Tên tiếng Việt: Cây thuốc dòi; Cây dòi ho; Cỏ dòi; Đại kích biển.
Tên khác: Cây thuốc dòi; cây dòi ho; Cỏ dòi; Bọ mắm; Đại kích biển.
Tên khoa học:Pouzolzia zeylanica (L.) Benn.
Tên đồng nghĩa:Parietaria zeylanica L.
Họ: Urticaceae (Gai).
Loại cỏ có cành mềm, thân có lông. Lá mọc so le, đôi khi mọc đối, có xuất hiện lá kèm, hình mác, hẹp, có lông ở gân và cả hai mặt lá, nhất là mặt dưới, phiến lá thuôn, dài 4cm đến 9 cm, bề rộng từ 1,5cm đến 2,5 cm. Có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống có lông trắng, dài khoảng 5 mm.
Cụm hoa đơn tính, mọc thành xim co, có các hoa không cuống ở kẽ lá. Quả nhọn, hình trứng nhọn với bao hoa có lông.
Cây Bọ mắm mọc hoang khắp nơi trên đất nước Việt Nam, chưa có ai nuôi trồng. Người ta thu hái cả cây, dùng tươi hoặc phơi khô, sấy khô. Thời gian thu hoạch vào tháng 4 – 6.
Toàn cây gồm: Thân, lá và rễ đều dùng làm thuốc.
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.
Người dân dùng thuốc sắc hoặc nấu thành cao để chữa ho mãn tính, ho lao, viêm họng.
Sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các cây thuốc khác.
Có nơi người ta dùng làm thuốc mát và thông tiểu, thông sữa, trừ dòi bọ, chữa sâu răng.
Liều dùng từ 10 – 20 g, dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc nấu cao.
Người dân hay dùng cây này giã nát cho vào mắm tôm để trừ dòi bọ.
Có vùng dùng lá giã nát nhét vào răng sâu chữa răng sâu.
Chữa đinh nhọt, viêm sưng vú, vết bầm tụ máu
Lấy một nắm cây Bọ mắm đem giã nát rồi đắp lên nơi sưng đau.
Chữa viêm mũi sưng đau
Lấy lá hay hoa cây Bọ mắm khoảng 15 – 20g, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước và đắp vào mũi nơi bị viêm (dùng bông gòn) ngày 3 – 4 lần.
Chữa ho, viêm đau họng
Cây Bọ mắm khô 10 – 20g, sắc lấy nước uống hoặc lấy lá hay hoa chừng 20 – 30g, giã nát với vài hạt muối, gạn lấy nước chia ra ngậm nuốt dần, mỗi ngày 1 thang, dùng 7 ngày liên tiếp.
Cây Bọ mắm có thể gây sẩy thai nên phụ nữ có thai không nên dùng.
Cây Bọ mắm là một loại cây thuốc dân gian được nhiều người biết đến, dễ trồng tại nhà. Tuy nhiên, nếu có ý định sử dụng lâu dài để chữa bệnh thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đừng sử dụng chúng một cách bừa bãi để tránh dẫn đến những hậu quả không mong muốn.
Nguồn Tham Khảo:
1. //tracuuduoclieu.vn/bo-mam.html
2. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc VIệt Nam. Nhà xuất bản Y học.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.