Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cát Căn (Củ Sắn Dây): Dược liệu phổ biến giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể

Cát Căn (Củ Sắn Dây): Dược liệu phổ biến giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể

By Công Đông Y

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cát Căn (Củ Sắn Dây): Dược liệu phổ biến giúp giải nhiệt, làm mát cơ thểcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Vị thuốc cát căn là rễ củ (Radix Puerarie) cạo vỏ phơi khô của cây sắn dây. Công dụng chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt hoặc chế tinh bột làm thực phẩm, làm thuốc.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cát căn.

Tên gọi khác: Củ sắn dây, Bạch cát, Cam cát căn, Phấn cát, Khau cát, Bẳn mắm kéo.

Tên khoa học: Pueraria thomsoniBenth.

Họ: Fabaceae (Đậu).

Đặc điểm tự nhiên

Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10 m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân cây hơi có lông. Lá kép gồm 3 lá chét; lá chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2 – 3 thuỳ rõ rệt, phiến lá chét dài 7 – 15 cm, rộng 5 – 12 cm có lông nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn. Hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài 9 – 10 cm, rộng 10 mm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang. Được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc.

Từ cuối tháng 10 đến tháng 3 – 4 năm sau, người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10 – 15 cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,50 – 1 cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.

Bộ phận sử dụng

Dược liệu này là rễ củ (Radix Puerarie) cạo vỏ phơi khô của cây sắn dây.

Thành phần hoá học

Rễ chứa các hợp chất isoflavon (puerarin, daidzein,daidzin), puerosid A, puerosid B, hợp chất glucosid nhóm olean tritrerpen.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo tài liệu cổ: Sắn dây vị ngọt, cay, tính bình, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát. Theo y học cổ truyền, sắn dây có tác dụng:

  • Chữa cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau, sởi mọc không đều.

  • Chứa viêm ruột, kiết lỵ kèm theo sốt, khát nước.

  • Bột pha nước uống có đường giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể.

Theo y học hiện đại

Điều trị huyết áp cao

Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng Cát căn trị cổ gáy cứng cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển với 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triệu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp.

Giãn động mạch vành

Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát căn có tác dụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp.

Tác dụng đối với tim mạch

Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó.

Liều dùng & cách dùng

Dùng liều uống 8 – 12 g mỗi ngày, dạng thuốc sắc. Có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa cảm mạo

Chuẩn bị: Sài hồ 4 g, Cát căn 8 – 12 g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 – 8 g, Cam thảo 2 g, Cát cánh 4 – 8 g, Thạch cao 16 g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả.

Thực hiện: Sắc nước uống.

Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều

Chuẩn bị: Thăng ma 6 – 10 g, Cát căn 8 – 16 g, Thược dược 8 – 12 g, Chích thảo 2 – 4 g.

Thực hiện: Sắc nước uống ngày 1 thang.

Chữa chứng nhiệt tả (Viêm ruột cấp, lị trực khuẩn)

Chuẩn bị: Cát căn 12 – 20 g, Hoàng cầm 12 g, Hoàng liên 8 g, Cam thảo 4 g.

Thực hiện: Sắc nước uống.

Chữa chứng nhiệt khát lâu ngày ở trẻ nhỏ

Chuẩn bị: 20 g cát căn.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Bột rắc những nơi mồ hôi ẩm ướt

Chuẩn bị: Bột sắn dây 5 g, thiên hoa phấn 5 g, hoạt thạch 20 g.

Thực hiện: Trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa.

Lưu ý

Cát căn là loài cây dược liệu phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng cát căn có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

1. //thuocdongduoc.vn/cat-can-Pueraria-montana-var-chinensis

2. //tracuuduoclieu.vn/san-day.html

3. //uphcm.edu.vn/caythuoc/index.php?q=node/145

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Củ cải đường: Vị thuốc chữa kiết lỵ từ thực phẩm quen thuộc

Bài Viết Sau

Cây Cải cúc: Loại rau có nhiều tác dụng chữa bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Đơn Buốt: Vị thuốc dùng ngoài chữa dị ứng

Đơn Buốt: Vị thuốc dùng ngoài chữa dị ứng

THIÊN MÔN – Asparagus cocjinchinensis

THIÊN MÔN – Asparagus cocjinchinensis

Sắn dây: Vị thuốc thanh nhiệt ngày hè

Sắn dây: Vị thuốc thanh nhiệt ngày hè

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook