Tên Tiếng Việt: Mã đề.
Tên khác: Mã Đề Thảo, Xa Tiền tử, Xa tiền thảo.
Tên khoa học: Plantago asiatica L.(Plantago major L. var. asiatica Decaisne). Thuộc họ Mã đề Plantaginaceae.
Mã đề là loại cỏ thân ngắn, mọc thành cụm, có cuống lá dài, phiến lá hình thìa hay hình trứng, có gân dọc theo sống lá, hội tụ ở ngọn và gốc lá. Hoa mã đề có cuống dài, mọc từ kẽ lá. Hoa lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi đính nhau ở gốc hoa, tràng hoa màu nâu, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá đài. Nhị 4 với chỉ nhị mảnh và dài, 2 lá noãn chứa nhiều tiểu noãn. Quả thuộc nhóm quả hộp bên trong chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng. Ngày nay ngoài thu hái tự nhiên, cây bông mã đề còn được trồng. Trồng cây bông mã đề bằng hạt thì cần chọn lựa những cây to khỏe có hạt đen bóng. Cây thường được trồng vào mùa thu và mùa xuân, nhưng mùa thu là mùa cây phát triển tốt nhất Mã đề phát triển tốt ở vùng đất màu mỡ, giàu dinh dưỡng, ẩm vừa phải.
Đặc điểm vi phẫu bột dược liệu giúp định danh và phân biệt mã tiền thảo với các loại thảo dược khác. Trong đó tổng thể bột toàn cây màu xanh nâu nhạt. Thành phần bột dược liệu gồm các mảnh biểu bì mặt trên và mặt dưới lá, các tế bào có vách uốn lượn mang nhiều lỗ khí. Tế bào mô mềm hình đa giác với vách mỏng. Mảnh mạch xoắn, mạch mạng, mạch vạch. Hạt tinh bột hình cầu hay hình đa giác. Mảnh nội nhũ có tế bào hình đa giác, kích thước đều nhau.
Phân bố
Phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở các châu lục.Ở Việt nam, mã đế mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở khắp nước ta.
Thu hái
Cây bông mã đề được thu hái vào tháng 7 – 8 hàng năm, lúc quả chín và lá phát triển tốt nhất. Sau khi thu hái cây mã đề được đi phơi hoặc sấy khô, đồng thời loại bỏ các tạp chất như đất, bộ phận kém chất lượng,… Tiếp theo là đập vỏ để lấy hạt rồi lọc qua rây, mang đi phơi hoặc sấy khô.
Chế biến
Không phải chế biến gì đặc biệt. Phần lá mã đề khi dùng gấp có thể hái quanh năm, có thể dùng tươi mà không cần phơi sấy.
Toàn thân cây bông mã đề được dùng làm thuốc. Mỗi bộ phận cây mã để cho các vị thuốc sau:
Xa tiền tử (Semen Plantaginis): Là hạt cây bông mã đề phơi hay sấy khô.
Mã để thảo (Herba plantaginis): Là toàn cây bông mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô.
Lá mã để (Folium plantaginis): Là lá tươi cây bông mã đề phơi hoặc sấy khô.
Toàn cây chứa một glucozit gọi là aucubin hay rinantin còn gọi là aucubozit.
Trong lá có chất nhảy, chất đắng, carotene, vitamin C, vitamin K, yếu tố T (có người gọi là vitamin T), axit xitric.
Trong hạt chứa nhiều chất nhầy, axit plantenolic, adenin và choline.
Tính vị, quy kinh: Cây bông mã đề có vị ngọt, tính hàn, quy 3 kinh can, thận và tiểu trường.
Công dụng: Tác dụng lợi tiểu, thanh can phong nhiệt, thanh phế, chỉ khái.
Chủ trị: Trên thực tế mã để được dùng làm thuốc lợi tiểu, nhuận tràng, chữa ho, viêm khí quản, đau mắt đỏ đau.
Chống trầm cảm
Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất dầu hạt bông mã đề có tác dụng chống trầm cảm đáng kể.
Chống ung thư
Dịch chiết từ P. Major và cây mã đề có hoạt tính chống bệnh bạch cầu, chống ung thư và chống vi-rút, cũng như hoạt động điều chỉnh miễn dịch qua trung gian tế bào.
Nhuận tràng
Dịch chiết từ hạt cây mã tiền có thể hoạt động như một chất bôi trơn để thúc đẩy quá trình nhuận tràng do chất xơ hòa tan giúp giảm triệu chứng tổng thể ở IBS bị táo bón và có hiệu quả trong việc kiểm soát táo bón mãn tính, táo bón vô căn.
Gout
Dịch chiết từ cây mã đề ức chế đáng kể hoạt động của XOD (Xanthine oxidase) và nó có thể được sử dụng để giảm tình trạng tăng axit uric máu và điều trị bệnh gút.
Chống oxy hóa
Hoạt chất trong dịch chiết từ cây bông mã đề có tác dụng chống oxy hóa và chống glycation. Vì vậy, nó có thể được sử dụng để nghiên cứu về tác dụng của các dịch chiết thảo dược tự nhiên nhằm ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.
Hạ áp
Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy huyết áp tâm thu, tâm trương và huyết áp trung bình (SBP, DBP và MBP) đã giảm đáng kể sau khi tiêm dịch chiết từ hạt cây bông mã tiền một lần và dài hạn vào dạ dày. Tần số tim cũng như sự tích lũy collagen được cải thiện ở nhóm thử nghiệm so với nhóm chứng (chỉ dùng nước cất).
Ngoài ra, điều trị này còn làm giảm đáng kể lượng protein tổng số trong nước tiểu, tỷ lệ nitơ urê huyết thanh và creatinin huyết thanh và tăng kali huyết thanh. Nồng độ angiotensin I (AngI), angiotensin II (AngII), tỷ lệ Ang II so với Ang I trong huyết thanh và aldosterone (ALD) đã giảm xuống sau khi điều trị. Ngoài ra, dịch chiết từ hạt cây mã tiền và các thành phần hoạt chất chính của phenylethanoid glycosid, bao gồm isoacteoside, plantamajoside và Acteoside có tác dụng ức chế hiệu quả hoạt hóa men chuyển angiotensin (ACE) trong ống nghiệm. Những phát hiện này cho thấy dịch chiết từ hạt cây mã tiền có tác dụng điều trị tăng huyết áp có thể liên quan đến cơ chế ức chế ACE và đồng thời bảo vệ tổn thương các cơ quan đích trước sự ảnh hưởng của chứng tăng huyết áp.
Điều trị rối loạn mỡ máu và rối loạn đường huyết
Nghiên cứu chiết xuất hạt mã tiền (Plantago asiatica L. – PSE) đối với bệnh béo phì và các rối loạn chuyển hóa liên quan ở chuột được gây ra chế độ ăn nhiều chất béo (HF). Kết quả cho thấy PSE không làm thay đổi lượng thức ăn hoặc trọng lượng cơ thể nhưng làm giảm tỷ lệ mô mỡ trắng ở bụng, kích thước tế bào mỡ màu trắng/nâu, cholesterol toàn phần trong huyết thanh, chất béo trung tính (TG), cholesterol lipoprotein mật độ thấp, axit béo tự do và nồng độ TG ở gan khi so với nhóm HF. Mức độ đường huyết lúc đói và khả năng dung nạp glucose được cải thiện ở nhóm PSE. Hơn nữa, PSE điều hòa tăng cường biểu hiện mRNA của các thụ thể kích hoạt chất tăng sinh peroxisome (PPAR) và các gen liên quan đến chuyển hóa axit béo và tiêu hao năng lượng ở gan và mô mỡ của chuột béo phì. Điều trị PSE cải thiện hiệu quả quá trình chuyển hóa lipid và glucose ở chuột béo phì.
Nhiễm trùng đường hô hấp
Chiết xuất nước từ cây bông mã tiền có thể có tác dụng giãn phế quản ở chuột lang. Tuy nhiên, tác dụng này kém hiệu quả hơn và thời gian tác dụng ngắn hơn so với salbutamol hoặc atropine. Trong các nghiên cứu ở người, dịch chiết từ cây bông mã tiền được cho là có hiệu quả trong điều trị viêm phế quản mãn tính, hen suyễn, ho và cảm lạnh.
Liều lượng: Liều dùng thông thường 3-6g mỗi ngày. Tùy theo từng bệnh cụ thể và từng cá nhân mắc bệnh mà điều chỉnh liều. Một số gợi ý liều dùng trong một số bệnh như sau:
Cách dùng: Cây bông mã đề có thể dùng bằng cách sắc nước uống, tán thành bột mịn, ăn như rau sống,… cùng với nhiều loại thảo dược khác.
Thuốc lợi tiểu
Chuẩn bị: Hạt bông mã tiền 10g, cam thảo 2g.
Cách dùng: Mang các loại dược liệu này sắc nước uống 1-2 lần/ ngày.
Chữa ho tiêu đờm
Chuẩn bị: Cây bông mã tiền 10g, cam thảo 2g,cát cánh 2g.
Cách dùng: Mang các loại dược liệu này sắc nước uống 1-2 lần/ ngày. Nếu không có cam thảo có thể dùng nước đường hoặc mật ong cho dễ uống.
Trị viêm đường tiết niệu, tiểu rắt tiểu buốt
Chuẩn bị: Xa tiền tử, Biển súc, Cù mạch, Chi tử, Mộc thông mỗi loại 10g, Hoạt thạch 20g, cam thảo 3g, đại hoàng 6g, đăng tâm 2g.
Cách dùng: Mang các loại dược liệu này sắc nước uống 1-2 lần/ ngày.
Bài thuốc điều trị đái ra máu, sỏi tiết niệu
Chuẩn bị: Bông mã đề 20g hoặc Xa tiền thảo 40g hoặc phối hợp Mã đề với Bạch linh, Bạch truật và Trạch tả mỗi loại 10g.
Cách dùng: Mang các loại dược liệu này sắc nước uống 1-2 lần/ ngày.
Trị mụn nhọt
Lá Mã đề tươi thái nhỏ, xào hoặc nấu thành canh cùng gan lợn dùng ăn kèm bữa cơm. Sử dụng liên tục 6 – 7 ngày. Hoặc có thể sử dụng lá bông mã đề tươi, giã nát sau đó đắp vào phần bị mụn, băng bó lại cẩn thận khoảng 1-2 ngày.
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng cây bông mã đề:
Phụ nữ mang thai cần tránh sử dụng thuốc này vì có thể gây co bóp tử cung.
Chiết suất từ cây bông mã đề có thể gây ra tác dụng phụ như sốc phản vệ, tắc nghẽn ngực, hắt hơi, chảy nước mắt, hen suyễn nghề nghiệp và tắc nghẽn dạ dày,…
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Y học cổ truyền để được chỉ định và hướng dẫn rõ ràng, tránh gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Nguồn Tham Khảo:
- Plantago asiatica L. polysaccharides: Physiochemical properties, structural characteristics, biological activity and application prospects: A review: //www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0141813023058890?via%3Dihub
- Extract of Plantago asiatica L. Seeds Ameliorates Hypertension in Spontaneously Hypertensive Rats by Inhibition of Angiotensin Converting Enzyme: //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31114496/
- Plantago asiatica L. Seed Extract Improves Lipid Accumulation and Hyperglycemia in High-Fat Diet-Induced Obese Mice: //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5535886
- The effect of antioxidant and whitening action on Plantago asiatica L. leaf ethanol extract for health care: //content.iospress.com/articles/technology-and-health-care/thc191744
- Plantago: //www.drugs.com/npp/plantain.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.