Tên Tiếng Việt: Cây Cứt lợn.
Tên khác: Cây hoa ngũ vị; cây bù xít; thắng hồng kế; cỏ hôi; cỏ thúi.
Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Đây là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc (Asteraceae).
Cứt lợn là một loại thực vật nhỏ có thân mềm, thuộc loại cây mọc hàng năm, trên thân có nhiều lông mềm, chiều cao khoảng từ 20 – 50 cm, mọc nhiều khu vực của nước ta. Lá có hai mặt: mặt trên và dưới lá đều có lông nhưng mặt dưới của lá màu xanh nhạt hơn, lá mọc đối hình trứng hay 3 cạnh, chiều dài 2 – 6 cm, rộng 1-3cm, mép có răng cưa tròn. Hoa mọc thành chùm ở đầu ngọn, có màu tím hoặc xanh. Cây hoa cứt lợn cho quả bế, màu đen, có 3 – 5 sống dọc.
Cứt lợn là loại cây dễ sống, mọc hoang dại nên được tìm thấy khắp mọi nơi trên nước ta. Cây mọc quanh năm nhờ đó có thể thu hái được bất kỳ thời điểm nào trong năm. Những cây trưởng thành có thể dùng toàn cây trừ rễ, dùng tươi hoặc phơi khô để làm thuốc.
Bộ phận sử dụng được của cây Cứt lợn là toàn cây trừ rễ.
Cây Cứt lợn có nhiều thành phần nhưng chưa rõ là những hoạt chất nào. Người ta phân lập được trong cây có khoảng 0,16% tinh dầu đặc (cây khô kiệt) tỷ trọng 1,109. Chỉ số acid 0,9, chỉ số este 11,2, trong tinh dầu có coumarin.
Hoạt chất chứa trong hoa cứt lợn có chứa 0,2% tinh dầu, mùi khá khó chịu, có thể gây nôn với tỷ trọng 0,9357, αD=9°27. Trong tinh dầu hoa lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocrornen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.
Theo Đông y, cây Cứt lợn có vị hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu. Cành lá vò ra có mùi hôi có tác dụng gây nôn.
Trong điều trị viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu tác dụng dược lý của cây Cứt lợn, năm 1965, theo nghiên cứu của Điều Ngọc Thực ở Phú Thọ đã cho thấy trong dân gian dùng cây Cứt lợn điều trị viêm xoang mũi dị ứng, sử dụng. Trên nghiên cứu lâm sàng, Đoàn Thị Nhu và cộng sự đã xác định độc tính cấp LD50 của cây Cứt lợn bằng đường uống là 82 g/kg.
Với liều độ bán mãn dùng trong 30 ngày không thấy có những biến đổi bất thường đối với các hằng số sinh hoá trong một số xét nghiệm về chức năng gan và thận. Trên động vật thí nghiệm cho thấy cây Cứt lợn có tác dụng kháng viêm, chống phù nề, chống dị ứng tương tự như những kết quả nghiên cứu trên lâm sàng về tác dụng viêm xoang, viêm mũi dị ứng cấp và mạn tính.
Tác dụng làm mượt tóc
Sử dụng cây Cứt lợn và nước bồ kết dùng dội đầu có mùi thơm, sạch gàu và mượt tóc.
Dùng cây tươi hoặc phơi khô.
Trong điều trị rong kinh, rong huyết sau sinh
Thu hái khoảng 30 – 50 g cây tươi, sau đó đem về rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước và uống trong ngày, uống trong 3 – 4 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Trong điều trị viêm xoang mũi dị ứng
Sử dụng cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông gòn sau đó lấy bông này nhét vào lỗ mũi bị viêm và đau. Hiện nay trên thị trường đã có những chế phẩm có sẵn.
Tác dụng làm mượt tóc
Sử dụng cây Cứt lợn và nước bồ kết dùng dội đầu có mùi thơm, sạch gàu và mượt tóc.
Một số lưu ý khi sử dụng cây Cứt lợn:
Không dùng trong các trường hợp dị ứng với các thành phần có trong cây Cứt lợn.
Tránh nhầm lẫn giữa cây cứt lợn với cỏ lào hoặc cây ngũ sắc bởi chúng có tên gọi gần giống nhau.
Nguồn Tham Khảo:
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam
//tracuuduoclieu.vn/cay-cut-lon.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.