Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây trẩu: Loài cây phổ biến ở nhiều nơi cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Trẩu là loại cây mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng từ cao đến thấp, miền núi cũng như đồng bằng ở khắp nước ta.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cây Trẩu.
Tên khác:
Thiên niên đồng; Trẩu núi; Cây dầu sơn.
Tên khoa học:Vernicia montana Lour. Đây là một loài thực vật họ Thầu dầu (Euphobiaceae).
Đặc điểm tự nhiên
Trẩu là một cây to, cao có thể tới 8m hay nhiều hơn, thân nhẵn.
Lá đa dạng, khi thì có thùy sâu, khi thì xẻ nông, khi thì nguyên và hình tim, mặt trên bóng, màu sẫm, mặt dưới mờ, màu nhạt. Các lá đa dạng đều có một đặc điểm chung: Ở gốc phiến lá và kẽ thùy bao giờ cũng có 2 tuyến đỏ nổi rõ, cuống lá dài 7 – 10cm.
Hoa đơn tính, cùng gốc, có khi khác gốc. Tràng 5, màu trắng, đốm tía ở móng tràng.
Quả hình trứng, màu lục, đường kính 35cm, mặt ngoài nhăn nheo, cấu tạo bởi 3 mảnh vỏ, mỗi mảnh có 1 đường gân nổi cao, 3 hạt có nội nhũ to chứa có lá xẻ thùy nhiều dầu.
Mùa hoa tháng 3 – 4, thường ra hoa trước khi lá non xuất hiện. Thường tháng 9 lại có một vụ hoa nữa. Quả của lứa hoa trước chín vào khoảng tháng 10.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cây Trẩu mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng từ cao đến thấp, miền núi cũng như đồng bằng ở khắp nước ta. Trẩu ưa đất mát, thoát nước, trên các dốc. Hầu hết các tỉnh đều có trẩu, miền Bắc như Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Hoà Bình, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại Hoa Nam Trung Quốc, trẩu mọc và được trồng ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây.
Tuy Trẩu không đòi hỏi đất lắm nhưng những nơi nào đất không có độ xốp vừa phải, đất không mát và không đủ tốt thì cây Trẩu chóng chết. Ở những đất thích hợp, cây Trẩu mọc rất nhanh, ra hoa ngay vào vào năm thứ 2 hay thứ 3, cành mọc thành tầng ngang, đều, ngay khi còn ít năm đã có thể cao tới 12 – 15m. Có thể trồng để che phủ chè, dứa, hoàng tinh hay cà phê. 100kg hạt cho trung bình 52kg nhân; 46,74kg vỏ hạt (hạt hụt chừng 1,26%). Một tạ hạt (cả vỏ) cho chừng 19 – 20kg dầu và 60 – 65kg khô.
Bộ phận sử dụng
Vỏ cây và hạt.
Thành phần hoá học
Hạt Trẩu có chứa tới 50 – 70% dầu. Dầu Trẩu lỏng màu vàng nhạt, chóng khô. Trong dầu Trẩu có chừng 70 – 79% acid stearic, 8 – 12% acid linoleic, 10 – 15% acid oleic.
Dầu Trẩu mau khô, khi kết thành màng có tính chất chống ẩm chịu được thời tiết biến đổi cao, sức co giãn tốt có tác dụng chốc gỉ.
Trong lá và hạt có saponosid độc không thể dùng làm thức ăn cho gia súc được.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Cây thường được sử dụng nhiều trong phạm vi nhân dân. Vỏ thân thường được dùng để chữa sâu răng, đau nhức chân răng. Hạt được dùng để chữa chốc lở, mụn nhọt hoặc được chế làm dầu ăn.
Dầu ép từ hạt được sử dụng để pha sơn và quét lên vải có tác dụng chống nước. Bã hạt thì được dùng để làm phân bón trong nông nghiệp.
Theo y học hiện đại
Cây Trẩu hiện chưa được nghiên cứu nhiều nên tác dụng vẫn chưa rõ ràng.
Liều dùng & cách dùng
Cây Trẩu được sử dụng chủ yếu ở dạng ngậm súc (không được nuốt).
Bài thuốc kinh nghiệm
Bài thuốc chữa sâu răng và đau nhức răng
Chuẩn bị: Rễ chanh, cây Trẩu, rễ cà dại và vỏ cây lai mỗi thứ một lượng vừa đủ.
Thực hiện: Sắc đặc rồi dùng nước ngậm và nhổ. Thực hiện nhiều lần trong ngày đến khi khỏi thì thôi.
Bài thuốc chữa mụn nhọt, chốc lở
Chuẩn bị: Nhân hạt Trẩu.
Thực hiện: Đốt thành than, tán bột mịn rồi hòa với mỡ lợn, sau đó thoa trực tiếp vùng da cần điều trị. Sử dụng nhiều lần trong ngày cho đến khi da lành hoàn toàn.
Lưu ý
Không được nuốt.
Nguồn Tham Khảo:
1) Tra cứu dược liệu Trẩu: https://tracuuduoclieu.vn/trau-dau-son.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.