Tên Tiếng Việt: Chuối hột.
Tên khác: Chuối chát.
Tên khoa học:Musa balbisiana Colla, thuộc họ Musaceae (Chuối).
Thân giả cao 2 – 4m, to màu xanh. Lá to, có phiến dài, xanh hơi mốc mốc, be, xanh. Buồng hoa nằm ngang; mo đỏ sẫm, không quấn lên.
Quả có cạnh, thịt quả nạc chứa nhiều hạt to 4 – 5mm.
Chuối hột có nguồn gốc từ hoang dại. Cây phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Lào và Malaysia. Ở Việt Nam, Chuối hột đã được trồng từ lâu để lấy lá gói bánh; quả chín ăn được; còn hạt được coi là một vị thuốc quý.
Tất cả các bộ phận của cây Chuối hột từ thân rễ, thân, lá đến hoa, quả, hạt đều được dùng.
Bộ phận dùng làm thuốc: Quả, củ, thân – Fructus, Rhizoma et Caulis Musae Balbisianeae.
Không có thông tin.
Chuối hột có vị ngọt, chát, tính bình, quy kinh: Tỳ, Phế, Can.
Chuối hột giải mọi thứ độc, lương huyết, thoái nhiệt, giải phiền khát, lợi tiểu, tiêu cơm, làm hết đau bụng và sát trùng.
Người ta thường trồng Chuối hột lấy lá gói bánh tét tốt hơn lá các loài chuối khác.
Quả xanh dùng ăn chấm nước mắm, mắm tôm. Bắp Chuối dùng ăn gỏi. Quả Chuối hột chín dùng ăn cũng như Chuối hột trị bệnh đường ruột. Quả Chuối xanh cũng được sử dụng trị sỏi đường tiết niệu.
Củ Chuối hột thường dùng đắp trị bỏng lửa.
Thân cây dùng chữa tâm nhiệt phát cuồng, nói sảng; nước cây Chuối hột dùng trị đái đường.
Nore – pinephrin, dopamine, catecholamine và serotonin trong Chuối có tác dụng trị loét đường tiết hóa, đau tạng phủ và táo bón.
Chuối hột thường được dùng để ngâm rượu, sắc uống hoặc dùng ngoài. Dược liệu không có độc tính nên có thể dùng với liều lượng lớn.
Chữa bệnh sỏi thận:
Thái mỏng 7 – 8 quả Chuối hột, đem sao vàng, hạ thổ vài ngày rồi đem sắc, uống 3 – 4 bát mỗi ngày vào lúc no. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi như pha trà, ngày uống 3 – 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy chỉ cần một vốc tay lát Chuối đã sao. Uống 1 – 2 ngày đã thấy đi tiểu ra sỏi.
Chữa tâm nhiệt phát cuồng:
Dùng thân cây Chuối hột, nhét giun đất (Ðịa long) vào trong, nướng kỹ, vắt lấy nước cho uống.
Ðái tháo đường:
Tìm cây Chuối hột nào dạng nhú mọc bắp Chuối độ 2 tấc, đem chặt ngang gốc để chừng 2 tấc, lấy dao khoét một lỗ bằng cái tô, để một đêm, sáng ngày ra lấy chén mà múc nước uống, chỉ sau một tuần là giảm bệnh.
Chữa kiết lỵ:
Vỏ Chuối hột (40g) phơi khô sao hơi vàng, tán bột; quế chi (4g), cam thảo (2g) tán bột. Trộn đều 2 bột luyện với mật làm viên uống 2 – 3 lần trong ngày với nước ấm chữa đau bụng kinh nhiên.
Hoặc vỏ Chuối hột 20g, rễ gai tầm xoọng 20g, vỏ quả lựu 20g, rễ tầm xuân 20g, búp ổi 10g phơi khô, thái nhỏ.
Sắc uống chữa kiết lỵ:
Củ Chuối hột giã nát vắt lấy nước uống chữa sốt cao, mê sảng.
Hoặc: Củ Chuối hột kết hợp với củ sả, tầm gửi gạo hay vỏ cây táo (mỗi thứ 4g) thái nhỏ sao vàng, sắc với 200ml nước còn 50ml. Uống làm 1 lần trong ngày chữa lỵ ra máu.
Chữa ho:
Củ Chuối hột kết hợp với tầm gửi cây dâu, rễ cỏ tranh, thài lài tía, mỗi thứ 15g sắc uống.
An thai:
Củ Chuối hột, củ Chuối rừng, rễ cây móc mỗi thứ 10 – 20g sao vàng sắc uống an thai. (Đồng bào dân tộc Thái ở Tây Bắc).
Chữa răng đau:
Thân cây Chuối hột còn non, cắt một đoạn nướng chín ép lấy nước ngậm.
Hỗ trợ giảm cân:
Hàm lượng chất xơ cao trong thân cây Chuối giúp giảm cân. Sử dụng thân cây Chuối theo khuyến nghị hàng ngày là 25g nhưng nếu bạn muốn giảm cân nhanh, có thể tăng tới 40g/ngày. Chất xơ có trong thân cây Chuối làm chậm giải phóng đường và chất béo được tích trữ trong các tế bào cơ thể. Nước ép thân cây Chuối và gừng trộn với sữa bơ có tác dụng giảm cân hiệu quả.
Tăng cường cơ tim:
Hàm lượng kali trong thân cây Chuối giúp tăng cường cơ tim. Nó cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh. Bên cạnh đó, các loại vitamin A, B6 và C có một số lợi ích sức khỏe như chữa các bệnh về da, bài tiết haemoglobin hoặc sản xuất insulin.
Loại bỏ độc tố:
Thân cây Chuối hỗ trợ cho quá trình thải độc cho cơ thể.
Cải thiện nhu động ruột:
Thân Chuối giúp chữa tiêu hóa và cải thiện nhu động ruột.
Giảm chứng ợ chua:
Nếu bạn bị ợ chua thường xuyên, nước ép thân Chuối có thể làm giảm nồng độ axit đồng thời giảm chứng ợ chua.
Điều trị thiếu máu:
Hàm lượng sắt và vitamin B6 trong thân cây Chuối làm tăng số lượng hemoglobin trong máu và thực sự có lợi cho những người bị thiếu máu.
Điều hòa huyết áp:
Các thành phần trong thân cây Chuối có tác dụng điều hòa huyết áp.
Trị nhiễm trùng đường tiểu:
Thân cây Chuối cũng là một phương thuốc tuyệt vời cho các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Uống nước ép thân cây Chuối 2 – 3 lần/tuần. Các lợi ích khác của thân cây chuối bao gồm điều trị các biến chứng liên quan đến tử cung, vàng da, đau do côn trùng cắn và bệnh tim.
Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc, mà cần pha loãng để uống làm nhiều lần trong ngày.
Nguồn Tham Khảo:
//tracuuduoclieu.vn/chuoi-hot.html
Đỗ Huy Bích, Đặng Quang Chung, Bùi Xuân Chương, Nguyễn Thượng Dong, Đỗ Trung Đàm, Phạm Văn Hiền, Vũ Ngọc Lộ, Phạm Duy Mai, Phạm Kim Mãn, Đoàn Thị Nhu, Nguyễn Tập, Trần Toàn. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập I, Trang 463 – 464.
//suckhoedoisong.vn/loi-ich-suc-khoe-khong-ngo-cua-than-cay-chuoi-169123703.htm
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.