Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cù mạch: Loại cây có tác dụng chữa bệnh

Cù mạch: Loại cây có tác dụng chữa bệnh

By Công Đông Y
Cù mạch: Loại cây có tác dụng chữa bệnh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cù mạch: Loại cây có tác dụng chữa bệnhcung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Cù mạch được dùng trị đái buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên tiếng Việt: Cù mạch.

Tên khác:

Cự câu mạch; Cẩm chướng thơm; Cẩm nhung; Cồ Mạch; Đại lan; Cự mạch…

Tên khoa học:Dianthus superbus L.. Thuộc họ Cẩm chướng (Caryophyllaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây bụi cao 20 – 60cm, nhẵn. Lá mập mạp, thon hẹp, dài 6 – 8cm, rộng cỡ 0,5cm, phẳng, xanh không mốc. Cụm hoa ít hoa ở ngọn thân; lá đài phụ có dạng lá đài; đài thành ống dài; cánh hoa 5, màu hồng hay hoa cà đến xanh, xẻ ra từ quá giữa thành rìa dài, gốc phiến có lông, thon hẹp thành cuống dài; nhị 5; bầu có 2 vòi nhụy dài. Quả hình trụ chứa nhiều hạt màu đen.

Cù mạch: Loại cây có tác dụng chữa bệnh
Hoa Cù mạch

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây ưa ẩm, mát, đòi hỏi sự chăm sóc như cẩm chướng. Cây ra hoa vào khoảng tháng 6 – 9, có quả tháng 7 – 10.

Cù mạch là loài của vùng ôn đới Châu Âu và Châu Á. Ở nước ta, cây được nhập trồng làm cảnh.

Toàn cây được thu hái vào mùa hè – thu, lúc cây có hoa quả. Cây hái đem phơi trong râm cho khô.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận sử dụng của cây cù mạch: Toàn cây, rễ.

dược liệu cù mạch
Vị thuốc Cù mạch

Thành phần hoá học

Trong cây có chứa các hợp chất: Isoorientin, flavon, A, D (Dianthus saponin), gypsogenin.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Cù mạch có vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi niệu, phá huyết thông kinh.

Dược liệu thường dùng trị tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, tiểu tiện không thông, bế kinh.

Ở Quảng Tây (Trung Quốc), Cù mạch dùng trị cảm nhiễm niệu đạo, ung sang thũng độc và bế kinh.

Theo y học hiện đại

Các dịch chiết xuất ethyl acetate, butanol và nước cất (DW) của Cù mạch được dùng thử nghiệm hoạt tính sinh học, cho thấy:

  • Chiết xuất ethyl acetate của Cù mạch có hoạt tính chống ung thư mạnh với IC50 là 9,5, 13,8 và 69,9 μg/ mL trên các dòng tế bào ung thư SKOV, NCL – H1299 và caski.

  • Các dịch chiết xuất từ b​utanol thể hiện hoạt tính kháng virus cúm A và B với IC50 tương ứng là 4,97 và 3,9 μg/ mL.

  • Ngoài ra, các chiết xuất ethyl acetate, butanol và nước cất của Cù mạch có khả năng chống oxy hóa, chống ung thư và kháng virus cao. Quercetin 3 – rutinoside và isorhamnetin 3 – glucoside có khả năng ức chế neuraminidase cao hơn tùy theo liều lượng. Nghiên cứu cho thấy các glycoside flavonol có liên quan đến hoạt động chống virus cúm và các peptit vòng có hoạt tính chống ung thư.

tác dụng của cù mạch
Cây Cù mạch có nhiều công dụng đối với sức khỏe

Theo tạp chí Nutrients, trong y học cổ truyền, Cù mạch được biết đến là vị thuốc lợi tiểu, giúp chống viêm và tránh thai. Ở nghiên cứu hiện đại, các nhà nghiên cứu phát hiện thêm trong Cù mạch có một số hoạt chất giúp chống viêm và xơ hóa cầu thận (giúp giảm nguy cơ bị bệnh thận do tiểu đường).

Liều dùng & cách dùng

Mỗi ngày dùng từ 6 – 12g thuốc (dùng toàn cây).

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa thai chết lưu trong bụng hay chuyển dạ mấy ngày không đẻ

Sắc nước Cù mạch đặc cho uống.

Bài “Lập hiệu tán” dùng chữa nhiệt hết hạ tiêu, tiểu tiện ra máu hay đại tiện cũng ra máu

Cù mạch (40g), Trích cam thảo 30g, Sơn chỉ sao 30g, Hành để cả rễ 7 nhánh, Bấc 50 sợi, Gừng 5 miếng sắc, uống nóng mỗi lần 3g.

Chữa dằm tre đâm vào thịt

Tán nhỏ Cù mạch uống ngày 3 lần.

Chữa đi tiểu ra chất rắn như sỏi

Tán Cù mạch uống với rượu ngày 3 lần. Uống 3 ngày sẽ khỏi.

Chữa đau mắt đỏ sưng húp

Cù mạch sao vàng tán nhỏ hòa với dãi con ngan bôi vào kẽ mắt hoặc giãCcù mạch đắp vào mắt.

Ghi chú: Sách Thuốc Bắc thường dùng còn ghi cách dùng Cù mạch sao vàng rồi nghiền nát, sau đó lấy nước dãi của con ngan, hòa chung rồi bôi lên kẽ mắt. Tuy nhiên, ngày nay ta khó tìm nước dãi con ngan nên khó áp dụng cách này.

Chữa hóc xương

Tán nhỏ Cù mạch uống với nước lã ngày 2 lần thì xương ra.

cù mạch trị bệnh
Cù mạch có nhiều tác dụng trị bệnh

Lưu ý

Các trường hợp sau không được dùng Cù mạch:

  • Những người bị bệnh mà không do thấp nhiệt.

  • Phụ nữ ở giai đoạn thai tiền, sản hậu (vì thuốc gây hư thai).

Nguồn Tham Khảo:

  1. Võ Văn Chi (2012). Từ điển cây thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
  2. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/dianthus-superbus-l.html, ngày truy xuất 21/11/2021.
  3. Nguyễn Văn Quý – Nguyễn Phương (2002), Thuốc Bắc thường dùng, NXB Y học, Hà Nội.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cây Cỏ may: Loại cỏ có nhiều tác dụng chữa bệnh

Bài Viết Sau

Chùm ruột: Dược liệu thân quen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

Bài Viết Nổi Bật

ÍCH MẪU – Herba leonuri Heterophylli

ÍCH MẪU – Herba leonuri Heterophylli

BỒ CÔNG ANH – Taraxacum offcinal Wig

BỒ CÔNG ANH – Taraxacum offcinal Wig

THĂNG MA – Cimicifuga foetida

THĂNG MA – Cimicifuga foetida

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook