Skip to content
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook
FacebookTwitterPinterest
Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
  • Trang Chủ » 
  • Dược Liệu » 
  • Cửu thái tử (Hạt cây hẹ)

Cửu thái tử (Hạt cây hẹ)

By Công Đông Y
Cửu thái tử (Hạt cây hẹ)

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cửu thái tử (Hạt cây hẹ)cung cấp tại Công Đông Ymong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Giới Thiệu Chung:

Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Hẹ có vị cay, ngọt, tính ôn, vào 2 kinh can và thận, làm ấm lưng gối, dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, đái són, mộng tinh, bạch trọc.

Mục Lục Bài Viết

Toggle
  • Thông Tin Dược Liệu
    • Tên gọi, danh pháp
    • Đặc điểm tự nhiên
    • Phân bố, thu hái, chế biến
    • Bộ phận sử dụng
  • Thành phần hoá học
  • Công dụng
    • Theo y học cổ truyền
    • Theo y học hiện đại
  • Liều dùng & cách dùng
    • Liều dùng, cách dùng
  • Bài thuốc kinh nghiệm
  • Lưu ý

Thông Tin Dược Liệu

Tên gọi, danh pháp

Tên Tiếng Việt: Cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo, hạt cây hẹ.

Tên khoa học:Allium ramosum L. (dạng hoang dã, đồng nghĩa: Allium odorum L.) hay Allium tuberosum Rottler ex Spreng. (dạng gieo trồng), thuộc họ Hành (Alliaceae).

Đặc điểm tự nhiên

Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, thường cao 20 – 45 cm, vò cả cây có mùi đặc biệt. Dò nhỏ, dài, mọc thành túm có nhiều rễ con. Lá hẹp, dài, dày thường là 4 – 5 lá, dài 10 – 27, rộng 1,5 – 9 mm, đầu nhọn. Hoa mọc trên một cọng từ gốc lên, dài 15 – 30cm, tụ thành xim nhưng co ngắn lại thành tán giả. Cọng hoa hình hơi 3 cạnh, trên có các vạch dọc. Hoa trắng, cuống hoa dài chừng 10 – 15 mm, đường kính 4 mm. Hạt nhỏ màu đen.

Cửu thái tử (Hạt cây hẹ)
Hình 1: Cây thảo nhỏ sống nhiều năm, vò cả cây có mùi đặc biệt.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây của vùng Đông Á ôn đới, được trồng rộng rãi làm rau ăn ở miền núi, trung du và đồng bằng. Được trồng khắp nơi ở nước ta làm rau ăn (gia vị) và để làm thuốc. Ở nước ta chỉ dùng cây. Tại Trung Quốc người ta hái về phơi khô làm thuốc.

Thường trồng bằng củ tách ở cây đã tàn lụi. Có thể trồng vào mùa xuân, hoặc thu đông là tốt nhất. Ta thường thu hái rau hẹ quanh năm, thường dùng tươi. Còn quả chín, phải chờ mùa thu đông, lấy về phơi khô, đập lấy hạt. Hoa tháng 7 – 8, quả tháng 8 – 9.

Bộ phận sử dụng

Hạt – Semen Alli Tuberosi, thường gọi là Cửu thái tử, du thái tử.

Thành phần hoá học

Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng và hoạt chất adorin có tác dụng kháng khuẩn và vitamin C. Trong 1 kg lá hẹ có 5 – 10 g đạm, 5 – 30 g đường, 20 mg vitamin A, 89g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho và nhiều chất xơ.

Trong hạt có ancaloit và saponin ( theo viện nghiên cứu cây thuốc của Trung Quốc). Bên cạnh đó, kết quả phân tích thành phần hóa học còn cho thấy hạt hẹ có chứa dầu, chất xơ, đạm, các vitamin B1, B2, B3 và khoáng chất như Sắt, Kẽm, Canxi.

Công dụng

Theo y học cổ truyền

Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều hòa tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Công trình Hải thượng y tông tâm lĩnh có ghi nhận công dụng điều trị niệu huyết (tiểu ra máu và đau trong đường tiểu), mộng tinh, di tinh (ở nam) và bạch đới (ở nữ) cùng các chứng đau, tê của cửu thái tử.

Cửu thái tử 2
Hình 2: Hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết.

Theo y học hiện đại

Hẹ có chứa nhiều chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.

Theo Tạp chí Dân tộc học (Journal of Ethnopharmacology), kết quả nghiên cứu trên chuột thí nghiệm (chuột đực) cho thấy chiết xuất từ hạt hẹ thể hiện rõ khả năng kích thích tình dục.

Liều dùng & cách dùng

Liều dùng, cách dùng

Hạt hẹ được nhân dân dùng chữa di tinh, mộng tinh, tiểu tiện ra máu, đau mỏi đầu gối, đau lưng, khí hư; liều dùng 6 – 12 g/ ngày.

Bài thuốc kinh nghiệm

Di tinh

Hẹ và Gạo nếp, hai thứ đều nhau, hiệp chung nấu cháo nhừ, phơi sương một đêm, ăn lúc sáng sớm, ăn luôn một lúc. Hoặc dùng hạt Hẹ ăn mỗi ngày 20 hạt lúc đói với nước muối mặn mặn, hoặc chưng chín ăn.

Điều trị xuất tinh sớm

Lấy khoảng 4 – 5 đồng cân hạt hẹ (1 đồng cân = 3,75 g) sắc thật đặc, uống khi còn ấm nóng, ngày uống 3 lần, uống liên tiếp 3 ngày. Ở Trung Quốc, hạt hẹ còn được dùng để điều trị liệt dương, di tinh, tiết niệu không kiểm soát, đau lưng, đau đầu gối… với liều dùng từ 3 – 9 g.

Cửu thái tử 3
Hình 3: Hạt hẹ được sử dụng nhiều trong dân gian chữa di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm.

Lưu ý

Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng Cửu thái tử (Hạt cây hẹ):

  • Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.

  • Tránh dùng hẹ vào mùa hạ và dùng nhiều hẹ trong thời gian dài sẽ làm thần khí u mê.

  • Hẹ rất kỵ với mật ong và thịt trâu.

  • Không nên dùng hẹ cùng lúc với sữa vì sẽ làm cản trở sự hấp thụ canxi trong ruột.

  • Những người bị lở loét , rối loạn nhiệt và mắc bệnh về mắt không nên dùng hẹ.

Nguồn Tham Khảo:

  1. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam_Đỗ Tất Lợi.
  2. Wikipedia.org: //vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%B9
  3. Tra cứu dược liệu: //tracuuduoclieu.vn/he-cuu-thai-tu-vt.html

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.

Chia Sẻ
facebookShare on FacebooktwitterShare on TwitterpinterestShare on Pinterest
linkedinShare on LinkedinvkShare on VkredditShare on ReddittumblrShare on TumblrviadeoShare on ViadeobufferShare on BufferpocketShare on PocketwhatsappShare on WhatsappviberShare on ViberemailShare on EmailskypeShare on SkypediggShare on DiggmyspaceShare on MyspacebloggerShare on Blogger YahooMailShare on Yahoo mailtelegramShare on TelegramMessengerShare on Facebook Messenger gmailShare on GmailamazonShare on AmazonSMSShare on SMS
Post navigation
Bài Viết Trước

Cây Chỉ thực: Vị thuốc tốt cho tiêu hóa, lợi cho tim mạch

Bài Viết Sau

Cà rốt: Vị thuốc quý từ loại củ quen thuộc hàng ngày

Công Đông Y

Công Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Liên Quan

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xuyên tiêu: Vị thuốc Y học cổ truyền có nhiều tác dụng chữa bệnh

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xoan trà – vị thuốc hiệu quả làm lành vết bỏng

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Xà sàng: Vị thuốc lâu đời có tác dụng điều trị các bệnh lý sản phụ khoa

Tìm Kiếm Nhanh

Categories Bài Thuốc Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

21/01/2025

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

20/01/2025

Bổ tủy đan

20/01/2025

TIẾT MỘC HÒA TRUNG PHÁP

20/01/2025

TRUNG HÒA THANG

20/01/2025

Công Đông Y – Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y

Công Đông Y là Blog thông tin chia sẻ thông tin vị thuốc, cây thuốc, bài thuốc, lý luận, châm cứu, huyệt vị nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức Đông Y.

Bài Viết Mới Nhất

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Sài hồ sơ can tán (Huyền chỉ)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Thược dược tán (Chứng trị chuẩn thằng)

Bổ tủy đan

Bổ tủy đan

Bài Viết Nổi Bật

Thư kinh thang ( Phụ nhân đại toàn lương phương )

Thư kinh thang ( Phụ nhân đại toàn lương phương )

Móng quỷ (rễ): Loài thảo dược hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, trị xương khớp

Móng quỷ (rễ): Loài thảo dược hỗ trợ kháng viêm, giảm đau, trị xương khớp

Cây mạch ba góc: Một thực phẩm bổ dưỡng và dược liệu có nhiều lợi ích

Cây mạch ba góc: Một thực phẩm bổ dưỡng và dược liệu có nhiều lợi ích

Copyright © 2025 Công Đông Y - Chia Sẻ, Cùng Phát Triển Đông Y
Công Đông Y
  • Dược Liệu
  • Cây Thuốc
  • Vị Thuốc
  • Bài Thuốc
  • Kinh Dịch
    • Bát Quái
    • 64 Quẻ Kinh Dịch
    • 384 Hào Từ
  • Tài Liệu
    • Lý Luận
    • Châm Cứu
    • Huyệt Vị
    • Bệnh Án
    • Ebook