Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Rễ vàng: Dược liệu trị tê thấp, đau nhức, xương khớp cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Cây Rễ vàng hay còn gọi là Dây bánh nem, có tác dụng chính trong điều trị chốc lở đầu, tê thấp, phong bì, đau nhức xương khớp.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây Rễ vàng, Dây bánh nem.
Tên khác: Dây gan, Chửa vàng phùi (Thái).
Tên khoa học:Bowringia callicarpa Champ. ex Benth. Họ: Fabaceae (Đậu).
Đặc điểm tự nhiên
Cây rễ vàng là cây bụi, dây leo. Nhánh cây nhẵn bóng, có thể dài tới 20 – 25m.
Lá rễ vàng thon, chiều dài lá khoảng 6 – 13cm, bề rộng phiến lá khoảng 2,5 – 4cm. Lá nhẵn bóng ở mặt trên và mặt dưới. Cuống lá dài 1,2 – 3cm, phình ở hai đầu.
Hoa mọc thành cụm ở nách lá, hoa gù, dài 2 – 5cm. Cuống hoa mảnh; đài dạng đấu, có 5 răng rất nhỏ. Hoa có màu trắng, dài khoảng 13 – 15mm. Mùa hoa vào tháng 6 – 8, quả tháng 9 – 11.
Quả rễ vàng là quả họ đậu, có hình thoi, dạng màng dài 2,5 – 3cm, rộng 1,5cm, chứa 1 – 2 hạt màu đỏ, bóng.
Dễ nhầm với cây Hoàng đằng vì rễ cũng có màu vàng.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây rễ vàng phân bố nhiều ở khu vực Nam Trung Quốc, Campuchia, Lào, Việt Nam và Malaysia.
Cây thường phát triển mạnh mẽ dưới tán rừng, dọc các sông suối từ 500m tới độ cao 1100m. Ở Việt Nam, cây mọc nhiều ở Hòa Bình, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hải Hưng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nghệ An tới Quảng Nam – Đà Nẵng, Kontum.
Cây Rễ vàng ra hoa kết quả không nhiều. Quả khi già trở nên khô xác, quả sẽ tự tách mở làm rơi hạt ra ngoài và hay bị cuốn trôi theo dòng nước lũ.
Cây Rễ vàng có thể phát triển tiếp sau khi bị chặt. Ngoài ra, còn có thể trồng cây bằng hạt.
Rễ cây sau khi thu hoạch, rửa sạch, phơi khô để dành làm thuốc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận dùng của Cây Rễ vàng là rễ (Radix Bowringia Callicarpa).
Thành phần hoá học
Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu về thành phần hoá học của cây Rễ vàng.
Một số nghiên cứu gần đây của các tác giả người Anh về loài mọc ở Tây Phi có chứa chất thuộc nhóm oligosaccharide, đặc biệt là các chất thuộc nhóm oligo aminosid.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Công năng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, chữa lở đầu, tê thấp.
Theo y học hiện đại
Nghiên cứu của các tác giả người Anh về loài mọc ở Tây Phi có chứa chất thuộc nhóm oligosaccharide (đặc biệt là nhóm oligo aminosid), chất này có tác dụng kháng HIV.
Liều dùng & cách dùng
Liều dùng 6 – 12g.
Cách dùng: Sắc lấy nước đặc chữa tê thấp hoặc chữa chốc lở, mụn nhọt.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa chốc lở, mụn nhọt
Chuẩn bị: Rễ cây Rễ vàng 6 – 12g.
Thực hiện: Rễ nấu đặc lấy nước bôi chữa chốc lở, mụn nhọt. Ngoài ra, cây Rễ vàng có thể kết hợp với một số vị thuốc khác (như rễ Kim sương) cũng chữa lở loét, chốc đầu.
Chữa tê thấp
Chuẩn bị: Rễ cây Rễ vàng.
Thực hiện: Sắc uống chữa tê thấp.
Chữa thổ huyết, chảy máu cam, phát ban
Ở Trung Quốc, rễ và lá dây Bánh nem được dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam, sốt nóng, phát ban do huyết nhiệt.
Lưu ý
Cây Rễ vàng dễ bị nhầm lẫn với cây Hoàng đằng vì rễ cũng có màu vàng.
Nguồn Tham Khảo:
1. Tra cứu dược liệu: https://tracuuduoclieu.vn/day-banh-nem.html
2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Tập 1 (2006).
3. Tuyển tập 3033 Cây thuốc Đông Y (Tuệ Tĩnh).
4. Danh lục thành phần loài thực vật bậc cao có giá trị dược liệu ở tỉnh Thừa Thiên Huế: https://skhcn.thuathienhue.gov.vn/UploadFiles/TinTuc/2015/4/14/phu_luc.pdf
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.