Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Củ Nâu: Dược liệu giúp cầm máu, chữa kiết lỵ, tiêu chảy

Củ Nâu: Dược liệu giúp cầm máu, chữa kiết lỵ, tiêu chảy

By Công Đông Y
Củ Nâu: Dược liệu giúp cầm máu, chữa kiết lỵ, tiêu chảy

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Củ Nâu: Dược liệu giúp cầm máu, chữa kiết lỵ, tiêu chảycung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Củ nâu thường được biết đến với công dụng nhuộm vải màu và làm vải bền đẹp, ngoài ra thời Pháp thuộc, Củ nâu còn được dùng như thực phẩm cứu đói. Ngoài ra, công dụng của Củ nâu chữa mụn nhọt, cầm máu, tiêu chảy, lỵ, thanh nhiệt, kháng khuẩn, cầm máu, làm săn se niêm mạc, sát trùng, trị gãy xương, mụn nhọt.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Củ nâu.

Tên khác: Củ nần; Dây tẽn; Plé; Đâu.

Tên khoa học:Dioscorea cirrhosa Lour. Họ: Dioscoreaceae (Củ nâu).

Đặc điểm tự nhiên

Củ nâu là loại dây leo, có thân nhẵn, tuy nhiên phần gốc có nhiều gai.

Phần lá mọc gần gốc thì mọc cách nhau, gần lên tới ngọn thì lá mọc thành hàng đôi. Củ nâu trồi lên ở trên mặt đất, hình tròn, có vỏ ngoài sần sùi không trơn láng, vỏ có màu xám nâu, phần thịt bên trong màu đỏ hay hơi trắng.

Mặc dù tên khoa học chỉ xác định có một nhưng trên thực tế người ta phát hiện thấy có mấy loại củ Nâu:

  • Củ nâu dọc đỏ: Củ có màu xám vàng nhạt, vỏ không sần sùi, nhựa màu đỏ nhạt. Loại này khi nhuộm vải thì cho màu bóng.

  • Củ nâu dọc trai hay Củ nâu dọc dựa: Vỏ ngoài của củ thường bị nứt, có màu nâu xám nhạt, nhựa đỏ hơn Củ nâu dọc đỏ.

  • Củ nâu trắng hay Củ nâu tẻ: Vỏ ngoài củ có rãnh, màu nâu đỏ nhạt, nhựa màu vàng nhạt hơi hồng. Loại này để nhuộm những nước đầu tiên rồi mới nhuộm những loại Củ nâu đỏ nói trên vì người ta cho rằng loại củ nâu này làm cho vải thêm dày và bền .

Củ Nâu: Dược liệu giúp cầm máu, chữa kiết lỵ, tiêu chảy
Mô tả Củ nâu

Phân bố, thu hái, chế biến

Tại Việt Nam, Củ nâu mọc hoang ở những vùng cao như tỉnh Lào Cai, Quảng Ninh (Quảng Yên), Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Tây, Thanh Hoá, Hà Tĩnh, Nghệ An,…

Củ nâu sau khi thu hoạch thì rửa sạch, có thể dùng tươi hoặc thái lát mỏng phơi khô hoặc sấy để dành dùng dần.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận dùng của Củ nâu là rễ củ.

Củ nâu 2
Củ nâu

Thành phần hoá học

Thành phần hóa học của Củ nâu là tanin và tinh bột là chủ yếu.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Tính vị: Vị ngọt, chát, tính bình không độc.

Công năng: Thanh nhiệt, kháng khuẩn, cầm máu, làm săn se niêm mạc, sát trùng.

Ngoài ra, Củ nâu giã nát dùng ngoài trị bỏng, gãy xương, cầm máu, viêm da mủ.

Củ nâu còn được dùng như thực phẩm (thời Pháp thuộc, Củ nâu là lương thực cứu đói cho người dân).

Từ xa xưa, Củ nâu được dùng để nhuộm vải, làm vải cứng có độ bền cao. Trước đây Củ nâu được dùng rất nhiều cả trong và ngoài nước. Mỗi năm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc khoảng 5000 đến 8000 tấn. Hiện nay người ta ít dùng Củ nâu để nhuộm quần áo vì đã có các thuốc nhuộm hóa học tổng hợp cạnh tranh vì tính tiện dụng hơn, tuy nhiên củ nâu vẫn còn được sử dụng mặc dù ít hơn trước.

cu nau 3
Củ nâu được dùng để nhuộm vải

Theo y học hiện đại

Tính chống oxy hóa và kháng khuẩn

Chiết xuất cồn của Củ nâu có công dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn.

Cầm máu

Thực nghiệm cầm máu trên thỏ và chó cho kết luận Củ nâu có tác dụng cầm máu nhanh từ 85 – 96%.

Liều dùng & cách dùng

Liều lượng chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đầy bụng, khó tiêu, xích bạch đới, băng huyết, chảy máu tử cung, ho ra máu, thổ huyết, tiểu ra máu: 10 đến 15g một ngày, sắc uống.

Bài thuốc kinh nghiệm

Chữa tiêu chảy, kiết lỵ

Chuẩn bị: Củ nâu 10 – 20g.

Thực hiện: Củ nâu thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Sau đó sắc lấy nước uống, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Có thể tán bột uống, mỗi lần 2 đến 3g, ngày uống 2 đến 4 lần.

Chữa khí hư

Chuẩn bị: Củ Nâu sao đen 20g, Mẫu lệ 12g, Ích trí nhân 12g, Bạch đồng nữ 20g, Đảng sâm 40g, Kim anh 12g, Thân khương (Gừng đốt cháy) 8 g.

Thực hiện: Sắc toàn bộ các vị trên, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Thuốc bó gãy xương

Chuẩn bị: Củ Nâu tươi.

Thực hiện: Giã nát Củ nâu tươi, đắp lên chỗ gãy xương và băng nẹp cố định (sau khi đã nắn xương lại).

Cầm máu khi bị chảy máu cam

Chuẩn bị: Bã Củ nâu (lượng vừa đủ).

Thực hiện: Tán nhỏ bã Củ nâu, dùng 3g/lần và uống với nước cơm. Ngày dùng 3 đến 4 lần cho đến khi cầm máu.

Chữa kiết lỵ và tiêu chảy

Bài thuốc 1:

Chuẩn bị: Lá sim 20g, lá Lấu 20g và lá Củ Nâu 20g.

Thực hiện: Đem sắc uống các vị thuốc trên, mỗi ngày uống 1 thang.

Bài thuốc 2:

Chuẩn bị: Củ Nâu 10 đến 20g.

Thực hiện: Củ nâu thái mỏng, sấy hoặc phơi khô. Sắc với một lượng nước vừa đủ và chia nước sắc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

Trị chứng đau bụng ở phụ nữ sau sinh

Chuẩn bị: Củ Nâu 9g, rượu.

Thực hiện: Sắc uống.

Trị chứng liệt nửa người

Chuẩn bị: Củ nâu 60g, rượu trắng 500ml.

Thực hiện: Củ nâu ngâm với rượu trắng trong khoảng 5 ngày. Lấy rượu củ Nâu uống trước khi đi ngủ, mỗi lần dùng từ 15 – 30ml.

Chữa đau nhức xương khớp

Chuẩn bị: Củ nâu 15g.

Thực hiện: Sắc Củ nâu với nước, lấy nước sắc thêm vào ít rượu và uống.

Trị chứng huyết khối ở phụ nữ

Chuẩn bị: Bã Củ nâu lượng vừa đủ.

Thực hiện: Sấy khô bã Củ nâu, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 8g uống với nước đun sôi để nguội, ngày dùng từ 2 – 3 lần.

Bài thuốc chữa bệnh tiêu chảy

Chuẩn bị: Nụ vối 5g, vỏ Dộp ổi 5g, Củ nâu 10g (ép bỏ bớt nhựa).

Thực hiện: Rửa sạch các vị thuốc trên và để ráo nước, sau đó sắc đến khi còn 150ml. Chia làm 3 lần uống, dùng liên tục trong 3 ngày và nên dùng trước khi ăn.

Lưu ý

Không nên dùng Củ nâu quá liều lượng hoặc dùng liên tục trong thời gian dài vì Củ nâu có tính hàn (mặc dù Củ nâu không có độc tính).

Không dùng Củ nâu cho phụ nữ mang thai và người mắc bệnh không phải do hư chứng và không có thực tà.

Nguồn Tham Khảo:

1. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/cu-nau.html

2. Sức khỏe đời sống: //suckhoedoisong.vn/cong-dung-cua-cu-nau-16988061.htm

3. Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi).

4. Thuốc dân tộc: //www.thuocdantoc.org/duoc-lieu/cu-nau

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cỏ gà: Loại cỏ dại thân thuộc và hữu dụng

Bài Viết Sau

Củ Gai: Vị thuốc đa năng quen thuộc trong Y học cổ truyền

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

19/01/2025

Tứ vị chỉ thực tán (Y học nhập môn)

19/01/2025

Can thận kiêm trị thang (Phó thanh chủ)

19/01/2025

MỘC QUA HOÀN

18/01/2025

Chỉ thực cửu bạch quế chi thang (Kim quỹ yếu lược)

18/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

KIM QUỸ THẬN KHÍ HOÀN

Tứ vị chỉ thực tán (Y học nhập môn)

Tứ vị chỉ thực tán (Y học nhập môn)

Can thận kiêm trị thang (Phó thanh chủ)

Can thận kiêm trị thang (Phó thanh chủ)

Bài Viết Nổi Bật

Sắn dây: Vị thuốc thanh nhiệt ngày hè

Sắn dây: Vị thuốc thanh nhiệt ngày hè

Cây hàm ếch: Thảo dược mọc tự nhiên với tác dụng thanh nhiệt giải độc

Cây hàm ếch: Thảo dược mọc tự nhiên với tác dụng thanh nhiệt giải độc

CHI TỬ – Gardenia jasminoides ellis

CHI TỬ – Gardenia jasminoides ellis

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook