Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Củ Maca: “Quốc bảo của đất nước Peru” và những công dụng tuyệt vời

Củ Maca: “Quốc bảo của đất nước Peru” và những công dụng tuyệt vời

By Công Đông Y
Củ Maca: “Quốc bảo của đất nước Peru” và những công dụng tuyệt vời

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Củ Maca: “Quốc bảo của đất nước Peru” và những công dụng tuyệt vờicung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Củ Maca có tên khoa học là Lepidium Meyennii, là một loại thực phẩm, thảo dược quý của đất nước Peru vùng Nam Mỹ hay còn có tên khác là “Nhân sâm Peru” hay “Nhân sâm Inca”. Đây là nguồn cung cấp axit béo và các axit amin dồi dào, giúp cải thiện nhiều vấn đề của sức khỏe như mất ngủ, suy giảm thể lực, chức năng sinh lý ở nam và nữ giới…

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt:

Củ Maca

Tên khác:

Nhân sâm Peru; Maca Peru; Maca Root

Tên khoa học: Lepidium meyenii

Đặc điểm tự nhiên

Maca có rễ củ phình to giống như củ cải, thân củ ngắn và nằm dọc theo mặt đất, có chóp đầu hơi lồi lên. Hiện nay có 3 loại Maca phân biệt theo màu bao gồm loại củ Maca màu trắng ngà, màu đỏ và màu đen.

Phần củ phát triển dưới mặt đất là phần ăn được của cây maca. Củ maca thường được phơi khô và nghiền thành bột hoặc chế biến thành dạng viên nang hay dung dịch.

Phân bố, thu hái, chế biến

Củ Maca sống trên vùng núi cao trồng ở vùng Peruvian Andes, khô cằn sỏi đá nên loại cây này có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đất rất cao. Đây là một loại củ quan trọng đối với người Inca và đã được dùng làm ẩm thực và thuốc ở Nam Mỹ trong nhiều thế kỷ.

Củ Maca: “Quốc bảo của đất nước Peru” và những công dụng tuyệt vời
Hình ảnh Củ Maca

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng là phần củ dưới mặt đất.

Thành phần hoá học

Củ maca chứa các thành phần hoá học bao gồm:

  • Protein 14%.

  • Carbohydrates 75%.

  • Chất béo 5%.

  • Chất xơ 8,5%.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Khoảng 3000 năm trước người ta đã biết sử dụng maca. Trong lịch sử, củ maca được người Peru cổ sử dụng như một loại tiền tệ cho thương mại và cũng được quý trọng vì những đặc tính chữa bệnh của nó. Maca được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh, chẳng hạn như các vấn đề kinh nguyệt, mãn kinh, mệt mỏi, căng thẳng, ung thư dạ dày và thiếu máu.

Ngoài ra, truyền thuyết Peru kể lại, các chiến binh Inca sử dụng maca để tăng thêm sức mạnh, sự dẻo dai để chiến thắng kẻ thù. Họ dùng đều đặn trước mỗi trận đánh, nhờ vậy mà những đạo quân Inca trở thành “bách chiến bách thắng”.

Theo y học hiện đại

Nguồn cung cấp Vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác

Maca đen rất giàu dinh dưỡng chứa nhiều acid béo thiết yếu của cơ thể (oleic và linoleic), 18 loại acid amin thiết yếu, vitamin: B1, B2, C, E, khoáng chất, macamides, macaenes và các vi lượng, giúp cơ thể cải thiện trí nhớ, tăng khả năng học tập, giảm căng thẳng, suy nhược, tăng sức chịu đựng, giảm lo âu, đem lại đời sống tinh thần và thể chất cho người lớn tuổi.

Chống oxy hoá

Maca chứa các chất chống oxy hoá tự nhiên như như glutathione và superoxide dismutase trong cơ thể. Các chất này giúp trung hòa các gốc tự do có hại, chống lại các bệnh mạn tính và ngăn ngừa tổn thương các tế bào.

Tăng cường năng lượng, cải thiện tâm trạng và trí nhớ

Các thử nghiệm lâm sàng đã kết luận maca có thể tác động tích cực đến năng lượng và khả năng chịu đựng. Đồng thời duy trì mức năng lượng tích cực giúp cải thiện tâm trạng và một số nghiên cứu thậm chí còn maca có thể làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

Cải thiện chức năng sinh lý ở nam và nữ

Nghiên cứu từ năm 2009 của một trường đại học ở Peru, Maca rất hữu ích để tăng số lượng và khả năng vận động của tinh trùng cũng như để tăng cường ham muốn tình dục.

Hai hoạt chất macamides và macaenes trong củ Maca có đặc tính kích thích tình dục mạnh mẽ, có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản sinh nội tiết tố testosterone sinh dục nam và estrogen ở nữ, làm tăng ham muốn và tăng khả năng tình dục ở cả nam và nữ giới. Ngoài ra củ Maca còn giúp cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới bằng cách tăng chất lượng, số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, Maca (Lepidium Meyenii) giúp cân bằng cơ thể, hỗ trợ điều trị khô âm đạo, lãnh cảm…

mac-ca-2
Củ maca giúp cải thiện sinh lý ở nam và nữ

Liều dùng & cách dùng

Dùng liều lượng Maca khoảng 5 – 10g. Liều dùng sâm Maca với nam giới không nên quá 3g/ngày, với nữ giới không quá 1g/ngày. Người bị sỏi thận, phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Sâm Maca đen có vị ngọt, mùi thơm nên khá dễ ăn. Củ Maca còn dùng để hầm với thịt gà, sườn heo, móng giò trong khoảng 1 tiếng để có món ăn bổ dương, ngon lành. Ngoài ra, người dùng còn có thể cho 2 – 3 củ sâm thái lát vào nồi lẩu để tăng hương vị cũng như bổ sung dinh dưỡng cho món ăn.

Cách hãm trà: Phơi khô sâm Maca rồi thái thành lát mỏng hoặc xay thành bột, sau đó đem hãm với nước sôi.

Ngâm rượu: Dùng 100g củ Maca ngâm với 1 lít rượu 45 độ, sau 20 ngày trở đi là có thể dùng được. Tuy nhiên để có mùi vị hấp dẫn và hương vị thực sự ngon thì thời gian ngâm tối thiểu là ngoài 3 tháng. Mỗi ngày uống 2-3 lần trong bữa ăn, mỗi lần 10 – 30ml.

Dùng một thang ngâm 6 lít rượu trắng. Nên dùng rượu từ 45-50 độ để bảo quản được lâu và để dễ chiết xuất các hoạt chất có trong dược liệu. Sau 30 ngày trở đi là có thể dùng được ngay. Mỗi lần dùng 20 – 30ml, ngày uống 2 – 3 lần.

cu maca
Củ Maca có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa trị suy nhược cơ thể, người mệt mỏi, yếu sinh lý, liệt dương:

Các thành phần bao gồm 28 vị thuốc:

  • Củ maca 40g.

  • Đông trùng hạ thảo 20g.

  • Lộc nhung 30g.

  • Ba kích thiên 30g.

  • Nhục thung dung 30g.

  • Dâm dương hoắc 30g.

  • Đẳng sâm 30g.

  • Đương quy 30g.

  • Hoàng kỳ 30g.

  • Hà thủ ô 30g.

  • Đỗ trọng 40g.

  • Ngưu tất 30g.

  • Kê huyết đằng 40g.

  • Toan táo nhân 20g.

  • Tỏa dương 30g.

  • Thục địa hoàng 40g.

  • Sơn thù du 30g.

  • Đan sâm 30g.

  • Kỷ tử 20g.

  • Kim anh tử 30g.

  • Thỏ ty tử 40g.

Lưu ý

Một số lưu ý khi sử dụng củ maca:

  • Cảm giác bồn chồn, khó chịu. Cần giảm liều lượng củ maca để cơ thể có thời gian thích ứng với maca.

  • Khoảng 5% người dùng bị khó chịu dạ dày sau khi sử dụng bột maca thô, vì hàm lượng tinh bột có trong bột maca thô.

  • Không có đủ thông tin việc sử dụng củ maca trong thời kỳ mang thai và cho con bú do đó cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Gonzales GF, Gonzales C, Gonzales-Castañeda C. Lepidium meyenii (Maca): a plant from the highlands of Peru–from tradition to science. Forsch Komplementmed. 2009 Dec;16(6):373-80. doi: 10.1159/000264618. Epub 2009 Dec 16. PMID: 20090350.

  2. Rubio J, Yucra S, Gasco M, Gonzales GF. Dose-response effect of black maca (Lepidium meyenii) in mice with memory impairment induced by ethanol. Toxicol Mech Methods. 2011 Oct;21(8):628-34. doi: 10.3109/15376516.2011.583294. Epub 2011 Jul 22. PMID: 21780878.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cúc áo hoa vàng (Cây cúc áo)

Bài Viết Sau

Củ súng: Từ loại cây quen thuộc ở miền quê cho đến vị thuốc quý

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

21/01/2025

Hương xác tán (Trương thị y thông)

21/01/2025

Quế chi tán ( Bản sự)

21/01/2025

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

Huyết kiệt tán (Y tông kim giám)

Hương xác tán (Trương thị y thông)

Hương xác tán (Trương thị y thông)

Quế chi tán ( Bản sự)

Quế chi tán ( Bản sự)

Bài Viết Nổi Bật

Kava: Loại cây có tác dụng an thần nguồn gốc từ Nam Thái Bình Dương

Kava: Loại cây có tác dụng an thần nguồn gốc từ Nam Thái Bình Dương

Cây trạch tả: Vị thuốc thông lợi tiểu tiện

Cây trạch tả: Vị thuốc thông lợi tiểu tiện

Khung cát thang (Phổ tế bản sự phương)

Khung cát thang (Phổ tế bản sự phương)

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook