Tên Tiếng Việt: Cọ lùn.
Tên khoa học:Serenoa repens (W. Bartram) Small. Họ: Cau (Arecaceae).
Cây cọ lùn là loài cọ nhỏ với lá màu xanh có hình cây quạt. Hoa cọ lùn màu trắng với quả màu vàng nhưng chuyển dần sang màu xanh đen khi chín.
Cây cọ lùn có xuất xứ từ Bắc Mỹ, mọc trên các cồn cát dọc biển Đại Tây Dương và bờ biển Caribbean từ miền Nam Carolina đến Texas. Hạt được trồng vào mùa xuân, cây phù hợp sinh trưởng trên đất khô và nhiều ánh nắng.
Quả chín được thu hoạch vào mùa thu, phơi khô, bỏ hạt.
Quả của cây cọ lùn.
Dịch chiết ethanol ngoài chứa acid béo tự do chuỗi ngắn như capric, caprylic, lauric and myristic acids thì còn chứa Palmitic, stearic, oleic, linoleic and linolenic acids. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hợp chất phytosterols như beta-sitosterol, stigmasterol, ampesterol and cycloartenol, aliphatic alcohols and polyprenic.
Dạng sử dụng trong y học là dịch chiết dầu (saw palmetto).
Từ cách đây 200 năm, người Mỹ đã có thường sử dụng quả của cây cọ lùn như một loại thực phẩm hàng ngày.
Ngoài ra họ còn sử dụng quả của cây cọ lùn để: Tăng cường sinh lý nam, cải thiện chất lượng giấc ngủ, giúp mọc tóc nhanh hơn, chống rụng tóc, điều trị một số bệnh liên quan đến tiết niệu và sinh sản, đặc biệt là bệnh phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới. Người Maya sử dụng cọ lùn như một loại thuốc bổ, còn thổ thân Seminoles thì dùng với tác dụng long đờm và kháng khuẩn.
Dịch chiết Saw palmetto chuẩn hóa được cho phép sử dụng rộng rãi ở châu Âu, ở đây các sản phẩm thảo dược chiếm 1/3 doanh số các sản phẩm được sử dụng để điều trị bệnh phì đại tuyến tiền liệt lành tính. Các triệu chứng đường tiết niệu liên quan đến phì đại tiền liệt tuyến mức độ nhẹ đến trung bình đã được chứng minh là cải thiện đồng thời có ít tác dụng không mong muốn hơn thuốc chẹn kênh alpha và thuốc ức chế 5-reductase trên nhiều nghiên cứu lâm sàng.
Cơ chế tác dụng của dịch chiết từ cây cọ lùn lên bệnh phì đại tiền liệt tuyến:
Công dụng của dầu cọ lùn (Saw palmetto) đã được ứng dụng để sản xuất nhiều sản phẩm điều trị bệnh phì đại tiền liệt tuyến và đã được kiểm chứng qua các bằng chứng trên lâm sàng như sau:
Một đánh giá có hệ thống đánh giá kết quả của 21 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT) với 3139 nam giới. Saw palmetto cải thiện các triệu chứng đường tiết niệu, giá trị về lưu lượng nước tiểu so với giả dược và có tác dụng tương tự Finasteride về điểm số liên quan đến đường tiết niệu và lưu lượng nước tiểu cực đại. Ngoài ra, sử dụng dầu palmetto có ít tác dụng phụ hơn so với Finasteride, và báo cáo cho thấy các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng hơn.
Một phân tích META cập nhật với 14 RCT và 3 nghiên cứu mở đã được công bố. Phân tích này sử dụng dữ liệu từ 4280 bệnh nhân từ các nghiên cứu lâm sàng, tốc độ dòng nước tiểu tối đa và số lượng nước tiểu, được coi là 2 thông số so sánh chính. Điều trị tích cực có liên quan đến việc giảm IPSS trung bình là 4,78 và cải thiện đáng kể tốc độ dòng nước tiểu cực đại và chứng tiểu đêm đã được báo cáo.
Trong nghiên cứu TRIUMP, một nghiên cứu cắt ngang, quan sát ở 6 quốc gia châu Âu liên quan đến 2.351 nam giới có các triệu chứng đường tiết niệu mới được chẩn đoán gợi ý BPH, cải thiện đáng kể được thấy ở 43% bệnh nhân dùng Serenoa lặp lại và 68% với thuốc chẹn kênh alpha. (tamsolusine) và 58% với chất ức chế 5-alpha-reductase.
Một nghiên cứu kéo dài hơn 5 năm trên 26 người sử dụng serenoa 2 lần một ngày với liều là 320mg làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh, cải thiện có ý nghĩa chất lượng cuộc sống và làm giảm kích thước tuyến tiền liệt trung bình 30%.
Cải thiện các triệu chứng rối loạn đường tiết niệu do phì đại tiền liệt tuyến lành tính (tiểu đêm nhiều, tiểu khó, tia nước tiểu yếu, tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt…).
Giúp ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của u xơ của bệnh phì đại tiền liệt tuyến lành tính.
Thành phần: Dầu hạt bí đỏ, dầu cọ lùn, các nguyên liệu quý.
Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào thể trạng của bệnh nhân. Định lượng mỗi dược liệu được kết hợp theo bài thuốc của bác sĩ Đông y.
Cọ lùn có khả năng ức chế enzym cyclooxygenase; tăng chảy máu khi dùng đồng thời với warfarin.
Do tác động lên hormon giới tính nên không khuyến khích sử dụng cọ lùn ở trẻ em; phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ cọ lùn.
Cần lưu ý cách dùng và tương tác thuốc để sử dụng cọ lùn hiệu quả.
Nguồn Tham Khảo:
1. //tracuuduoclieu.vn/co-lun.html
2. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.