Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Bạch cập: Dược liệu cầm máu hiệu quả, dễ tìm

Bạch cập: Dược liệu cầm máu hiệu quả, dễ tìm

By Công Đông Y
Bạch cập: Dược liệu cầm máu hiệu quả, dễ tìm

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bạch cập: Dược liệu cầm máu hiệu quả, dễ tìmcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Bạch cập có vị đắng, tính bình, vào kinh phế để bổ phế, sinh cơ, hóa ứ, cầm máu. Ngày nay, bạch cập dùng làm thuốc cầm máu, trong các trường hợp người bệnh nôn ra máu, ho ra máu, chảy máu cam, tiêu chảy lẫn máu, đau mắt đỏ, hoặc đắp lên các chỗ sưng tấy do mụn nhọt, bỏng lửa.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch cập.

Tên khác: Liên cập thảo; Bạch cấp; Bạch căn; Cam căn; Hát tất đa; Võng lạt đa; Nhược lan lan hoa; Từ lan; Trúc túc giao; Tuyết như lai; Tử tuệ căn; Tử lan căn.

Tên khoa học: Bletilla striata (Thunb.) Reichb.f.

Đặc điểm tự nhiên

Bạch cập là một loài Lan địa sinh, sống nhiều năm, mọc hoang và được trồng nơi ẩm ướt, mát. Thân rễ phát triển, mang nhiều vảy, mọc bò ngang chia 2 – 3 nhánh, mỗi nhánh hình cầu dẹt. Lá mọc từ thân rễ lên, khoảng 3 – 5 lá hình mũi mác dài 18 – 40 cm, rộng 2,5 – 5 cm, có nhiều nếp nhăn dọc chiều dài các gân song song.

Cây ra hoa màu hồng tím, mọc thành chùm ở ngọn, mang 3 – 6 hoa. Lá bắc cùng màu, rụng sớm. Bao hoa có lá đài và cánh hoa giống nhau, cánh môi có màu tím sẫm, đầu mép uốn lượn. Nhị mang bao phấn có các phấn khối xếp thành 2 mảng. Quả dạng hình thoi, có 6 cạnh.

Bạch cập: Dược liệu cầm máu hiệu quả, dễ tìm
Hình ảnh Cây Bạch cập

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố:

Bạch cập phân bố ở những nơi hoang dại, khí hậu mát mẻ như các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang.

Thu hái và chế biến:

Tiến hành thu mẫu vào mùa thu, lấy thân rễ, rửa sạch. Sau đó, bỏ các rễ con, luộc hoặc đồ cho đến khi thấy phần lõi không còn màu trắng, phơi khô tương đối rồi bóc vỏ, sau đó phơi tiếp đến khô.

Hoặc có thể lấy Bạch cập hấp cho mềm đều, sau đó cắt lát mỏng và phơi khô.

Bộ phận sử dụng

Thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch cập (Rhizoma Bletilla). Thân rễ hình cầu dẹt, không đều, có 2 – 3 ngạnh giống cái móng, dài 1,5 – 5cm, dày 0,5 – 1,5cm. Mặt ngoài trắng ngà hoặc trắng xám, có các vòng đồng tâm, và các sẹo của rễ con là những nốt màu nâu; sẹo của thân thì nhô lên cao, bên dưới thì có vết nối với phần thân rễ khác. Phần thân rễ này khá cứng, khó bẻ gãy, mặt cắt ngang có màu trắng ngà, không mùi, dính và dẻo.

Bột dược liệu sẽ có màu trắng ngà đến vàng nhạt, hơi có ánh nâu.

Thành phần hoá học

Bạch cập chứa tinh dầu, tinh bột và chất nhầy. Chất nhầy là các polysaccarid (bletilamanan) bao gồm manose, glucose, ngoài ra còn có batatasin và 3’ – 0 – methylbatatasin.

bạch cập dược liệu
Bạch cập được ứng dụng nhiều trong y học

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Bạch cập có tính khổ, cam, sáp, vị hàn, vào kinh phế vị. Tác dụng thu liễm chỉ huyết, sinh cơ tiêu sừng. Được dùng điều trị lao phổi, ho ra máu, nôn ra máu, chấn thương chảy máu, da nứt nẻ, nhọt độc, viêm tấy.

Theo y học hiện đại

Ngày nay, Bạch cập chủ yếu được dùng theo kinh nghiệm dân gian để làm thuốc cầm máu, trong chảy máu cam, tiêu ra máu, đau mắt đỏ, đắp lên chỗ mụn nhọt, sưng tấy, bỏng.

Biphenanthren phân lập từ Bạch cập có tác dụng kháng khuẩn trên một vài trường hợp nhiễm khuẩn thông thường.

Điều trị xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết đường hô hấp trên.

Liều dùng & cách dùng

Mỗi ngày sắc từ 6 – 15g để dùng.

Đối với dạng thuốc viên hoặc thuốc bột thì dùng từ 3 – 6g/ngày.

Có thể bôi và đắp ngoài với lượng thích hợp.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa thổ huyết

Mỗi ngày, tán nhỏ 10 – 15g thân rễ bạch cập rồi hòa với nước cơm hay nước cháo để uống.

Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần. Tán nhỏ rồi hòa vào nước cơm hoặc nước cháo để uống.

Liều dùng: 4 – 8g/ngày, chia thành 2 – 4 lần.

Chữa phổi kết hạch to, ho gà, khạc ra máu, lao hang

Mỗi ngày uống > 12 g Bạch cập đã tán nhỏ. Duy trì trong nhiều ngày.

Chảy máu cam

Tán nhỏ 1 – 3g Bạch cập, hòa với nước, đắp lên sống mũi và uống.

Chữa bỏng do lửa

Trộn Bạch cập đã tán nhỏ với dầu mè rồi bôi lên vết bỏng.

Băng bó vết thương do đâm chém

Bạch cập 20g, Thạch cao 20g. Nghiền nhỏ cả hai thứ rồi đắp lên vết thương sẽ giúp nhanh chóng đóng miệng vết thương.

Chữa ung nhọt sưng đau

Bạch cập tán nhỏ, trộn với ít nước rồi đắp lên ung nhọt.

bài thuốc bạch cập
Bài thuốc Bạch cập

Lưu ý

Lưu ý khi sử dụng Bạch cậplà không kết hợp vớiÔ đầu (ô đầu, phụ tử, thiên hùng).

Nguồn Tham Khảo:

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi

  2. Cây thuốc và động vật làm thuốc (Tập 1)

  3. Tuệ Tĩnh toàn tập – Nguyễn Bá Tĩnh

  4. Dược điển Việt Nam 5

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Bồ hoàng: Vị thuốc quý giúp hoạt huyết, tiêu sưng, lợi tiểu

Bài Viết Sau

Bèo tấm: Cây thủy sinh chữa mụn nhọt, các bệnh ngoài da

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

21/01/2025

Hương xác tán (Trương thị y thông)

21/01/2025

Quế chi tán ( Bản sự)

21/01/2025

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

Hương xác tán (Trương thị y thông)

Hương xác tán (Trương thị y thông)

Quế chi tán ( Bản sự)

Quế chi tán ( Bản sự)

Bài Viết Nổi Bật

Nhục đầu khấu (Vỏ): Thảo dược điều trị bệnh về tiêu hóa, thấp khớp hiệu quả

Nhục đầu khấu (Vỏ): Thảo dược điều trị bệnh về tiêu hóa, thấp khớp hiệu quả

Bổ dưỡng ngũ tạng thần dược ( Thần phương )

Bổ dưỡng ngũ tạng thần dược ( Thần phương )

HOÀNG BÁ – Phellodendron chinensis Schneid

HOÀNG BÁ – Phellodendron chinensis Schneid

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook