Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnh

Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnh

By Công Đông Y
Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Bạch tật lê là loại cỏ bò lan trên mặt đất nhiều cành dài 2 – 3 cm, kép lông chim lẻ, 5 – 6 đôi lá chét đều, phủ lông trắng mịn ở mặt dưới.
Hoa màu vàng, mọc riêng ở kẽ lá, cuống ngắn, 5 lá đài 5 cánh hoa, 10 nhị, 5 bầu ô. Hoa nở vào mùa hè.
Quả nhỏ khô, gồm 5 vỏ cứng trên có gai hình 3 cạnh, dưới lớp vỏ dày là hạt có phôi không nội nhũ.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bạch tật lê.

Tên khác: Tật lê, Quỷ kiến sầu nhỏ, Gai ma vương, Thích tật lê, Gai yết hầu.

Tên khoa học: Fructus Tribuli terrestris.

Đặc điểm tự nhiên

Quả hình cầu, đường kính 12 mm đến 15 mm. Vỏ quả màu lục hơi vàng, có các gờ dọc và nhiều gai nhỏ, xếp đối xứng một đôi gai ngắn; hai mặt bên thô ráp, có vân mạng lưới, màu trắng xám. Chất cứng, không mùi. Vị đắng, cay, tính vi ôn, hơi độc. Vào kinh can, phế.

Bạch tật lê: Dược liệu tăng cường sinh lý cho phái mạnh
Bạch tật lê còn có tên gọi khác là Tật lê

Phân bố, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mọc tự nhiên ở ven biển, ven sông từ Nghệ An, Quảng Bình trở vào, một số tỉnh miền Nam nước ta. Trên thế gới, cây mọc ở các vùng nhiệt đới châu Á, châu Phi.

Thu hái:Thời gian thu hoạch vào mùa thu, khi quả chín, cắt cả cây, phơi khô, thu lấy quả, bỏ gai cứng.

Chế biến Tật lê: Loại bỏ tạp chất, rửa sạch, trừ bỏ gai cứng còn sót, phơi khô.

Bảo quản: Để nơi khô, tránh mốc.

Bộ phận sử dụng

Quả chín phơi hay sấy khô của cây Tật lê.

Thành phần hoá học

Trong quả chứa 0.001% alkaloid 3.5% chất béo, một ít tinh dầu và rất nhiều nitrat, chất phylloerythrun, tanin, flavonoit, rất nhiều saponin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tác dụng: Bình can giải uất, hoạt huyết, khu phong, sáng mắt, ngừng ngứa.

Công dụng: Chữa nhức đầu, chóng mặt. Ngực sườn đau trướng, tắc sữa, viêm (nhọt) vú. Đau mắt đỏ kéo màng mắt. Phong chẩn, ngứa.

Theo y học hiện đại

Tốt cho sức khỏe sinh lý

Có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói về công dụng của Bạch Tật Lê (quả cây Tật lê) như một chất kích thích sinh dục, giúp tăng kích thước dương vật, tăng cường sinh lực trong y học cổ truyền Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam.

Bạch tật lê chứa Diosgenin tác dụng lên hệ dưới đồi và tuyến yên, kích thích sản sinh testosteron tự nhiên thúc đẩy các quá trình sinh tinh và làm mới hệ sinh dục.

Hoạt chất Protodioscin trong Bạch tật lê giúp tăng sức khỏe, sức dẻo dai và tăng tần suất quan hệ, giúp dương vật cương cứng nhanh hơn và lâu hơn.

Bạch tật lê còn dùng làm thuốc chữa trị các triệu chứng suy nhược, cơ thể gầy yếu, thận hư, tinh dịch ít, tinh trùng yếu và ít, những người hay uể oải, đau đầu, đau lưng… thường dùng ở dạng sắc thuốc hoặc ngâm rượu uống.

Dân gian xem Bạch tật lê rất tốt cho nam giới hỗ trợ điều trị chứng suy giảm tình dục, nhưng để hiệu quả tốt hơn, Bạch tật lê nên dùng ở dạng đã chiết xuất thành cao và nên phối hợp nhiều thành phần khác.

Vị thuốc bạch tật lê 2
Bạch tật lê: Vị thuốc quý giúp bổ thận, tráng dương

Liều dùng & cách dùng

Ngày 6 – 9 g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa kinh nguyệt không đều, thấy kinh đau bụng

Tật lê 12 g, đương quy 12 g, nước 400 ml, sắc còn 200 ml, chia 2 lần uống trong ngày.

Chữa đau mắt

Cho tật lê vào chén nước. Đun sôi. Hứng mắt vào hơi nước.

Bạch tật lê trị bệnh
Người huyết hư, khí yếu không nên dùng bạch tật lê

Lưu ý

Người huyết hư, khí yếu không nên dùng.

Nguồn Tham Khảo:

Tên dược liệu: Bạch tật lê.

  1. Dược điển Việt Nam V.
  2. //wikiduoclieu.org/tu-dien/bach-tat-le/

Ngày cập nhật: 25/10/2022

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cây Bạc hà: Loại gia vị có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Cây Bá tử nhân: Loại thảo dược có nhiều tác dụng chữa bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

Bài Viết Nổi Bật

HOÀNG CẦM – Scutellaria baicalensis Georgi

HOÀNG CẦM – Scutellaria baicalensis Georgi

ĐỊA LONG – Lumbricus

ĐỊA LONG – Lumbricus

Bạch cập: Dược liệu cầm máu hiệu quả, dễ tìm

Bạch cập: Dược liệu cầm máu hiệu quả, dễ tìm

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook