Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cúc tần: Dược liệu quen thuộc điều trị cảm, bệnh xương khớp cung cấp tại Công Đông Y mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giới Thiệu Chung:
Cúc tần là cây mọc hoang dại ở nhiều nơi của nước ta có công dụng điều trị ho, cảm sốt, nhức đầu, sốt xuất huyết (lá). Toàn cây được sử dụng điều trị cảm mạo, nóng không đổ mồ hôi, bí tiểu; phong tê bại, đau nhức xương, đau thắt lưng; trẻ em ăn uống chậm tiêu.
Thông Tin Dược Liệu
Tên gọi, danh pháp
Tên Tiếng Việt: Cúc tần.
Tên khác: Cây từ bi; lức; lức ấn; nan luật.
Tên khoa học: Pluchea indica (L.) Less.
Đặc điểm tự nhiên
Cây Cúc tần nhỏ, chiều cao 2 – 3m, cành gầy, lúc đầu có phủ lông, sau nhẵn.
Lá cây có gân hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, có răng cưa ở mép, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4 – 5cm, rộng 1 – 2,5cm. Ở ngọn có cụm hoa mọc thành ngù.
Hoa hình đầu có cuống ngắn, màu tím nhạt, nhóm họp thành 2 – 3 cái. Lá bắc 4 – 5 dãy, hoa lưỡng tính nhiều. Mào lông màu trắng bẩn. Tràng hoa cái mảnh, 4 răng nhỏ. Tràng hoa lưỡng tính phình to ở đỉnh, có 5 thùy. Nhị 5, bao phấn có tai, hình dùi, bầu hơi có lông. Quả bế hình trụ – thoi, 10 cạnh. Vào tháng 12 là mùa ra hoa và quả của Cúc tần. Tơ hồng mọc và sống nhờ trên thân cây.
Phân bố, thu hái, chế biến
Cúc tần là cây mọc dại và được trồng nhiều nơi ở nước ta từ đồng bằng cũng như bờ biển. Cây được trồng làm thuốc cũng như người dân trồng để làm hàng rào. Ngoài ra Cúc tần còn xuất hiện ở Inđonexia.
Thường thu hái lá non và lá bánh tẻ. Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô làm thuốc. Người ta đào cả rễ, rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô.
Bộ phận sử dụng
Bộ phận sử dụng được của Cúc tần là toàn thân.
Thành phần hoá học
Trong toàn cây chủ yếu có tinh dầu, mùi thơm ngải cứu.
100g Cúc tần tươi có 5.7g protit, 1g lipit, 5.1g xenluloza, 2.3g tro, 179mg Canxi, 2.3mg P, 0.5mg Fe, 4.6g caroten, 15mg vitamin C.
Công dụng
Theo Y học cổ truyền
Theo Đông y, bộ phận của Cúc tần là lá và cành non sử dụng làm thuốc trị cảm sốt, sốt khi sắc uống hoặc xông. Có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa lỵ. Người ta còn giã nát lá và cành non, thêm ít rượu xào cho nóng đắp lên ở nơi đau ở hai bên thận chữa đau, mỏi lưng. Rễ cũng được sử dụng và cho tác dụng điều trị tương tự như lá và cành nòn… Cúc tần có vị ngọt, hơi đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng giải cảm, tán phong nhiệt, giáng hỏa, tiêu độc, làm sáng mắt, lợi tiểu, tiêu đờm, tiêu ứ.
Để điều trị cảm mạo, sốt không đổ mồ hôi, phong thấp, tê bại, gân xương mình mẩy đau nhức dùng lá, cành non hoặc rễ của Cúc tần. Còn có tác dụng giúp sự tiêu hóa, chữa lỵ, viêm họng, phù thũng, đái ít, có thể dùng để điều trị sốt rét.
Để chữa cảm sốt, có thể nấu nước xông lá tươi Cúc tần cùng với các lá khác như lá tre, bưởi, sả, chanh, hương nhu. Lấy lá tươi nấu nước tắm để điều trị ghẻ.
Theo Y học hiện đại
Theo tài liệu nước ngoài, rễ và lá Cúc tần có công dụng làm săn, hạ nhiệt và được dùng dưới dạng nước sắc làm thuốc ra mồ hôi chữa sốt. Nước ép lá được dùng điều trị lỵ.
Một số tác dụng dược lý của lá và rễ cây Cúc tần:
-
Trên mô hình gây phù thực nghiệm chân chuột cống trắng có tính kháng viêm khá mạnh.
-
Trên mô hình gây u hạt thực nghiệm dưới da chuột cống trắng có tính chống viêm mạn tính yếu.
-
Gây thu teo tuyến ức chuột cống non.
-
Mô hình gây sốt thực nghiệm cho tác động hạ nhiệt rõ rệt.
-
Trên mô hình gây quặn đau với acid acetic có công dụng giảm đau.
Liều dùng & cách dùng
Dùng thuốc sắc, 6 – 8 g/ngày. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Bài thuốc kinh nghiệm
Chữa cảm sốt
Thành phần gồm Cúc tần 20g, Lá tre 20g, Bạc hà 20g, Kinh giới 20g, Tía tô 20g, Cát căn 20g, Cúc hoa 5g, Địa liền 5g. Điều chế dưới dạng thuốc bột hoặc thuốc viên, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 4 – 6g.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, ho, không có mồ hôi
Thành phần gồm Cúc tần (2 nắm), lá sả (1 nắm), lá chanh (1 nắm). Nấu nước xông và uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
Chữa đau nhức gân xương, đau lưng
Rễ Cúc tần 20g, rễ Xấu hổ 20g, rễ Bưởi bung 20g, rễ Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g. Sắc uống.
Điều trị thấp khớp, đau nhức xương khớp
Sử dụng 15 – 20 gram rễ cây Cúc tần, rửa sạch và sắc nước uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể phối trộn Cúc tần với rễ cây bưởi bung, rễ Trinh nữ mỗi vị 20 gram và Cam thảo dây, Đinh lăng mỗi vị 10 gram. Sắc thuốc và uống liên tục trong 5 – 7 ngày, giúp chữa thấp khớp và giảm đau nhức xương.
Chữa nhức mỏi gân xương, đau lưng
Sắc uống lúc nóng các vị thuốc rễ Cúc tần 20g, củ Ráy dại (sao bỏ vỏ) 8g, rễ Bưởi bung 12 g, lá Tía tô 8g, Kinh giới 8g, Gừng tươi 8g. Nếu sốt không ra mồ hôi thì trong uống, ngoài xông.
Chữa nhức mỏi gân xương, đau lưng
Sắc uống gồm rễ Cúc tần 20g, rễ Xấu hổ 20g, rễ Bưởi bung 20g, rễ Đinh lăng 10g, Cam thảo dây 10g.
Chữa gãy xương
Thành phần gồm bột lá Cúc tần 200g, bột lá Ngải cứu 100g, Sáp ong 100g, bột Quế chi 40g, bột Đại hồi 20g, dầu Thầu dầu vừa đủ. Đun sôi dầu thầu dầu, cho sáp ong vào nấu cho tan, rồi cho tiếp 4 vị dược liệu quấy cho đều thành cao đặc. Để nguội, đắp thuốc và bó vào chỗ xương gãy. Hai ngày làm một lần.
Cao dán chữa sai khớp, bong gân, chấn thương
Nấu cao các dược liệu ngải cứu, Cúc tần, Tinh dầu hồi, quế, methol, camphor, sau đó trộn đều với hỗn hợp keo cao su (các thành phần chủ yếu của keo cao su là cao su, colophan, kẽm oxyd và dầu béo).
Chữa nhiễm khuẩn quanh vết thương phần mềm
Giã nhỏ lá Cúc tần 40g, lá Xạ can 20g, đắp lên chỗ lở loét quanh vết thương.
Lưu ý
Chưa có thông tin.
Nguồn Tham Khảo:
https://tracuuduoclieu.vn/cuc-tan.html
Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.