Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cát sâm: Thảo dược thanh nhiệt, nhuận phế vùng đồi núi

Cát sâm: Thảo dược thanh nhiệt, nhuận phế vùng đồi núi

By Công Đông Y
Cát sâm: Thảo dược thanh nhiệt, nhuận phế vùng đồi núi

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cát sâm: Thảo dược thanh nhiệt, nhuận phế vùng đồi núicung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cát sâm là những cây thân gỗ nhỏ, mọc hoang dại ở những vùng đồi núi của nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Cát sâm được dùng để bổ mát, chống suy nhược, kém ăn, ho nhiều đờm, sốt về chiều, bí đái, nhức đầu (Rễ sắc hoặc tán bột uống).

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cát sâm.

Tên gọi khác: Sâm nam; Sâm chèo mèo; Sâm trâu; Sâm chuột; Sâm sắn; Nam sâm; Cát muộn; Sơn liên ngẫu; Ngưu đại lực; Đại lực thự; Kim chung; Đảo điếu kim chung; Độc cước lập; Hang chởn.

Tên khoa học:Millettia speciosa Champ. ex Benth.

Họ: Fabaceae (đậu).

Đặc điểm tự nhiên

Cát sâm là cây nhỏ, thân gỗ, cành non có nhiều lông mềm. Lá kép lông chim, mọc so le, có cuống dài phủ đầy lông, lá chét 7 – 13, thường là 11, hình mũi mác thuôn hoặc bầu dục.

Cụm hoa tận cùng thành chùy, có lông, dài 10 – 20 cm; hoa rất nhiều, màu trắng ngà, lá bắc dạng lá, dài có răng tam giác, mặt ngoài phủ đầy lông; tràng hoa nhẵn ở mặt ngoài, cánh cờ rộng. Quả phủ đầy lông mềm, thắt lại ở các hạt; hạt 4 – 6 có vỏ khá dày màu đen. Mùa hoa quả: Tháng 7 – 12.

Rễ củ hình trụ đều hay hai đầu thuôn nhỏ, được cắt thành đoạn dài 5 cm đến 15 cm, đường kính 1 cm đến 4 cm, có khi bổ dọc thành từng miếng. Mặt ngoài màu vàng nhạt đến vàng nâu, có nhiều vết nhăn dọc và rãnh ngang. Mặt cắt ngang màu trắng ngà, nhiều bột, có những tia ruột như hình nan hoa bánh xe.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cát sâm mọc hoang dại ở những vùng đồi núi của nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, như Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Tây, Hòa Bình.

Chế biến: Một số nơi trồng để lấy củ làm thuốc. Rễ củ đào ở những cây đã trồng được hơn một năm, vào thu đông, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Không phải chế biến gì khác, hoặc tẩm nước gừng hoặc nước mật rồi sao vàng.

Cát sâm: Thảo dược thanh nhiệt, nhuận phế vùng đồi núi
Cát sâm được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta

Bộ phận sử dụng

Người ta thường dùng thân rễ (rễ củ), củ trồng 1 năm, khô ngoài vỏ, trong trắng có ít xơ, nhiều bột thì tốt. Không dùng thứ trên một năm, nhiều xơ, ít bột.

Thành phần hoá học

Cát sâm chứa tinh bột và alcaloid.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Theo Đông y, cát sâm có vị ngọt, tính bình, vào hai kinh phế và tỳ. Tác dụng:

  • Thuốc bổ mát, thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng sắc.

  • Đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính, ho.

Theo y học hiện đại

Cát sâm có công dụng giúp lợi tiểu.

Cát sâm giúp lợi tiệu
Cát sâm giúp lợi tiệu

Liều dùng & cách dùng

Thuốc bổ mát, thường dùng trong những trường hợp suy nhược, ho, sốt khát nước, nhức đầu, tiểu tiện khó khăn, dùng riêng hay phối hợp với nhiều vị thuốc khác dưới dạng sắc. Mỗi ngày dùng 10 – 20 g, có thể dùng tới 40 g.

Đau nhức thấp khớp, đau lưng, viêm gan mãn tính, ho. Ngày uống 40 – 80 g dưới dạng thuốc sắc.

Cách bào chế: (Theo kinh nghiệm Việt Nam)

Đào củ về rửa sạch, thái lát hoặc chẻ đôi ra phơi khô. Khi dùng thứ thái lát khô rồi thì dùng sống hoặc tẩm nước gừng, hoặc tẩm mật sao qua dùng. Thứ chẻ đôi khi dùng rửa qua nước (nếu cần) ủ cho mềm thấu, thái lát phơi khô, dùng sống hoặc dùng chín như trên.

Bài thuốc kinh nghiệm

Thuốc bổ dùng cho những người yếu, ho, sốt khát nước

Chuẩn bị: Cát sâm 12 g, mạch môn 12 g, thiên môn 8 g, vỏ rễ dâu 8 g, nước 400 ml.

Thực hiện: Sắc còn 200 ml chia ba lần uống trong ngày.

Cát sâm dùng bồi bổ cho người yếu, ho, sốt
Cát sâm dùng bồi bổ cho người yếu, ho, sốt

Thuốc chữa sốt, khát nước

Chuẩn bị: Cát sâm 12 g, cát căn 12 g, cam thảo 4 g, nước 400 ml.

Thực hiện: Sắc còn 200 ml. Chia ba lần uống trong ngày.

Thuốc chữa kém ăn, suy nhược cơ thể

Chuẩn bị: Cát sâm tẩm nước gừng sao vàng.

Thực hiện: Ngày 30 g sắc uống.

Lưu ý

Không dùng chung với Lê lô; đang nôn mửa, ỉa chảy do lạnh, không phải âm hư, phổi rảo, không nên dùng.

Cát sâm là loài cây gia vị đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Cát sâm có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.

Nguồn Tham Khảo:

1. //tracuuduoclieu.vn/cat-sam.html

2. //thuocdongduoc.vn/bao-che-cat-sam

3. //duocdienvietnam.com/cat-sam-re/#Cach_dung_lieu_luong_cat_sam

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cám gạo: Những tác dụng tuyệt vời ít ai biết

Bài Viết Sau

Cảo bản: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Trầm hương đạo khí tán (Ngự dược viện)

20/01/2025

TỨ QUÂN TỬ THANG GIA SÀI HỒ THANH BÌ

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

TRUNG HÒA THANG

TRUNG HÒA THANG

Bài Viết Nổi Bật

Cỏ gà: Loại cỏ dại thân thuộc và hữu dụng

Cỏ gà: Loại cỏ dại thân thuộc và hữu dụng

Bọ mắm: Điều trị ho lâu năm, viêm phế quản mãn tính cực hay

Bọ mắm: Điều trị ho lâu năm, viêm phế quản mãn tính cực hay

Hải kim sa: Trị bệnh đường tiết niệu

Hải kim sa: Trị bệnh đường tiết niệu

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook