Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Hoa bóng nước: Loại cây vừa làm cảnh, vừa chữa bệnh

Hoa bóng nước: Loại cây vừa làm cảnh, vừa chữa bệnh

By Công Đông Y
Hoa bóng nước: Loại cây vừa làm cảnh, vừa chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hoa bóng nước: Loại cây vừa làm cảnh, vừa chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Hoa bóng nước có tên khoa học là Impatiens balsamina L, có tác dụng chữa rắn cắn, sưng tấy (cả cây giã đắp), làm máu lưu thông (hạt), phong thấp, bị thương sưng đau (cả cây). Hạt chữa kinh nguyệt bế tắc, khó đẻ, u khối tân sinh, nấc nghẹn, hóc xương.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Bóng nước.

Tên khác: Móng tay; phượng tiên hoa; nắc nẻ; móng tay lồi; bông móng tay; phượng tiên hoa; cấp tính tử…

Tên khoa học: Impatiens balsamina L. Họ: Balsaminaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Cỏ mọc hàng năm, có thể cao 40 cm. Lá mọc so le, có cuống, hình mác, đầu nhọn, mép có răng cưa rất rõ, dài 7 – 8 cm, rộng 2 – 2,5 cm. Hoa mọc ở nách lá, lưỡng tính không đều, màu đỏ hay trắng, 5 lá dài cùng màu với tràng, không đều. Lá dài trước hình cựa, 5 cánh, 5 nhị, chỉ nhị ngắn, bao phấn dính sát nhau chung quanh nhụy, 5 lá noãn họp thành bầu thượng 5 ô, mỗi ô đựng nhiều noãn. Quả nang nứt thành 5 mảnh xoắn lại tung hạt đi xa.

Hoa bóng nước: Loại cây vừa làm cảnh, vừa chữa bệnh
Hoa bóng nước

Phân bố, thu hái, chế biến

Mọc hoang và được trồng làm cảnh tại nhiều vườn ở khắp nước ta. Còn thấy mọc và trồng ở miền nam Trung Quốc, Ấn Độ.

Người ta dùng thân và cành làm thuốc: Mùa hạ và thu, hái cây trừ bỏ rễ, lá và hoa quả, phơi hay sấy khô, hoặc nhúng vào nước đun sôi rồi phơi hay sấy khô. Có thể dùng tươi.

Ngoài ra người ta còn dùng hạt bóng nước với tên cấp tính tử. Hái quả chín về phơi khô, đập lấy hạt, phơi lại cho khô.

Còn dùng lá tươi làm thuốc.

Bộ phận sử dụng

Toàn cây.

Thành phần hoá học

Trong toàn thân cây bóng nước có axit p – hydroxybenzoic có tính chất kháng sinh, axit gentisic C7H6O4, axit ferulic C10H10O4, axit p – cumaric C9H8O3, axit sinapic C11H12O5, axit cafeic C9H8O4, ngoài ra còn scopoletin C10H8O4.

Lá chứa axit xinnamic (nhục quế toan) kaempferol – 3 arabinozit và kaempferol).

Thân chứa kaempferol 3 – glucozit, quexetin, pelargonidin, cyaniđin, và delphindin.

Hạt chứa 17,9% chất béo. Trong chất béo có thành phần chủ yếu là axit parinaric hay axit A9, 10, 13, 15, – octadecatetraenoic C18H28O7 (khoảng 27%) balsaminasterol C27H20O. Ngoài ra còn có sipinaterol C29H44O (khoảng 0,015%), saponin, các đa đường (khi thủy phân cho glucoza và fructoza).

Hoa chứa lawsone C10H6O3, lawsonemetylele C11H8O3. Ngoài ra còn tùy theo màu sắc của hoa mà thành phần thay đổi: Hoa trắng chứa leucocyanidin, leucodelphinidin, hoa tím chứa malvidin glucozit, hoa đỏ chứa pelargonidin, paeonidin và delphinidin dưới dạng glucozit. Dịch ép của hoa bóng nước có tác dụng kháng sinh mạnh.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Cây bóng nước được ghi trong “Bản thảo cương mục” với tên “Phượng tiên”, hạt bóng nước được ghi trong “Cứu hoang bản thảo” với tên “Cấp tính tử”.

Tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Sách cổ nói phụ nữ có thai không dùng được.

Hạt có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương.

Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.

Theo y học hiện đại

Không có thông tin.

Hoa bóng nước chữa bệnh
Hoa bóng nước dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn

Liều dùng & cách dùng

Tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng chữa phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn. Ngày uống từ 4 đến 12 g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Sách cổ nói phụ nữ có thai không dùng được.

Hạt có tác dụng giáng khí, hành ứ, thường dùng chữa kinh nguyệt bế tắc, đẻ khó, nấc nghẹn, hóc xương. Ngày dùng 3 lần,mỗi lần 4 – 6 g dưới dạng thuốc bột hay viên.

Lá được nhân dân dùng nấu nước gội đầu làm cho tóc mọc tốt.

Hoa bóng nước dược liệu
Hoa bóng nước vừa làm cảnh, vừa có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài thuốc kinh nghiệm

Không có thông tin.

Lưu ý

Phụ nữ có thai không dùng được.

Bóng nước là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Bóng nước có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

//tracuuduoclieu.vn/hoa-bong-nuoc.html

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

TÂN DI

Bài Viết Sau

UẤT KIM – Curcuma longa

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

Bài Viết Nổi Bật

DIỆP HẠ CHÂU – Phyllanthus urinaria

DIỆP HẠ CHÂU – Phyllanthus urinaria

HƯƠNG PHỤ TỬ – Cyperus rtundus Linn

HƯƠNG PHỤ TỬ – Cyperus rtundus Linn

Sen (Hạt): Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Sen (Hạt): Vị thuốc quý trong y học cổ truyền

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook