Tên Tiếng Việt: Bông móng tay.
Tên khác: Bóng nước, Cây nắc nẻ, Móng tay lồi, Phượng tiên hoa, Cấp tính tử.
Tên khoa học: Impatiens balsamina L., thuộc họ Bóng nước Balsaminaceae. Ngoài ra còn một số loại
Cây thảo, sống hàng năm, cao 30 – 50cm. Thân cây có hình trụ, nhẵn, màu lục nhạt, có thể pha đỏ tía. Lá mọc so le, hình mác, dài 6 – 8cm, rộng 2 – 2,5cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mép có răng cưa to, hai mặt nhẵn, màu lục nhạt.
Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, lưỡng tính, không đều, màu trắng, hồng, đỏ, tím hoặc vàng; 5 lá dài cùng màu với tràng, lá đài dưới có móng dài (cựa), hai lá dài bên nhỏ; 5 cánh hoa không đều, dính nhau ở gốc; 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn bao quanh nhụy; bầu thượng, 5 ô, đựng nhiều noãn.
Quả nang, có khía dọc, có lông, khi chín nứt thành 5 mảnh, và tung hạt đi rất xa; hạt tròn màu nâu.
Tại Việt Nam, cây mọc hoang, được trồng làm cảnh tại nhiều vườn. Ngoài ra, cây còn được thấy ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.
Bông móng tay là cây ưa ẩm và đặc biệt ưa sáng. Cây mọc từ hạt vào cuối mùa xuân và đầu mùa hè. Sau khi mùa hoa và quả kết thúc, cây tàn lụi. Quả chín tự mở, hạt phát tán sinh trưởng thành hệ cây mới.
Người ta dùng thân và cành để làm thuốc: Mùa hạ và mùa thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hoặc sấy khô, hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hoặc sấy khô. Có thể dùng tươi.
Ngoài ra người ta còn dùng hạt Bông móng tay với tên cấp tính tử. Quả chín hái về phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại cho khô.
Còn dùng lá tươi làm thuốc.
Trong toàn thân cây Bông móng tay có acid p-hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, acid gentisic C7H6O4, acid ferulic C10H10O4, acid p-cumaric C9H8O3, acid sinapic C11H12O5, acid cafeic C9H8O4, ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.
Lá chứa acid xinnamic, kaempferol – 3 arabinozit.
Thân chứa kaempferol – 3 – glucoside, quexetin pelargonidin và delphindin.
Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là acid parinaric hay acid A9, 10, 13, 15, -octadecatetraenoic C18H28O7 (khoảng 27%), balsaminasterol C27H40O. Ngoài ra còn có ∝ sipinaterol C29H48O (khoảng 0,015%), saponin, các đường đa (khi thủy phân cho ra glucoza và fructoza).
Hoa chứa lawsone C10H6O3, lawsonemetylete C11H8O3. Ngoài ra, tùy theo màu sắc của hoa mà thành phần cũng có sự khác biệt: Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphinidin; hoa tím chứa malvidin glucoside; hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng glucozit. Dịch ép của hoa Bông móng tay có tác dụng kháng sinh mạnh.
Rễ có cyanidin, methylen – 3,3’ – bilawson, lawson, 2 -methoxy – 1,4 – naptoquinon, scopoletin, isofraxidin, spinasterol.
Cây Bông móng tay được ghi trong “Bản thảo cương mục” với tên phượng tiên, hạt Bông móng tay được ghi trong “Cứu hoang bản thảo” với tên Cấp tính tủ.
Theo những tài liệu xưa toàn cây Bông móng tay có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng trừ phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, và thường dùng chữa phong thấp, vết thương sưng đau, rắn rết cắn. Sách cổ có viết phụ nữ có thai không dùng được.
Hạt có vị hơi đắng, tính ôn, hơi có đọc, vào hai kinh Can và Tỳ, có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương.
Lá được người dân dùng nấu nước gội đầu giúp cho tóc mọc tốt.
Tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn
Chất lawson được chiết từ các bộ phận trên mặt đất của cây Bông móng tay có tác dụng kháng nấm mạnh, có thể ức chế hoàn toàn sự phát triển một số nấm. Dịch chiết bằng methanol từ cây Bông bóng tay cho một dẫn chất naphthoquinone đó là 2 – methoxy -1,4 – naphthoquinone, chất này có tác dụng chống nấm rất mạnh đối với các chủng Candida albicans, Aspergillus niger, Cryptococcus neoformans và Epidermophyton floccosum. Tác dụng diệt nấm của 2 – methoxy -1,4 – naphthoquinone đối với E. floccosum tương đương với tác dụng của nystatin. Chất này cũng có tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng gram dương như Bacillus subtilis và các chủng gram âm như Salmonella typhimurium. Tác dụng kháng khuẩn đối với các chủng gram âm kém hơn so với các chủng gram dương.
Thí nghiệm với các chủng Staphylococcus aureus, Klebsiella pneumoniae, Escherichia coli và Trichophyton mentagrophytes, kết quả cho thấy dịch chiết bằng methanol, bằng nước từ lá và thân cây Bông móng tay đều có tác dụng đối với S. aureus, K. pneumoniae, T. mentagrophytes nhưng không có tác dụng với E. coli. Dịch chiết từ lá của Bông móng tay có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn dịch chiết từ thân cây, dịch chiết bằng methanol có tác dụng kháng khuẩn mạnh hơn dạng chiết nước.
Bốn loại peptide được chiết từ hạt Bông móng tay đã được chứng minh có tác dụng ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn và nấm mà không độc đối với tế bào người nuôi cấy. Các peptide trên được đặt tên là Ib – AMP1, Ib – AMP2, Ib – AMP4. Chúng gồm 20 acid amin và đến nay là những peptide nhỏ nhất có nguồn gốc từ cây cỏ với tác dụng kháng khuẩn đã được công nhận.
Tác dụng kích thích tử cung
Các dạng chiết cồn, chiết nước của hạt Bông móng tay đối với tử cung bình thường cũng như người có thai trên thỏ và chuột lang đều cho thấy có tác dụng kích thích trương lực cơ tử cung tăng và tần số co bóp tăng nhanh.
Dạng chiết nước hoa Bông móng tay sử dụng trên thỏ bị gây mê bằng đều cho thấy có tác dụng kích thích khi sử dụng bằng đường tĩnh mạch và tiêm bắp.
Tác dụng chống phản vệ
Hoa màu trắng của cây Bông móng tay được xác định có tác dụng chống phản ứng phản vệ nhờ lysozym lòng trắng trứng gà trên chuột: Kết quả chứng minh các dạng chiết và hợp chất phenolic của Bông móng tay ức chế sốc phản vệ và phản ứng phản vệ.
Tác dụng ngừa thai
Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng cái cho thấy nước hoa Bông móng tay uống liên tục 10 ngày có tác dụng ngừa thai rõ rệt, ức chế chu kỳ động dục của động vật thí nghiệm.
Tác dụng khác
Nghiên cứu của Wang và cộng sự (2009) đánh giá khả năng chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori kháng kháng sinh. Các chủng H. pylori thử nghiệm có khả năng kháng clarithromycin, metronidazol và levofloxacin. Kết quả cho thấy tất cả các phần chiết xuất (rễ/thân/lá, hạt và vỏ) của Bông móng tay đều thể hiện hoạt tính diệt khuẩn H. pylori. Wang và cộng sự (2011) cho thấy các hợp chất của 2-methoxy-1,4-naphthoquinone được phân lập từ vỏ và rễ/thân/lá của Bông móng tay có tác dụng diệt trừ vi khuẩn H. pylori và hoạt tính của 2-methoxy-1,4-naphthoquinone tương đương với hoạt tính của amoxicillin.
Li và cộng sự (2015) đã phân tích các kết quả xét nghiệm sinh học cho thấy các hợp chất NMR (1D và 2D), UV, IR và HR-ESI-MS có hoạt tính chống xơ gan đáng chú ý chống lại các tế bào hình sao gan ở chuột và hoạt động chống bệnh tiểu đường chống lại α-glucosidase.
Nghiên cứu của Oku và Ishiguro (2001) kiểm tra tác động của chiết xuất ethanol 35% từ cánh hoa Bông móng tay và các hợp chất hoạt động chính từ ethanol đối với triệu chứng ngứa mạn tính cũng như sự phát triển của viêm da mô hình chuột bị viêm da dị ứng. Kết quả cho thấy ethanol ở liều 100mg/kg ức chế đáng kể hành vi gãi nghiêm trọng ở chuột bị viêm da, liều 10 microg/kg kaempferol 3-rutinoside và 2-hydroxy-1,4-naphthoquinone (lawsone) được phân lập từ ethanol cũng ức chế hành vi gãi ở chuột bị viêm da.
Liều dùng toàn cây Bông móng tay: 10 – 15g/ngày, sắc nước uống. Khi dùng ngoài thì giã nát đắp tại chỗ hoặc dùng nước sắc để rửa.
Liều dùng hạt Bông móng tay: 2,4 – 4,5g/ngày, sắc nước uống hoặc dùng viên hoàn, bột.
Rễ Bông móng tay: 9 – 15g/ngày.
Hoa Bông móng tay: 1,5 – 3g hoa phơi khô hoặc 3 – 9g hoa tươi sắc nước uống.
Chữa phong thấp
Cây Bông móng tay phối hợp với Ngũ gia bì, Uy linh tiên. Sắc nước uống.
Chữa vết thương do hung khí
Cây Bông móng tay tươi, giã nát, ép lấy nước, uống với rượu.
Chữa bế kinh ở phụ nữ
Hoa Bông móng tay (3 – 6g), sắc nước uống.
Chữa hóc xương
Hạt hoặc rễ Bông móng tay nhai nhỏ, ngậm trong miệng, cố gắng giữ thuốc ở gần vị trí đau, không được nuốt. Rồi dùng nước ấm để súc miệng.
Hoặc có thể tán hạt Bông móng tay thành bột mịn rồi thổi vào cổ họng, không được nuốt.
Chữa bệnh tràng nhạc, phát bối, nổi hạch vùng cổ
Dùng Bông móng tay tươi sau đó giã nát, đắp vào vùng bệnh. Mỗi ngày đắp 2 – 3 lần.
Chữa nghẹn họng ở người cao tuổi
Hạt Bông móng tay được tẩm mật ong, phơi khô rồi tán thành bột mịn, trộn với hồ để làm thành viên hoàn, kích thước mỗi viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng uống 8 viên với rượu.
Trị đau nhức lưng
Thân cây Bông móng tay 10g, nhân Hạt đào 15g, Nho chua 10 quả, thái nhỏ và mang đi phơi khô, sắc uống liên tục trong 7 ngày.
Trị mẩn ngứa
Lá hoặc hoa Bông móng tay tươi, xát vào chỗ bị bệnh, mỗi ngày xát 4-5 lần.
Chữa mụn nhọt, lở loét, sưng tấy, đau nhức
Sử dụng cây Bông móng tay tươi, rửa sạch, giã nát, thêm một lượng nhỏ muối, và dùng đắp lên khu vực bệnh.
Phụ nữ có thai không được dùng Bông móng tay.
Không được sử dụng Bông móng tay chung với các thuốc chống đông máu khác.
Sử dụng thường xuyên một lượng lớn cây Bông móng tay có thể gây nguy hiểm. Bởi vì cây chứa nhiều khoáng chất và nguyên tố hóa học do đó khi sử dụng liên tục có thể gây khó hấp thu cho bạn.
Cây tươi Bông móng tay chứa độc nhưng khi đun chín hoặc sấy khô thì chất độc sẽ bị tiêu hủy.
Ngoài ra, bạn nên thận trọng khi sử dụng cây Bông móng tay nếu bạn có một trong những bệnh dưới đây:
Nguồn Tham Khảo:
- Đỗ Tất Lợi (2004). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
- Viện dược liệu. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
- N,Cl-Codoped Carbon Dots from Impatiens balsamina L. Stems and a Deep Eutectic Solvent and Their Applications for Gram-Positive Bacteria Identification, Antibacterial Activity, Cell Imaging, and ClO(-) Sensing: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34746591/
- Antioxidant and antimicrobial activities of ethanol extract from the stem and leaf of Impatiens balsamina L. (Balsaminaceae) at different harvest times: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/23760032/
- Antioxidant and antimicrobial properties of various solvent extracts from Impatiens balsamina L. stems: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/22582943/
- In vitro activity of Impatiens balsamina L. against multiple antibiotic-resistant Helicobacter pylori: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19655409/
- Depside derivatives with anti-hepatic fibrosis and anti-diabetic activities from Impatiens balsamina L. flowers: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26183117/
- In Vitro Activity of 2-methoxy-1,4-naphthoquinone and Stigmasta-7,22-diene-3β-ol from Impatiens balsamina L. against Multiple Antibiotic-Resistant Helicobacter pylori: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/19773391/
- Antipruritic and antidermatitic effect of extract and compounds of Impatiens balsamina L. in atopic dermatitis model NC mice: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11536380/
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.