từ cây rau tàu bay

Dùng lá rau tàu bay dạng tươi hoặc phơi khô, liều lượng khoảng 15g sắc lấy nước và cho trẻ tiêu chảy uống mỗi ngày sẽ giúp các triệu chứng thuyên giảm.

7. Có hay không tác hại của rau tàu bay khi dùng quá nhiều?

Có rất nhiều người yêu thích mùi vị đặc trưng của cây rau tàu bay. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng việc ăn quá nhiều và thường xuyên rau tàu bay sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu. Để khắc phục tình trạng này chúng ta cần phải làm toan hóa rau tàu bay bằng cách phối hợp loại rau này với các loại chấm nước mắm chanh hoặc sử dụng rau tàu bay như một loại rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt, hỗ trợ hình thành huyết sắc tố.

Ngoài ra cũng có ý kiến cho rằng việc dùng kéo dài cây rau tàu bay có thể dẫn đến bệnh lý sỏi thận. Vì vậy nên ăn thay đổi những loại rau rừng khác nhau cho bữa ăn thêm phong phú. Tuy nhiên, tất cả những ý kiến trên về tác hại của rau tàu bay vẫn chưa được khoa học kiểm chứng.

Có thể thấy ray tàu bay là một loại cỏ mọc dại nhưng được sử dụng như một loại rau phổ biến ở nhiều nơi. Tuy là loài thực vật có nguồn gốc từ tự nhiên và được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống nhưng chúng ta không nên sử dụng một cách tuỳ ý, sử dụng quá liều lượng hoặc nghe theo các kinh nghiệm dân gian chưa được kiểm chứng để tránh các tác dụng không mong muốn.

Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Tìm hiểu về huyệt thiếu thương

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Cây, quả kha tử có tác dụng gì?

Cây, quả kha tử có tác dụng gì?

Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc chi

Tác dụng chữa bệnh của hoa cúc chi

Công dụng của cây bồ kết

Công dụng của cây bồ kết

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Cây Thuốc Rau tàu bay có tác dụng gì?

Rau tàu bay có tác dụng gì?

15/03/2025

Tìm hiểu về huyệt thiếu thương

15/03/2025

Điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng thuốc gì?

15/03/2025

Các cây thuốc nam làm sạch mạch máu

14/03/2025

Bấm huyệt an miên giúp ngủ ngon

14/03/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Rau tàu bay có tác dụng gì?

Rau tàu bay có tác dụng gì?

Tìm hiểu về huyệt thiếu thương

Tìm hiểu về huyệt thiếu thương

Điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng thuốc gì?

Điều trị bệnh u nang buồng trứng bằng thuốc gì?

Thông Tin Liên Hệ:
🌐Website: /
✅Fanpage: Công Đông Y
✅Tiktok: Công Đông Y
✅Youtube: Công Đông Y

Bài Viết Nổi Bật

Ngũ trảo: Dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Ngũ trảo: Dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

BẠCH ĐẦU ÔNG – Pulsatilla chinensis

BẠCH ĐẦU ÔNG – Pulsatilla chinensis

Bí đao: Vị thuốc quý hỗ trợ mát gan, giải độc hiệu quả

Bí đao: Vị thuốc quý hỗ trợ mát gan, giải độc hiệu quả

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook