Tên Tiếng Việt: Bèo tấm.
Tên khác:Bèo cám.
Tên khoa học: Lemna perpusilla Torr. hoặc Lemna minor L., thuộc họ Bèo tấm – Lemnaceae.
Bèo tấm là loài cây thủy sinh nước ngọt mọc nổi, có một, hai, ba hoặc bốn lá, mỗi lá mang một rễ treo dưới nước. Khi nhiều lá mọc hơn, cây phân chia và mọc chồi thành thân khác. Rễ dài 1 đến 2cm. Thân có dạng tản hình thấu kính lồi rộng khoảng 4 đến 5mm, hình dạng bầu dục thường thì 2 đến 3mm, ít khi thấy 5mm, màu xanh lá cây tươi sáng ở mặt trên và đậm ở mặt dưới, phiến lá sinh chồi dùng để trôi nổi trên mặt nước, có thể nó tương đương với thân chuyển biến thành. Ở mặt dưới phiến hiện diện với 3 (hiếm khi 5) gân và khoảng không khí nhỏ để hỗ trợ quá trình nổi, mỗi phiến mang 1 rễ duy nhất.
Sự sinh sản của chúng diễn ra chủ yếu là vô tính, nhờ nảy chồi, nhưng thỉnh thoảng thì hoa, bao gồm 2 nhị hoa và một nhụy hoa (đôi khi gọi nó là cụm hoa gồm 3 hoa đơn tính) cũng được sinh ra. Hoa hiếm khi được tạo ra và có đường kính khoảng 1mm. Ở loài cây này hoa chỉ thấy một mo, gồm có 2 hoa đực với 2 nhị và một hoa cái với một bầu, rất ít thấy cụm hoa. Quả là loại túi nhỏ, một cái túi chứa không khí và hạt, nhằm mục đích có thể nổi được. Hạt dài 1mm, có 8 đến 15 đường gân phụ.
Bèo tấm rất phổ biến trong tự nhiên khắp thế giới và được phổ biến ở Việt Nam, Pháp,… và nhiều nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khác. Cây mọc hoang trên mặt nước ao, hồ, ruộng, đầm, vũng nước tù đọng hay nước suối yên tĩnh,… từ vùng nhiệt đới đến vùng ôn đới (APHA et al., 1992). Có thể thu hái cây quanh năm. Dùng tươi hay phơi khô.
Với nhiều thuộc tính như kích thước nhỏ, cấu trúc tương đối đơn giản, hình thức sinh sản vô tình, đồng nhất về mặt di truyền, thời gian thế hệ ngắn và đặc biệt nhạy cảm đối với các chất hoạt động bề mặt, các hợp chất kỵ nước (Taraldsen and Norberg-King, 1990; ASTM, 1991) nên Bèo tấm là đối tượng thuận lợi trong đánh giá và giám sát độc học môi trường nước ở phòng thí nghiệm.
Bộ phận dùng của Bèo tấm là toàn cây – Herba Lemnae.
Chưa có thông tin.
Theo đông y, bèo tấm có vị cay, tính lạnh, có tác dụng phát hãn, thối nhiệt, lợi niệu, chỉ huyết, tiêu thũng, khư phong, giải độc. Vì vậy, người dân đã dùng Bèo tấm để làm thuốc điều trị cảm sốt, ra mồ hôi, chữa các bệnh về đường tiểu (bí tiểu, đái dắt, đái buốt) và cầm máu vết thương.
Bèo tấm được dùng ngoài để chữa mụn nhọt, bệnh lở ngứa ngoài da, thủy thũng đan độc hoặc trị sởi đậu (Vân Nam, Trung Quốc).
Bèo tấm được dùng ngoài để chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da.
Cách dùng Bèo tấm để chữa cảm sốt, bí tiểu, đái dắt, đái buốt: Ngày dùng 10 – 20g sắc hoặc tán bột uống.
Cảm sốt, chữa bí tiểu, đái buốt, đái dắt
Ngày dùng 10 – 20g sắc hoặc tán bột uống.
Trị sởi không mọc, mày đay, ghẻ ngứa, phù thũng, đái ít
Liều dùng 3 – 9g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài với lượng vừa phải, giã cây tươi đắp, rửa.
Chưa có thông tin.
Nguồn Tham Khảo:
Từ điển cây thuốc Việt nam – Võ Văn Chi.
Cây thuốc An Giang – Võ Văn Chi.
//www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/beotam.htm
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.