Tên tiếng Việt: Cây bông ổi.
Tên khác: Trâm ổi; thơm ổi; ổi tàu; hoa ngũ sắc; trâm hôi; tứ thời; tứ quý.
Tên khoa học: Lantana camara L. Đây là loài thực vật thuộc họ Verbenaceae (Cỏ roi ngựa).
Cây nhỏ mang nhiều cành ngang, có lông và gai ngắn quặp về phía dưới. Lá hình bầu dục, đầu nhọn, mặt xù xì, mép có răng cưa, mặt trên có lông ngắn, cứng, mặt dưới lông mềm hơn, phiến lá dài 3 – 9 cm, rộng 3 – 6 cm, cuống lá ngắn, phía trên cuống có dài.
Hoa không cuống, màu trắng, vàng, vàng cam hay đỏ mọc thành bông hình cầu gần giống như hình đầu. Hoa có lá bắc hình mũi giáo. Đài hình chuông, có hai môi. Tràng hình ống có 4 thùy không đều. Quả hình cầu, màu đỏ nằm trong lá đài, mang hai hạch cứng, xù xì.
Cây nguồn gốc các nước Trung Mỹ, sau được phổ biến đi khắp các nước vùng Viễn Đông, Mangat, Tân Calêđônia. Tại Tân Calêđônia, cây mọc hoang và phát triển tới mức độ chính phủ ở đây phải ra lệnh triệt hết những cây này dù chỉ giữ một gốc để làm cảnh cũng không được phép.
Tại Việt Nam cây được trồng làm cảnh và mọc dại. Toàn thân cây tỏa ra một mùi đặc biệt, có người ưa nhưng cũng có người không ưa.
Các bộ phận của cây bông ổi được thu hái quanh năm. Dược liệu sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc tích trữ bằng cách phơi hay sấy khô.
Lá và cành được dùng làm thuốc; hái về phơi hay sấy khô.
Lá, hoa và rễ.
Lá: Trong lá tươi của cây mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ có hoa, lá có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31 – 0,68%.
Hoa khô: Chứa tinh dầu (0,07%), terpen bicyclic (8%), L-alpha-phelandren (10 – 12%).
Vỏ cây: Lantanin (một dạng alkaloid) 0,08%.
Cây bông ổi Ấn Độ: Chứa tinh dầu bao gồm các thành phần chủ yếu như cameren, cameren, còn có isocameren.
Rễ: Vị ngọt, hơi đắng. Lá: Tính mát, vị đắng, có mùi hôi. Hoa: Vị ngọt, tính mát.
Quy kinh: Chưa có thông tin ghi nhận.
Theo y học cổ truyền, bông ổi có tác dụng:
Lá: Hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.
Hoa: Có tác dụng cầm máu.
Rễ: Có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.
Lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.
Lá bông ổi có tác dụng tiêu độc, tiêu sưng. Còn hoa bông ổi có tác dụng cầm máu
Ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn tử cung
Chiết xuất từ đài hoa bông ổi có khả năng ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung được co giãn.
Làm giảm huyết áp
Tác dụng kháng sinh, giảm ho, trị viêm họng
Chiết xuất tinh dầu từ hạt bông ổi thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Staphylococcus aureus hay Bacillus subtilis… Chất này cũng đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm, đặc biệt là nấm trychophyton.
Dùng ngoài không kể liều lượng. Một số nơi người dân dùng lá cây bông ổi giã nát đắp lên những vết thương, vết loét. Người ta cho rằng lá bông ổi có tính chất sát trùng lên da, cầm máu. Người ta còn dùng đắp nơi rắn cắn và cho vào nồi nước xông chữa cảm mạo, sốt.
Ngày: 10 – 12 g dạng thuốc sắc.
Chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu
Chuẩn bị: Lá tươi hoặc dùng 30 g lá khô, với 10 g gừng khô.
Thực hiện: Giã lá tươi đắp ngoài hoặc lá khô và gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
Điều trị cảm sốt, chứng ôn nhiệt trong mùa hè
Chuẩn bị: 15 g hoa cây bông ổi tươi, rửa sạch.
Thực hiện: Sắc dược liệu với 200 ml nước lấy 50 ml. Gạn ra uống hết 1 lần. Mỗi liệu trình uống thuốc trong 5 ngày liên tục.
Chữa viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt
Chuẩn bị: Lá tươi.
Thực hiện: Nấu lá tươi để rửa ngoài.
Chữa đau bụng thổ tả
Chuẩn bị: 15 cụm hoa tươi, rửa kỹ và ngâm nước muối 15 phút.
Thực hiện: Đem hoa sắc với 400 ml nước trong 10 phút. Thêm vào vài hạt muối ăn, quậy tan rồi tắt bếp. Chia thuốc làm 2 lần dùng.
Lá và hoa bông ổi được sử dụng trong nhiều bài thuốc dân gian
Một số lưu ý khi dùng cây bông ổi:
Trong lá cây bông ổi có một số chất độc như lantanin alkaloid, lantadene A . Sử dụng bộ phận này với liều cao (trên 30 g) theo đường uống có thể gây bỏng rát dạ dày, ruột, làm giãn nở các cơ và khiến cho quá trình tuần hoàn máu bị rối loạn.
Không nhầm với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) cũng gọi là Hoa ngũ sắc.
Cây này không có tác dụng chữa viêm xoang mũi như cây cứt lợn Ageratum conyzoides. Chú ý tránh dùng lầm.
Bông ổi là loài cây dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng bông ổi có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Vì thế, bạn và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Thay vào đó, hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến.
Nguồn Tham Khảo:
1) //thuocdongduoc.vn/bong-oi-Lantana-camara
2) //tracuuduoclieu.vn/bong-oi.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.