Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây Chè dây: Loại dược liệu có nhiều tác dụng chữa bệnh cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Chè dây là một cây thuốc có ở nhiều nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và Việt Nam. Lá của cây Chè dây khi đắp có tác dụng giảm sưng vú. Ngoài ra cành và lá có tác dụng trị đau dạ dày – hành tá tràng.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Chè dây.
Tên khác:
Bạch liễm; Trà dây; Thau rả; Khau rả; Hồng huyết long; Điền bổ trà; Ngưu khiên tỵ; Chè hoàng gia; song nho Quảng Đông.
Tên khoa học:Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn.) Planch – một loài thực vật thuộc họ Nho (Vitaceae ).
Đặc điểm tự nhiên
Chè dây là một loại dây leo có thân và cành hình trụ, trên thân có các lông nhỏ, cứng.
Lá kép lông chim, hình xoan, dài khoảng 2,5 đến 7,5cm, đầu nhọn, gốc tròn, nhẵn. Mép lá có răng cưa, mặt lá nhẵn, mặt trên lúc khô có vết như nấm mốc, mặt bên dưới nhạt. Lá mọc so le, có 7 – 13 lá chét, lá kèm khô.
Hoa cây Chè dây có màu trắng. Đài hoa hình chén, có lông, tràng hoa có 5 cánh. Nhị hoa 5, có chỉ nhị mảnh. Hai noãn hoa trong một ô, mỗi bầu hoa có 2 ô, bầu hoa hình nón. Hoa mọc đối diện lá thành cụm (ngù) 3 – 6cm, có nhiều nhánh.
Cụm hoa mọc đối diện với lá thành ngù phân nhiều nhánh, rộng 3 – 6cm; hoa nhiều màu trắng; dài hình chén có lông mịn, 5 răng ngắn, tràng có 5 cánh; nhị 5, chỉ nhị mảnh; bầu hình nón có 2 ô, mỗi ô 2 noãn.
Quả cây Chè dây là quả mọng, lúc chín chuyển thành màu đen.
Phân bố, thu hái, chế biến
Chè dây phân bố ở nhiều nơi như Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Inđônêxia và Việt Nam. Ở Việt Nam, cây Chè dây mọc dại theo bụi ở nơi: Lào Cai, Hoà Bình, Hà Tây, Bắc Thái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng Nai. Cây được thu hoạch quanh năm.
Cây Chè dây rất khó phân biệt với cây Dây chè (Vernonia andersonii C.B.Clarke) thuộc họ Cúc. Tuy nhiên, dây chè có thân và rễ độc.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng của Dây chè là phần thân và lá trên mặt đất. Thu hoạch cây vào lúc chưa ra hoa. Sau khi thu hoạch cây được thái nhỏ và phơi khô dưới ánh nắng.
Thành phần hoá học
Chè dây có thành phần chính là flavonoid và tanin, chứa 2 loại đường là Glucose và Rhamnose. Lá chứa tanin (10.82 -13.30%), flavonoid toàn phần chiếm 18.15 +/- 0.36% trong đó myricetin chiếm 5.32+/- 0.04%.
Ở nước ngoài Ampelopsis cantoniensis (H.&A.) Pl.
Các hợp chất phân lập từ Chè dây: cantonienol, nootkatone, aromadendrane-4β,10β-diol, acid abscisic, acid 12-oxo-hardwickiic, acid betulinic, acid platanic, acid vanillic, resveratrol, nectandrin B, nectandrin A, 3,5,7-trihydroxychromone, 5,7,3′,4′,5′-pentahydroxyflavanone, taxifolin và myricitrin.
Công dụng
Theo y học cổ truyền
Chè dây có vị vị ngọt, tính mát. Công dụng của Chè dây bao gồm:
-
Lá cây điều trị bện đau dạ dày như ợ hơi, ợ chưa, viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
-
Gốc và rễ Chè dây điều trị các bệnh về gan như viêm gan. Ngoài ra còn có tác dụng trị cảm, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa. Cây Chè dây còn điều trị bệnh về máu và hệ tạo máu như viêm hạch bạch huyết cấp; giải độc do vi khuẩn.
-
Rễ cây Chè dây được dùng khi chấn thương, phong thấp và tê đau.
-
Lá cây đắp bên ngoài vết thương để cầm máu.
Theo y học hiện đại
Tác dụng chống loét dạ dày
Khi thí nghiệm trên chuột loét dạ dày với flavonoid toàn phần, với liều liều 1g/kg/ngày x 4 ngày. Kết quả thí nghiệm ghi nhận chỉ số loét ở lô chứng và lô thuốc lần lượt là 7,1 và 2,66 (thuốc làm giảm loét 62,5%).
Tác dụng giảm đau
Khi thí nghiệm trên chuột với liều 1 g/kg tiêm dưới da cho thấy tác dụng giảm cơn quặn giảm 50 – 80%.
Tác dụng kháng khuẩn
Với thí nghiệm đĩa thạch cho thấy flavonoid toàn phần có tác dụng với Bacillus subtilis (nồng độ 1% gần bằng ampicillin 0,2 UI/ml).
Tác dụng chống oxy hóa
Kết quả của phản ứng oxy hóa lipid màng tế bào gan chuột nhắt trắng là malonyl dialdehyd (MDA). Đây là hoạt chất phản ứng với acid thiobarbiturie và tạo ra một chất phức có màu. Phức này khi đo cường độ màu ở 532nm sẽ tính được MDA sinh ra nhiều hay ít. Các thuốc có tác dụng chống oxy hóa sẽ hạn chế phản ứng oxy hóa lipid, do đó sẽ làm hàm lượng MDA sinh ra.
Liều dùng & cách dùng
Thuốc được dùng với liều mỗi ngày từ 10 – 50g. Pha dùng như chè, có thể uống riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Bài thuốc kinh nghiệm
Điều trị đau dạ dày
-
Chuẩn bị: 30 – 50g dược liệu chè dây.
-
Thực hiện: Có thể hãm hoặc sắc uống. Dùng nhiều lần. Dùng liên tục trong 15 – 30 ngày.
Phòng ngừa sốt rét
-
Chuẩn bị: Chè dây 60g, lá Hồng bì 60g. các dược liệu sau 12g mỗi thứ gồm có: Rễ cỏ xước, lá Đại bi, lá Tía tô, lá hoặc vỏ cây Vối, rễ Xoan rừng.
-
Thực hiện: Thái nhỏ các dược liệu sau đó phơi khô. Thực hiện sắc thuốc với 400ml nước đến khi còn 100ml. Uống trong ngày.
Điều trị tê thấp đau nhức
-
Chuẩn bị: Lá Chè dây tươi.
-
Thực hiện: Lá Chè dây tươi sau khí hái giã nát. Sau đó hơ nóng và gói vào vải sạch, đắp vào chỗ đau nhức sẽ làm giảm đau.
Lưu ý
Chè dây là loài cây dược liệu đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Chè dây có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
1. https://tracuuduoclieu.vn/che-day.html
2. https://thuocdongduoc.vn/che-day-%20Ampelopsis-cantoniensis
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.