Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Chìa vôi: Loại cây có nhiều tác dụng

Chìa vôi: Loại cây có nhiều tác dụng

By Công Đông Y
Chìa vôi: Loại cây có nhiều tác dụng

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Chìa vôi: Loại cây có nhiều tác dụngcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Từ lâu đời, cây Chìa vôi đã được biết đến là một trong những loại dược liệu có nhiều tác dụng dược lý. Đặc biệt là có thể đáp ứng được với các triệu chứng của bệnh lý xương khớp như phong thấp đau nhức xương. Ngoài ra, nó còn được dùng để chữa bong gân, chấn thương, sung nề, tụ máu.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng việt: Chìa vôi.

Tên khác: Bạch phấn đằng, Đậu sương.

Tên khoa học: Cissus triloba (Lour.) Merr. (C. modecoides Planch.) thuộc họ Nho (Vitaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây nhỏ, mọc leo, dài 2 – 4m; thân tròn nhẵn, gốc có củ, toàn thân phủ phấn trắng (nên có tên là bạch đằng phấn).

Tua cuốn hình sợi đơn. Lá đơn, hình dạng thay đổi, thường xẻ thùy chân vịt, phía cuống hình tim, dài và rộng đến 6 – 8cm, những lá phía gốc hình mác gần như nguyên, các lá phía trên chia 5 – 7 thùy dài gần bằng nhau, mép hơi có răng cưa. Hoa màu vàng nhạt, mọc thành ngù đối diện với lá, nhưng ngắn hơn lá và có cuống. Quả nang tròn, 5 – 6mm, khi chín màu đen. Ở C. modecoides var. modeccoides, thùy lá rất sâu; ở C. modecoides var. subintegra Gagnep, thùy lá rất cạn.

Cây mọc hoang ở rừng thưa, ven suối, rừng ẩm có ánh sáng,cũng gặp ở bờ bụi, hàng rào. Chìa vôi cũng được trồng ở nhiều nơi vùng đồng bằng. Cây ra hoa tháng 4 – 8, có quả tháng 5 – 10.

Chìa vôi: Loại cây có nhiều tác dụng
Cây Chìa vôi

Phân bố, thu hái, chế biến

Ở nước ta, cây Chìa vôi mọc từ Lào Cai, Thái Nguyên, Ninh bình vào Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận và thành phố Hồ Chí Minh. Cây có phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Australia.

Rễ củ và dây thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào mùa khô. Củ tròn, to bằng quả trứng gà, mấy củ dính liền với gốc cây, hai đầu củ hơi nhọn, ngoài đen, trong trắng. Đào về, rửa sạch, ngâm một đêm cho mềm, thái mỏng, phơi khô. Khi dùng đem củ ngâm nước vo gạo, còn dây thì cắt ngắn, tẩm rượu sao hoặc tán bột.

Chìa vôi khô
Chìa vôi khô

Bộ phận sử dụng

Rễ củ, dây lá.

Thành phần hoá học

Thân dây Chìa vôi chứa hợp chất phenolic, acid amin, saponin, acid hữu cơ.

Ngọn lá non có tỷ lệ %: Nước 91,3; protid 1,4; glucid 5,4; xơ 1,1; tro 0,8; trong tro có carotene 1,5 mg%, vitamin C 42,5 mg%.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Củ Chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the, tính mát, có tác dụng thông kinh, phá huyết, trừ tê thấp, lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng.

Nhân dân thường dùng ngọn non và lá nấu nước chua. Củ thường dùng chữa đau nhức xương, đau nhức đầu, tê thấp, gân xương co quắp, sưng tấy, mụn nhọt và chữa rắn cắn. Cây Chìa vôi cũng dùng làm thuốc xổ, nhuận tràng.

Để chữa mụn nhọt sưng tấy, vừa uống trong, vừa giã dây lá với muối đắp ngoài.

Để chữa rắn cắn, giã lá với muối, nhai nuốt nước, bã đắp. Có thể phối hợp với Chu me đất hoa vàng, Quế chi, Gừng, Lá trầu không, Vôi, giã nát, thêm nước gạn uống, lấy bã đắp.

Ở Lạng Sơn, người ta dùng thân cây Chìa vôi rửa sạch, sát trùng nong cổ tử cung sau đó cho uống thuốc kích thích sự co bóp tử cung để gây sẩy thai. Việc làm này nhanh và có kết quả nhưng đôi khi vẫn phải nạo lại.

Chìa vôi hỗ trợ trị đau lưng, thoát vị đệm
Chìa vôi là vị thuốc hỗ trợ đau lưng, thoát vị đệm, bong gân hiệu quả

Theo y học hiện đại

Tác dụng lợi tiểu

Dây Chìa vôi cho chuột được tiêm liều độc nọc rắn hổ mang uống có tác dụng nâng cao tỷ lệ chuột sống và kéo dài thời gian cầm cự của chuột đối với liều độc nọc rắn hổ mang so với chuột ở lô đối chứng tiêm nọc rắn không uống dây chìa vôi. Chìa vôi có tác dụng lợi tiểu.

Kết hợp trị sỏi thận

Đã áp dụng một bài thuốc sắc uống để điều trị sỏi niệu quản gồm dây Chìa vôi, kim tiền thảo cùng một số dược liệu khác, trên những bệnh nhân có sỏi với đường kính không quá lớn 0,5cm, chức năng thận còn tốt, hoặc chỉ giảm nhẹ. Kết quả điều trị có 57% bệnh nhân đạt mức khá, 17% bệnh nhân đạt mức trung bình, 26% bệnh nhân đạt mức kém. Trong số 51 bệnh nhân có kết quả khá, có 38 bệnh nhân đái ra sỏi, 13 bệnh nhân mất hình cản quang trên phim chụp tia X, nhưng không có cảm giác đái ra sỏi rõ rệt. Ca đái ra sỏi sớm nhất sau 6 tháng và chậm nhất sau 42 tháng. Sỏi đái ra đều là sỏi cản quang (calci oxalate và carbonat).

Liều dùng & cách dùng

Ngày dùng 10 – 30g dược liệu, sắc uống, có thể ngâm rượu uống. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Bài thuốc kinh nghiệm

Phong thấp đau nhức xương

Chìa vôi 20g, Dây đau xương 15 g, rễ lá Lốt 15g, nước 500ml, sắc còn 250ml, chia 3 lần uống trong ngày (theo lương y Lê Minh).

Bong gân, chấn thương, sưng nề, tụ máu

Lá Chìa vôi, lá Đau xương, lá Thầu dầu tía, ba vị bằng nhau, giã nát, trộn với giấm hoặc rượu (một miếng đắp cần khoảng 20ml giấm hoặc rượu) sao nóng, đắp và bó vào chỗ bị chấn thương, khi khô lại thay miếng khác, làm 1 – 2 lần trong ngày (theo lương y Lê Minh).

Chữa mụn ổ dà ở nách, nhọ ở vú (Nam dược thần hiệu)

Lá, dây Chìa vôi giã nát, trộn với lòng trắng trứng gà, đắp vào chỗ đau.

Chữa rắn độc cắn

Dây lá Chìa vôi 20g, Chu me đất hoa vàng 20g, Quế chi 8g, gừng 8g, lá Trầu không 20g, giã nhỏ, thêm nước, gạn uống, bã đắp lên vết rắn cắn.

Bài thuốc chứa sỏi niệu quản

Dây Chìa vôi 16g, Cỏ bợ 50g, Kim tiền thảo 30g, Rễ dứa dại 30g, Cỏ hàn the 30g, Ngải cứu 20g. Nếu sỏi ở cao cho thêm cỏ xước 12g. Nếu đau nhiều cho thêm Chỉ xác 12g. Nếu đái ra máu nhiều, cho thêm Cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống, ngày một thang.

Lưu ý

Chìa vôi là một dược liệu có nhiều tác dụng quý. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để có thể phát huy hết công dụng và kiểm soát các tác dụng không mong muốn của dược liệu đối với sức khỏe.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

  2. Viện Dược Liệu (2006). Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cây Cải xoong: Loại gia vị có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Cam thảo dây: Vị thuốc mang “độc tính” trong mình

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc MỘC QUA HOÀN

MỘC QUA HOÀN

18/01/2025

Chỉ thực cửu bạch quế chi thang (Kim quỹ yếu lược)

18/01/2025

Đan chi tức thống thang ( Thiên gia diệu phương)

18/01/2025

Đào nhân hóa trệ thang (Y lược giải âm)

18/01/2025

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

MỘC QUA HOÀN

MỘC QUA HOÀN

Chỉ thực cửu bạch quế chi thang (Kim quỹ yếu lược)

Chỉ thực cửu bạch quế chi thang (Kim quỹ yếu lược)

Đan chi tức thống thang ( Thiên gia diệu phương)

Đan chi tức thống thang ( Thiên gia diệu phương)

Bài Viết Nổi Bật

Cúc áo hoa vàng (Cây cúc áo)

Cúc áo hoa vàng (Cây cúc áo)

Cây Cỏ may: Loại cỏ có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cây Cỏ may: Loại cỏ có nhiều tác dụng chữa bệnh

Phan tả diệp: Vị thuốc quý có hoa màu vàng và tác dụng chữa táo bón

Phan tả diệp: Vị thuốc quý có hoa màu vàng và tác dụng chữa táo bón

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook