Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Bèo đất: Giải mã loài thực vật độc đáo quen thuộc

Bèo đất: Giải mã loài thực vật độc đáo quen thuộc

By Công Đông Y
Bèo đất: Giải mã loài thực vật độc đáo quen thuộc

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bèo đất: Giải mã loài thực vật độc đáo quen thuộccung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Bèo đất là dược liệu thường được sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng thanh nhiệt, chữa ho rất hiệu quả. Bèo đất có tên khoa học là Drosera burmannii Vahl, thuộc họ Gọng vó – Droseraceae.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Bèo đất.

Tên khác: Cỏ tỹ gà, Cỏ bắt ruồi, Bắt ruồi, Cỏ trói gà, Trường lệ Burmann, Mao cao thất, Fly – catcher sundrew, Burman’s sundew, dew – plan (Anh); droséra, rossolie en boucher (Pháp).

Tên khoa học:Drosera burmannii Vahl, thuộc họ Gọng vó – Droseraceae.

Đặc điểm tự nhiên

Bèo đất là một loài cây thảo nhỏ, sống lâu năm, chiều cao từ 5 đến 30 cm. Thân cây nhẵn và gầy, không mang lá nhưng mang hoa ở ngọn, trên thân có lông tuyến.

Lá dẹp, mọc lan tỏa ra xung quanh, xếp thành hình hoa thị ở gốc sát đất. Gốc thuôn nhỏ dài như hình thìa. Phiến lá hình tròn hoặc bầu dục, có chiều dài 10 – 12mm, chiều rộng 4mm, mặt lá phủ đầy lông tuyến có chiều dài tương đương với chiều rộng của lá. Cây Bèo đất là một dạng sống đặc biệt trong giới thực vật. Lá cây còn có chức năng hấp thụ chất hữu cơ khi bẫy được các con côn trùng nhỏ. Lông tuyến tiết ra một chất lỏng, dính, óng ánh để bắt sâu bọ. Ngọn lá cuộn thành hình xoắn ốc.

Hoa Bèo đất mọc đều, lưỡng tính, nhỏ, màu trắng, hồng hay tím nhạt. Cụm hoa mọc thành xim bọ cạp trên một cán dài, mảnh, xuất phát từ giữa túm lá, mang 15 – 20 hoa đều. Đế hoa phẳng hoặc hơi lồi; đài hoa gồm 5 phiến có tiền khai nanh sấu, mặt ngoài có lông dài; tràng có 5 cánh kếp lợp hoặc hình van. Nhị 5, xếp xen kẽ với cánh hoa, bao phấn nứt dọc, lúc đầu quay ra ngoài, sau hướng vào trong, bầu thượng 1 ô. Nhụy và noãn hoa nằm ở vị trí cao giúp thụ phấn dễ dàng hơn. Quả bầu đất thuộc dạng quả nang mở bằng 3 – 5 mảnh vỏ, bên trong có nhiều hạt xốp.

Sinh thái: Cây mọc trên đất chua vùng đồng bằng. Mùa ra hoa từ tháng 3 đến tháng 4. Mùa hoa quả từ tháng 5 đến tháng 7.

Bèo đất: Giải mã loài thực vật độc đáo quen thuộc
Cây Bèo đất thường phát triển ở khu vực ẩm ướt

Phân bố, thu hái, chế biến

Chi Drosera L. có 85 loài trên thế giới, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới Nam bán cầu, đặc biệt ở Australia và New Zealand có 53 loài, Nam Phi: 9 loài, Nam Mỹ: 15 loài, Việt Nam: 3 loài. Ở Châu Âu chỉ có 3 loài. Ở Việt Nam, trong số 3 loài đã biết, chỉ có Bèo đất phân bố tương đối phổ biến hơn cả. Cây Bèo đất được tìm thấy ở nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Xri Lanca, Trung Quốc, Campuchia, Malaixia, Australia.

Ở nước ta, loại cây này mọc hoang trên các gò đất ẩm, đầm lầy và cả những khu ruộng bạc màu. Cây ưa phát triển ở những nơi có ánh sáng và thường mọc trên đất chua, bạc màu. Cây Bèo đất có nhiều ở nước ta, thường gặp từ Vĩnh Phúc, Quảng Ninh vào Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận, Bình Dương, Bến Tre,… Cây Bèo đất phát triển và thu hoạch quanh năm. Khi thu hoạch, cây sẽ được nhổ cả rễ, đem rửa sạch tạp chất và phần đất cát bám dính dưới gốc. Cuối cùng phơi khô để làm thuốc.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây Bèo đất – Herba Droserae đều được dùng để chữa bệnh.

Thành phần hoá học

Cây Drosera burmannii chưa thấy có tài liệu nghiên cứu. Nhưng cây Drosera rotundifolia L., cùng chi khác loại đã được nghiên cứu và sử dụng. Trong lá tươi của cây Drosera rotundifolia L. (chưa thấy ở nước ta) người ta đã lấy được 2 metyl 5 oxy 1-4 naphtoquinon có tính chất gây đỏ, chất droseron một chất màu đỏ có công thức dioxymetylnaphtoquinon. Ngoài ra người ta còn thấy glucoza và một chất màu vàng.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo đông y, cây Bèo đất có vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc, hóa đàm tiêu tích.

Theo y học hiện đại

Cây Bèo đất có thành phần có tác dụng giảm co giật nên được sử dụng làm thuốc trấn kinh, trị ho gà và trị ho. Năm 1958 – 1959, bệnh viện Vinh dùng làm thuốc chữa ho gà, chữa ho, dùng dưới dạng rượu thuốc, xirô, thuốc hãm hay thuốc cao.

Người dân Campuchia dùng Bèo đất trị bệnh nấm.

Ở Vân Nam (Trung Quốc) toàn cây được dùng làm thuốc có tên là Cẩm địa la, để chữa viêm ruột, lỵ, sưng đau họng, ho do phổi nóng, khạc ra máu, đổ máu mũi và trẻ em cam tích. Ở Quảng Tây, toàn cây dùng trị đòn ngã tổn thương và bệnh mày đay.

Ghi chú loài Drosera indica L. cũng gọi là cỏ tỹ gà được nhân dân ta ngâm rượu bôi ngoài, để làm mềm các tổ chức sừng hóa, chữa chai chân.

Liều dùng & cách dùng

Cách dùng cây Bèo đất làm thuốc trấn kinh, chữa ho gà như sau: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10 giọt (cồn bèo đất tỷ lệ ⅕). Liều lượng có thể thay đổi tùy theo cơ địa của người bệnh. Có thể dùng dưới dạng cao (viên 0,05g).

Cách sử dụng:

  • Sắc uống;
  • Bào chế thành cao;
  • Ngâm rượu;
  • Điều chế thành siro uống.
bèo đất chữa bệnh
Cây Bèo đất sử dụng tất cả các bộ phận để chữa bệnh

Bài thuốc kinh nghiệm

Hỗ trợ giảm ho

Có 2 cách:

  • Dùng Bèo đất ngâm với rượu. Ngày uống ba lần mỗi lần 10 giọt.

  • Dùng cả cây Bèo đất 15 – 20g, sắc nước, cho thêm chút đường hoặc mật ong để uống trong ngày. Ngày uống 7 – 8 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Hỗ trợ lành các vết chai

Bèo đất ngâm với rượu trắng 40 độ (liều lượng 1 phần dược liệu thì đổ 3 phần rượu). Hàng ngày dùng rượu thuốc bôi vào vết chai trực tiếp để làm mềm da chỗ chai, nếu đáp ứng tốt, sau vài ngày da sẽ bong ra.

Chống co giật, bệnh ho gà

Sắc cô đặc Bèo đất thành siro lỏng. Mỗi lần uống 10 giọt x 3 lần/ngày.

Bèo đất có tác dụng chữa ho gà
Bèo đất có tác dụng chữa ho gà

Lưu ý

Nguyên liệu này hầu như không có độc tính, tuy nhiên không nên sử dụng thuốc khi:

  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào của dược liệu.
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú cần thận trọng.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Từ điển cây thuốc Việt Nam – Võ Văn Chi.

  2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.

  3. //www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cay-beo-dat.

  4. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (tập 1).

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Bồ bồ: Vị thuốc dùng cho phụ nữ sau khi sinh

Bài Viết Sau

Cây bình vôi: Chìa khóa cho chứng mất ngủ

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

Bài Viết Nổi Bật

Râu bắp: Tưởng bỏ đi hóa ra lại là vị thuốc tốt

Râu bắp: Tưởng bỏ đi hóa ra lại là vị thuốc tốt

Cây mã tiền thảo: Vị thảo dược với nhiều công dụng

Cây mã tiền thảo: Vị thảo dược với nhiều công dụng

Sâm Triều Tiên: Dược liệu quý từ xa xưa tại Đông Á

Sâm Triều Tiên: Dược liệu quý từ xa xưa tại Đông Á

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook