Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cỏ sữa: Vị thuốc chữa lỵ hiệu quả trong Y học cổ truyền

Cỏ sữa: Vị thuốc chữa lỵ hiệu quả trong Y học cổ truyền

By Công Đông Y
Cỏ sữa: Vị thuốc chữa lỵ hiệu quả trong Y học cổ truyền

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cỏ sữa: Vị thuốc chữa lỵ hiệu quả trong Y học cổ truyềncung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cỏ sữa có tên khoa học là Euphorbia thymifolia Burm, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cỏ sữa.

Tên khác: Cây lợi sữa hoặc cỏ sữa đỏ.

Tên khoa học:Euphorbia thymifolia Burn, thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae.

Đặc điểm tự nhiên

Cỏ sữa là một loại cỏ nhỏ, gầy, mọc là là trên mặt đất, thân và cành tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hay thon dài, dài nhất 7 mm, rộng chừng 4 mm mép lá hơi khía tai bèo. Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành xim đơn mang ít hoa. Quả nang đường kính 1,5 mm, có lông. Hạt nhẵn, dài 0,7mm, có 4 góc.

Toàn thân bấm đều chảy nhựa mủ trắng.

Cỏ sữa: Vị thuốc chữa lỵ hiệu quả trong Y học cổ truyền
Cây cỏ sữa

Phân bố, thu hái, chế biến

Cỏ sữa mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam. Cây cỏ sữa ưa các đất có sỏi, đá thường thấy ở các kẽ các gạch, sân xi măng dọc đường xe lửa có dải những hòn đá vôi xanh.

Cỏ sữa thường được hái vào mùa hè. Cỏ sữa hái về rửa sạch, sao vàng phơi khô mà dùng. Cỏ mọc ở Ấn Độ, Inđônêxia, Trung Quốc, Philipin.

công dụng cây cỏ sữa
Cây Cỏ sữa ưa các đất có sỏi, đá

Bộ phận sử dụng

Toàn cây phơi khô.

Thành phần hoá học

Toàn cây có ancaloit (theo C. A. 1966, 64, 1013a), thân và lá có cosmosiin C21H20O10 chừng 0,037%, rễ có taraxerol, và tirucallol C30H50O và myrixylalcohol (C. A. 1967, 66, 73239g).

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Cỏ sữa lá nhỏ có vị ngọt đắng nhạt, hơi chua, tính lạnh; có tác dụng thông huyết, tiêu viêm, tiêu độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, thông sữa. Dùng dung dịch cỏ sửa đưa vào ruột sẽ ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ (Sonner, Shigella, Flexneri,…) cũng có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng khuẩn tụ cầu vàng. Cỏ sữa lá nhỏ được xem là loại thuốc kháng sinh trị bệnh đường ruột và bệnh ngoài da. Chất nhựa mủ của nó có tính gây xót đối với niêm mạc dạ dày và độc đối với cá và chuột. Ở Ấn Ðộ, người ta xem nó như có tác dụng làm thơm, săn da, kích thích và nhuận tràng.

Theo y học hiện đại

Cỏ sữa là vị thuốc chữa lỵ rất phổ cập trong nhân dân. Hay dùng nhất đối với trẻ em.

Cỏ sữa thường dùng trị:

  • Lỵ trực trùng, viêm ruột ỉa chảy;
  • Trị xuất huyết;
  • Phụ nữ sinh đẻ thiếu sữa hoặc tắc tia sữa.
  • Ngày dùng 40-100 g dạng thuốc sắc, trẻ em 10 – 20 g. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị eczema, viêm da dị ứng, ngứa da, viêm vú zona, hắc lào, mụn cóc.

Ngoài công dụng chữa lỵ ở nước ta, cây cỏ sữa còn được dùng ở nước khác làm thuốc diệt sâu bọ và duốc cá (Ấn Độ), giã đắp chữa bệnh ngoài da và vết thương (Malaixia, Ả Rập).

Liều dùng & cách dùng

Chữa kiết lỵ:

Hằng ngày dùng 15 g đến 20 g (có thể dùng tới 50 g) dưới dạng thuốc sắc.

Người lớn có thể dùng tới 100 – 150 g.

Mặc dầu có những tài liệu nghiên cứu dược lý kể trên, thực tế lâm sàng không thấy có triệu chứng độc trong và sau khi uống thuốc. Thời gian điều trị thường từ 5 – 7 ngày là khỏi. Dùng riêng hoặc phối hợp với vị rau sam.

Bài thuốc kinh nghiệm

Lỵ trực trùng: Dùng Cỏ sữa 100g. Rau sam 80g sắc với 300ml nước, lấy 150ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Lợi sữa: Cỏ tươi 100g, hạt cây Gạo 40g, hai thứ sắc kỹ, lấy nước nấu cháo gạo ăn.

Viêm da nổi mẩn ngứa: Cỏ sữa giã nát xoa hay nấu nước rửa.

Cây cỏ sữa dùng trong bài thuốc chữa lỵ
Cây cỏ sữa dùng trong bài thuốc chữa lỵ

Lưu ý

Theo Côpacdiuxki 1947 (Bull. Soc. Chimiebiologique số 29: 924 – 926) chất nhựa mủ của cỏ sữa có tính gây xót đối với niêm mạc và độc với cá và chuột.

Dung dịch cỏ sữa 1/20 đến 1/40 có tác dụng ức chế sự sinh sản của các loại vi trùng lỵ Sonner, Flexne và Shiga.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Đỗ Tất Lợi.
  2. //www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-co-sua-la-nho-cay-vu-sua-dat-euphorbia-thymifolia-burm

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cao cẳng: Loại cây có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Củ cải ngựa: Loại gia vị có nhiều tác dụng chữa bệnh

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

Bài Viết Nổi Bật

Cỏ sữa: Vị thuốc chữa lỵ hiệu quả trong Y học cổ truyền

Cỏ sữa: Vị thuốc chữa lỵ hiệu quả trong Y học cổ truyền

Cây thanh đại (chàm mèo): Vị thuốc dân gian có nhiều công dụng quý

Cây thanh đại (chàm mèo): Vị thuốc dân gian có nhiều công dụng quý

Thanh hao hoa vàng: Dược liệu chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quý

Thanh hao hoa vàng: Dược liệu chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học quý

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook