Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cỏ chân vịt: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Cỏ chân vịt: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

By Công Đông Y
Cỏ chân vịt: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cỏ chân vịt: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cỏ chân vịt, một loại cây thảo thường sống 1 năm, mọc ở những vùng ruộng ẩm ướt của vùng đồng bằng Nam Bộ: Đồng Tháp, Cần Thơ. Rễ và hạt cỏ chân vịt được dùng làm thuốc trị giun ở dạng bột với liều lượng từ 2g đến 8g. Cây tươi giã nát cùng với với bơ, bột và đường thành một loại bánh ngừa quá trình lão hóa tóc và rụng tóc.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cỏ chân vịt.

Tên khác: Duyên giao; Bọ xít; Cây trứng vịt; Cây thủy hảo; Cây cỏ chửa; Cỏ thia lịa, Cỏ chân vịt ấn.

Tên khoa học: Sphaeranthus indicus L. Họ: Asteraceae (Cúc).

Đặc điểm tự nhiên

Cây thảo nhẵn, mọc đứng, thường rất sum sê, cao từ 0,5m đến 1m. Thân cành có mặt cắt tam giác, có cạnh nhăn nheo do đường men của phiến lá. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn hình mác, dài 2,5cm đến 7cm, rộng từ 1,5cm đến 2cm, gốc bè ôm thân, đầu lá tù, mép khía răng nhỏ hoặc còn nguyên.

Các cụm hoa mọc đối diện lá thành đầu kép có hình dạng cầu hoặc hình trứng, màu hồng hoặc tím nhạt, dài từ 1cm đến 3cm; có cánh ở cuống hoa; hoa cái nhiều có tràng hẹp, hình ống 3 răng; hoa lưỡng tính có từ 1 đến 3 cái ở giữa, tràng hoa hình trứng ngược có 5 thùy và nhị 5 có tai nhọn.

Cỏ chân vịt có quả bế, dạng trụ, có khía rãnh, quả có lông.

Mùa ra hoa – quả: Khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau.

Cỏ chân vịt: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh
Cây Cỏ chân vịt

Phân bố, thu hái, chế biến

Cỏ chân vịt, một loại cây thảo thường sống 1 năm, ưa sáng, mọc ở trên những vùng đất ẩm còn tương đối màu mỡ ở các ruộng trồng màu trong thung lũng và gần các nguồn nước. Cây con được mọc từ hạt, hay xuất hiện vào khoảng cuối mùa xuân. Cây phân nhánh sớm và tăng trưởng nhanh trong mùa hè. Đến mùa thu, khi quả đã già, cây tàn lụi. Hạt giống phát tán quanh cây mẹ, tồn tại qua đông, đến mùa xuân năm sau nảy mầm và bắt đầu một vòng đời mới.

Bộ phận sử dụng

Cả cây trừ rễ. Thu hái vào thời điểm cây chưa có hoa. Phơi hoặc sấy khô.

Thành phần hoá học

Phần trên mặt đất của Cỏ chân vịt chứa alcaloid sphaeranthin. Ngoài ra còn có các hợp chất được tìm thất từ lá như squalene, spinasterol, và stigmasterol và 0,01% tinh dầu nhớt màu vàng sẫm. Trong hoa tươi tìm thấy tinh dầu.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Lá non Cỏ chân vịt luộc ăn dùng cho phụ nữ mới đẻ nhanh hồi phục lại sức.

Đối với Y học dân gian của Ấn Độ, Cỏ chân vịt dùng làm thuốc làm dịu da. Nước ép lá được dùng súc miệng chữa viêm họng.

Tại Mỹ, cao nước của cành và lá Có tác dụng diệt gián.

tác dụng của cỏ chân vịt
Cỏ chân vịt giúp phụ nữ sau sinh hồi phục sức khỏe

Theo y học hiện đại

Kháng viêm, giảm đau nhức, đau đầu, đau nửa đầu.

Hỗ trợ hệ tiêu hóa, dễ tiêu hóa.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn, ho do giãn phế quản.

Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, nâng cao sức đề kháng vì rất giàu chất chống oxy hóa.

Có lợi cho hệ thần kinh trong điều trị các bệnh thần kinh.

Có tác dụng bổ thận, lợi tiểu.

Điều trị các bệnh viêm da, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng và không để lại sẹo.

Squalene bảo vệ tim mạch có liên quan đến việc ức chế sự tích tụ lipid thông qua các đặc tính làm giảm lipid và/ hoặc chống oxy hóa.

Spinasterol kháng khuẩn chống lại Streptococcus mutans, S. sorbinus.

Stigmasterol làm giảm nồng độ cholesterol trong huyết tương.

Liều dùng & cách dùng

Lá non cỏ chân vịt luộc ăn dùng cho phụ nữ mới đẻ nhanh hồi phục lại sức. Cả cây phơi khô, tán bột, rây mịn dùng chữa ho, ho gió, ho có đờm, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần một thìa cà phê.

Ở Ấn Độ, Rễ và hạt Cỏ chân vịt được dùng làm thuốc trị giun ở dạng bột với liều lượng từ 2 g đến 8 g. Cây tươi giã nát cùng với với bơ, bột và đường thành một loại bánh ngừa quá trình lão hóa tóc và rụng tóc. Hạt được chiên trong dầu vừng hoặc rễ dùng nấu nước uống được xem như là thuốc kích dục mạnh. Nước sắc của cây cũng dùng chữa rối loạn đường tiết niệu. Hoa được dùng nhai, nuốt với mục đích điều trị viêm màng kết.

Bài thuốc kinh nghiệm

Hỗ trợ trị đau đầu, đau nửa đầu

Chuẩn bị một lượng cây chân vịt tươi. Đem giã lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước cốt một lần, mỗi lần uống từ 10 đến 15ml.

Hỗ trợ bôi ngoài da, điều trị ngứa da, ghẻ lở

Lá Chân vịt khô đem nghiền nhỏ thành dạng bột, hòa thêm nước ấm vào bột và thoa lên phần da bị ngứa. Ngày thoa 2 lần.

Cỏ Chân vịt giúp thanh nhiệt, giải độc

Dùng hoa khô Cỏ Chân vịt, nghiền nhỏ và rây lấy bột mịn. Dùng uống, mồi lần dùng1/4 muỗng cà phê hòa trong nước ấm.

cỏ chân vịt chữa đau đầu
Cỏ chân vịt chữa đau đầu

Lưu ý

Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng.

Nguồn Tham Khảo:

1. Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam (tập 1): //drive.google.com/file/d/188I9jkHJDFobKYPcFpfcKtIvpYZLiOo-/view?fbclid=IwAR2vHmO62AA8m8YDSJEAiC9fOdV_S8JjjuhKoxcnIKTvhdqjlOrpfFWe0-M

2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: //drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cỏ đuôi lươn: Vị thuốc chữa bệnh hậu sản

Bài Viết Sau

Cúc áo hoa vàng (Cây cúc áo)

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

Bài Viết Nổi Bật

THÍCH HIỆU TÁN

THÍCH HIỆU TÁN

Huyết lình: Vị thuốc Đông y kỳ lạ từ loài khỉ

Huyết lình: Vị thuốc Đông y kỳ lạ từ loài khỉ

Cây tu hú: Dược liệu có nhiều công dụng trong y học cổ truyền

Cây tu hú: Dược liệu có nhiều công dụng trong y học cổ truyền

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook