Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Củ cải đường: Vị thuốc chữa kiết lỵ từ thực phẩm quen thuộc

Củ cải đường: Vị thuốc chữa kiết lỵ từ thực phẩm quen thuộc

By Công Đông Y
Củ cải đường: Vị thuốc chữa kiết lỵ từ thực phẩm quen thuộc

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Củ cải đường: Vị thuốc chữa kiết lỵ từ thực phẩm quen thuộccung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Củ cải đường là cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu thẫm. Thường được dùng chữa sỏi thận, thuốc bổ dưỡng cho người già, kích thích ăn ngon miệng là loại thuốc tốt cho người thiếu ngủ, mắc bệnh thần kinh, lao và ung thư. Lá đắp chữa vết bỏng, vết bầm tím, củ còn dùng cho người mắc bệnh đái tháo đường.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Củ cải đường.

Tên khác:

Sugar bet.

Tên khoa học: Beta vulgaris subsp. vulgaris convar. vulgaris var. altissima.

Họ: Rau muối – Chenopodiaeae.

Đặc điểm tự nhiên

Củ cải đường là cây thảo có rễ phồng thành củ nạc, ngọt, màu đỏ thẫm. Thân đứng có vằn, ít phân nhánh. Lá có phiến hình trứng, màu lục, có mép lượn sóng. Hoa màu lục nhạt, mọc thành bông khá dài.

Củ cải đường có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, nhiều tác dụng trong y học dân gian.

Phân bố, thu hái, chế biến

Củ cải đường có nguồn gốc từ loài cây hoang dại vùng bờ biển Địa trung hải và Đại tây dương, được trồng và tạo ra các chủng khác nhau; có loại lấy củ, có loại làm thức ăn gia súc và có loại dùng lấy đường, chế rượu.

Cây được đưa vào trồng thử ở nước ta trên vùng đất cát pha tỉnh Ninh Bình nhưng kém phát triển. Người ta đem thứ có củ đỏ (var. rubra (L.) Moq.) vào trồng ở Đà Lạt, cây mọc tốt và phát triển. Ta trồng để lấy củ làm rau ăn, vừa làm thuốc. Lá và hạt cũng được sử dụng; lá thu hái quanh năm dùng tươi; hạt lấy ở quả già.

Củ cải đường: Vị thuốc chữa kiết lỵ từ thực phẩm quen thuộc
Hình ảnh Củ cải đường

Bộ phận sử dụng

Củ, hạt, lá – Radix, Semen et Folium Beta Vulgaris.

Thành phần hoá học

Người ta đã biết trong Củ cải đường đều có các vitamin A, B, C, PP, nhiều đường, các chất khoáng như K (chỉ thua men bia), Mg, P, Rb, Ca, Fe, Cu, Br, Zn, Mn, và các acid amin; asparagin, betain, glutamin… Màu đỏ của Củ cải đường là do có chất betanidin, một β-cyanin khi vào cơ thể con người có thể bị thoái hoá hay không.

Ở Ấn Độ, người ta đã định được lượng Zn trong Củ dền là 2mg/kg. Củ cải đường còn xanh chứa nhiều sắt và giàu vitamin hơn, nhất là vitamin A.

cu cai duong 7
Củ Cải đường chứa nhiều vitamin

Công dụng

Trong y học dân tộc, Củ cải đường được xem như có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.

Củ cải đường là loại rau bổ dưỡng và tạo năng lượng kích thích ăn ngon miệng, giải nhiệt và lợi tiểu. Nó là loại thuốc tốt cho những người thiếu ngủ, cho người bệnh thần kinh, bệnh lao và cả bệnh ung thư, cũng rất có ích khi có dịch cúm. Không dùng cho người bị bệnh đái đường. Ở Ấn Độ, lá được dùng để đắp trị các vết bỏng và vết thâm tím.

Liều dùng & cách dùng

Củ cải đường cũng được sử dụng như các loại củ khác để xào hoặc nấu canh. Có thể xào với thịt, nấu canh thịt hoặc hầm với xương; cũng dùng luộc ăn chấm mắm, xì dầu. Ta thường dùng nấu chín ăn, nhưng có thể dùng củ nạo ra ăn trong những đĩa rau sống. Nếu có thể, thì hằng ngày dùng một cốc nước dịch nguyên chất hay hỗn hợp với các chất khác trong vòng một tháng.

Người ta có thể dùng Củ cải đường xắt nhỏ phơi khô cho đều và nghiền ra thành bột cất dành trong hộp gỗ để dùng cho những người già.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa bệnh ôn dịch sốt cao:

Giã Củ cải đường vắt lấy nước cốt uống thì giải khát, hạ nhiệt. Mùa hè luộc Củ cải đường ăn thì giải nhiệt.

Chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu:

Giã Củ dền vắt lấy nước cốt uống. Cũng có thể dùng lá tươi giã ra vắt nước uống.

Nước cốt củ cải đường chữa kiết lỵ
Nước cốt củ cải đường là bài thuốc chữa kiết lỵ và đại tiện ra máu

Lưu ý

Lưu ý khi bạn sử dụng Củ cải đường: Không dùng cho người bị đái tháo đường hay tiểu đường.

Nguồn Tham Khảo:

  1. 3033 cây thuốc đông y của Tuệ Tĩnh.

  2. Tracuuduoclieu.vn

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cam hương

Bài Viết Sau

Cát Căn (Củ Sắn Dây): Dược liệu phổ biến giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

18/01/2025

NHỊ CHÍ HOÀN

18/01/2025

Thất vị thương bá tán ( thang)

17/01/2025

TÁN TRỆ HOÀN

17/01/2025

THẦN ỨNG HOÀN

17/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NGỌC SƯƠNG HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

NHỊ CHÍ HOÀN

Thất vị thương bá tán ( thang)

Thất vị thương bá tán ( thang)

Bài Viết Nổi Bật

Bông ổi: Loại dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh

Bông ổi: Loại dược liệu với nhiều tác dụng chữa bệnh

CAM THẢO – Glycyrrhiza uralensis Fisch

CAM THẢO – Glycyrrhiza uralensis Fisch

Vỏ Liễu trắng: Vị thuốc “aspirin” kháng viêm, giảm đau tự nhiên

Vỏ Liễu trắng: Vị thuốc “aspirin” kháng viêm, giảm đau tự nhiên

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook