Tên Tiếng Việt: Bạch thược.
Tên khác: Dư dung, Kỳ tích, Giải thương, Kim thược dược, Mộc bản thảo, Tương ly, Lê thực, Đỉnh, Ngưu đỉnh, Khởi ly, Thổ cẩm, Quan phương, Cận khách, Diễm hữu, Hắc tân diêng, Điện xuân khách, Cẩm túc căn, Một cốt hoa, Lam vĩ xuân.
Tên khoa học: Radix Paeonia lactiflora (peony).
Rễ hình trụ tròn, thẳng hoặc đôi khi hơi uốn cong, hai đầu phẳng, đều nhau hoặc một đầu to hơn, dài 5 cm đến 18 cm, đường kính 1 cm đến 2,5 cm. Mặt ngoài hơi trắng hoặc hồng nhạt, đôi khi có màu nâu thẫm, nhẵn hoặc có nếp nhăn dọc và vết tích của rễ nhỏ. Chất rắn chắc, nặng, khó bẻ gãy. Mặt cắt phẳng màu trắng ngà hoặc hơi phớt hồng, vỏ hẹp, gỗ thành tia rõ đôi khi có khe nứt. Không mùi. Vị hơi đắng và chua.
Dược liệu thái lát: Lát mỏng gần tròn, bên ngoài nhẵn mịn, màu trắng hoặc hơi phớt hồng. Vị hơi đắng và chua.
Phân bố
Thế giới: Bạch thược vốn là cây mọc tự nhiên ở một số tình Hắc Long Giang, Cát Lâm, Hà Bắc, Liêu Ninh, Sơn Đông… (Trung Quốc). Do giá trị và nhu cầu làm thuốc tăng, nên bạch thược cũng như một số loài khác cùng chi đã được đưa vào trồng từ lâu đời ở nhiều địa phương của Trung Quốc.
Việt Nam: Bạch thược thuộc loại cây bụi ưa ẩm và ưa sáng. Cây trồng ở Sa Pa đã tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu của vùng á nhiệt đới núi cao, nhiệt độ trung bình khoảng 15,3°C, lượng mưa 2800 mm/năm. Cây trồng từ hạt sau 4 hoặc 5 năm mới bắt đầu có hoa. Bạch thược rụng lá vào mùa đông, trên thân và cành có nhiều chồi ngủ. Đến khoảng giữa tháng 2 năm sau (sau tết âm lịch), từ các chồi ngủ nhanh chóng mọc ra cành và lá non mới. Mùa hoa bắt đầu vào giữa tháng 5, kéo dài từ 10 đến 15 ngày, song mỗi hoa chỉ nở trong vòng vài giờ, đến trưa đã bắt đầu tàn. Hạt giống thu được ở những cây trồng, đem gieo đã cho những lứa cây mới.
Bạch thược có khả năng mọc chồi từ gốc hoặc từ rễ của cây. Chồi tách từ rễ củ có thể làm cây giống để trồng.
Thu hái
Đào lấy rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, cạo sạch vỏ ngoài sau đó luộc chín hoặc luộc chín rồi bỏ vỏ, phơi khô hoặc thái lát phơi khô.
Chế biến
Lấy rễ chưa thái lát, làm ẩm, ủ mềm, thái lát phơi khô.
Bảo quản
Để nơi khô, mát, tránh mốc, mọt.
Rễ thu hái từ cây 3 – 5 tuổi vào hè – thu, rửa sạch đất cát, cắt bỏ đầu đuôi và rễ con, gọt bỏ vỏ ngoài, cho vào nước sôi, đun sơ qua, vớt ra, đảo hoặc lăn tròn, rồi phơi hay sấy khô.
Rễ hình trụ tròn, hai đầu đều nhau hoặc một đầu hơi to hơn, thẳng hoặc hơi cong queo, dài 10 – 20 cm, đường kính 1 – 2 cm. Mặt ngoài màu nâu nhạt hoặc màu phấn trắng, chỗ chưa cạo hết vỏ có màu nâu xám, đôi khi có đường nhăn dọc rõ rệt.
Rễ bạch thược chứa paconiflorin, oxypaeoniflorin, albiflorin, benzoyl paconiflorin.
Ngoài ra, rễ còn có ít hoặc không có paconol, paeonosid hoac paeonolid, lactiflorin, (Z) – (ISSR) – B – punen – 10 – vl vicianosid, B – sitosterol, B – sitosterol – ca – glucosid, acid benzoic (vào khoảng 1%), acid palmitic, acid cis-9, 2-octadccadienoic, nhiều alkan (C24 – C26), daucosterol, acid galic, methyl galat, d -catechin, myoinositol, sucrose và glucogalin.
Theo Kokei Kamiya và cộng sự, 1997, bạch thược còn chứa các hợp chất triterpen và flavonold Các hợp chất triterpen từ rễ là acid oleanolic, hederagenin, 11, 12 α – cpoxy-3β, 23-dhydrovvolean – 28, 13β – olid: 30 – norhederagenin; acid hetulinic, 3β – hydroxyolean – 12 – en – 28 – al. 11α, 12α – cpoxy – 3β, 23 – dihydroxy – 30 – norolean – 20 (29) – en 28, 13- old.
Các flavonoid từ lá (1.06%) bao gồm kaempferol – 3 = O = β – D-glucosid và kaempferol – 3.7 – di – O – β- glucosid.
Theo Đông y, Bạch thược có vị đắng chua, hơi chát, quy vào 3 kinh: Can, tỳ, phế, có tác dụng bình can, chỉ thống, dưỡng huyết, điều kinh, liễm âm, chỉ hàn, tiêu viêm, làm mát, lợi tiểu.
Tác dụng
Bạch thược chữa đau bụng, tả lỵ do ruột co bóp quá mạnh, lưng ngực đau, chân tay nhức mỏi, nhức đầu, hoa mắt, bệnh về mạch như viêm mạch huyết khối, tắc mạch, nghẽn mạch não, kinh nguyệt không đều, bế kinh, xích bạch đới, mồ hôi trộm, tiểu tiện khó. Ngày 6 – 12 g dạng thuốc sắc.
Để thuốc có hiệu quả hơn, tuỳ theo bệnh mà chế biến thích hợp.
Để sống có tác dụng mát dịu, chữa đau cơ bắp, nhức đầu hoa mắt, trị tả lỵ, cảm mao, giải nhiệt, tiểu tiện khó, mồ hôi trộm.
Sao tẩm chữa kinh nguyệt không đều, xích bạch đới, bế kinh.
Trong điều trị nhiễm trùng
Cao nước bạch thược có tác dụng kháng khuẩn trên Shigella, Vibrio cholerae, Staphylococcus, Salmonella, Corynebacterium diphtheriae.
Trong điều trị chống co thắt
Nước sắc bạch thược, ở nồng độ thấp gây ức chế, nồng độ cao, lúc đầu hưng phấn, sau ức chế.
Nước sắc bài “bạch thược cam thảo thang”, liều thấp có tác dụng kích thích sự co bóp bình thường, liều cao gây ức chế.
Nếu kích thích ruột thỏ từ trước bằng acetylcholin hoặc histamin, tác dụng ức chế rất rõ.
Trong tác dụng kháng cholin
Cao methanol 50% và hoạt chất paeoniflorin có tác dụng anticholinergic trên chuột cống trắng in vivo mà biểu hiện là tác dụng chống co thắt, chống tiêu chảy. Ngoài ra, còn tác dụng giảm đau.
Ngày dùng 8 – 12 g, dạng thuốc sắc hoặc thuốc hoàn.
Thường phối hợp với các vị thuốc khác.
Chữa hai chân và đầu gối đau nhức, khó co duỗi, đau bụng, háo khát, đái đường
Bài thuốc Bạch thược cam thảo thang (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh): Bạch thược 8 g, cam thảo 4 g, sắc chia 2 lần uống trong ngày hoặc tán bột, mỗi lần uống 4 g, ngày 3 lần.
Chữa đau nhức, mắt hoa
Bài thuốc Quế chi gia linh truật thang (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh) chữa đau nhức, mắt hoa: Bạch thược 6 g, quế chi 6 g, đại táo 6 g, sinh khương 6 g, phục linh 6 g, bạch truật 6 g, cam thảo 4 g sắc chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, xích bạch đới, bế kinh sinh đau nhức
Bài thuốc Bài tư vật thang: Bạch thược, sinh địa mỗi vị 20 g… đương quy 10 g, xuyên khung 4 g, hoặc tứ vật gia ngưu tất (thêm ngưu tất 20 g), hoặc tứ vật gia ngưu tất, mần tưới (mỗi vị 15 g) sắc uống hoặc chế thành cao, hoặc viên hoàn uống.
Chữa băng huyết, rong huyết, hành kinh không dứt hoặc ngừng rồi lại thấy
Bạch thược, trắc bách diệp, sao sém đen, mỗi vị 12 – 20 g, sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Trị lỵ tiêu ra máu mủ
Thược Dược Thang: Bạch Thược 40 g, Đương Quy 20 g, Hoàng Liên 20 g, Binh Lang, Mộc Hương đều 8 g, Chích Thảo 8 g, Đại Hoàng 12 g, Hoàng Cầm 40 g, Quan Quế 6 g. Tán bột. Mỗi lần dùng 20 g, sắc với 2 chén nước, còn 1 chén, uống ấm (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập).
Trị cơ co giật
Thược Dược Cam Thảo Thang: Bạch Thược + Cam Thảo mỗi thứ 16 g, sắc uống (Thương Hàn Luận).
Không nên dùng khi đầy bụng.
Không nên phối hợp với Lê Lô.
Bạch thược là loài cây làm cảnh đang được trồng ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Bạch thược có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ.
Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.
Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
Tên dược liệu: Bạch thược
Dược điển Việt Nam V.
Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi).
Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/bach-thuoc.html
Sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam – Tập 1 + 2”.
Ngày cập nhật: 16/10/2021
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.