Tên Tiếng Việt: Cây dã hương.
Tên khác: Long não, chương não, may khao khinh (Lào), triều não, kim cước não.
Tên khoa học: Cinnamomom camphora L. Nees. et Eberm (Laurus camphora L.)
Cây dã hương là loại cây sống lâu năm, thân gỗ lớn, cây to cao khoảng 10-15m có khi lên tới 40-50m. Đường kính thân đạt tới hơn 2m. Vỏ thân dày và xù xì. Các cành thường thưa nhẵn, cành non nhẵn có màu xanh.
Lá mọc so le hình bầu dục, gân chính nổi rõ, hai bên có gân phụ nổi, tại góc gân phụ và gân chính hai bên có một hạch tuyến nổi, bóng, cuống lá dài khoảng 3cm.
Hoa cây dã hương nhỏ, mọc thành chùm ở kẽ lá, mỗi chùm gồm nhiều bông hoa nhỏ vàng xen kẽ xanh, hoa cây dã hương thuộc loại hoa lưỡng tính.
Quả dã hương màu đen, hình cầu, chúng mọc thành từng chùm. Quả to bằng hạt tiêu, phía dưới có cuống nhỏ hình chén.
Tất cả các bộ phận của cây dã hương đều mang những tế bào chứa tinh dầu.
Cây dã hương hay cây long não được trồng tại nhiều tỉnh miền Bắc nước ta như Hà Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, cây thường được trồng ở nhiều đường phố để lấy bóng mát. Hiện nay ta đã bắt đầu khai thác cây long não ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai.
Cây dã hương hay long não mọc phổ biến nhất tại Nhật Bản và Trung Quốc. Người ta lấy gỗ, rễ, lá cây long não để lấy tinh dầu và tinh thể long não. Đôi khi dùng một ít gỗ hay lá, cành để làm nước xông chữa cảm cúm.
Khi nhắc đến bộ phận sử dụng của cây dã hương hay cây long não thì có thể nói rằng long não được tận dụng rất triệt để vì chúng ta có thể khai thác và sử dụng được hầu hết thành phần của cây từ rễ, thân, cành đến lá hay quả của loại cây hữu ích này.
Thành phần hóa học của các bộ phận trên cây dã hương là tinh dầu và long não tinh thể. Tùy theo tuổi cây, hàm lượng tinh dầu và long não tinh thể sẽ có sự thay đổi, cụ thể như sau:
Long não tinh thể có màu trắng, có mùi thơm đặc biệt, vị nóng, long não thăng hoa ở nhiệt độ thường, ít tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như cồn, ete, chloroform. Tinh dầu long não cất phân đoạn sẽ được tinh dầu long não trắng (dùng chế xineola), tinh dầu long não đỏ (chứa safrola, cacvacrola), tinh dầu long não xanh (chứa cadinen, camphorem, azulen).
Tính vị: Dã hương vị cay, hơi đắng, tính nhiệt, ấm.
Quy kinh: Dược liệu dã hương có khả năng quy vào các kinh Can, Tâm, Tỳ, Vị, Phế.
Tác dụng: Dã hương hay long não có tác dụng kháng viêm, khai khiếu, thông kinh lạc, trừ đàm, kích thích ra mồ hôi, trừ thấp.
Tinh dầu dã hương có nhiều công dụng khác nhau. Nó có đặc tính chống viêm và thường là một thành phần trong chất xông hơi, dầu xoa bóp dầu gội. Nhiều người sử dụng nó để giảm kích ứng, ngứa và đau. Là một thành phần trong các sản phẩm khác nhau, tinh dầu dã hương cũng có thể giúp giảm bớt tình trạng viêm và nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, tinh dầu dã hương còn được dùng phổ biến trong nấu ăn chủ yếu ở đất nước Ấn Độ. Một số tác dụng của tinh dầu long não đáng chú ý như:
Điều trị các vấn đề về da
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy Cinnamomum long não làm giảm cơ chế sinh bệnh của bệnh viêm da dị ứng hoặc bệnh chàm và giúp điều trị. Chỉ sử dụng các sản phẩm tinh dầu dã hương có nồng độ từ 11% trở xuống. Không bôi quá nhiều sản phẩm tinh dầu dã hương lên vùng da bị trầy xước hoặc bị thương vì có khả năng gây độc. Tinh dầu dã hương có mùi thơm và hấp thụ qua da. Nó có thể mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau bao gồm giảm đau và giảm kích ứng da.
Điều trị đau cơ
Tinh dầu dã hương là một thành phần phổ biến trong các loại thuốc giảm đau bao (gồm cả thuốc giảm đau tại chỗ). Nó có thể giúp điều trị đau nhức cơ bắp, đồng thời kích thích tuần hoàn bằng cách tương tác với các thụ thể trên dây thần kinh cảm giác. Một nghiên cứu năm 2016 cho thấy dầu dã hương giúp giảm đau lưng rất hiệu quả. Tinh dầu dã hương với tác dụng gây tê và làm mát ở các đầu tận của dây thần kinh, sau đó làm vùng đau ấm lên bởi vì nó có thể làm tăng lưu thông máu đến các cơ và khớp bị cứng.
Điều trị đau đầu đầu
Nghiên cứu về việc sử dụng tinh dầu dã hương để giảm đau đầu đang được tiến hành. Tinh dầu dã hương có tác dụng kháng viêm xảy ra ở các tế bào thần kinh và giảm dẫn truyền tín hiệu đau. Từ đó nó ứng dụng trong điều trị chứng đau đầu (bao gồm cả chứng đau nửa đầu do căng thẳng).
Điều trị các vấn đề về ho và tắc nghẽn
Tinh dầu dã hương được sử dụng phổ biến trong liệu pháp mùi hương vì nó giúp giảm tắc nghẽn đường hô hấp. Nó cũng có đặc tính chống ho có thể giúp giảm ho ở trẻ em và người lớn. Vì những lý do này, nó là một thành phần có trong các loại thuốc xoa vùng ngực giúp giảm ho và khó thở. Một người có thể thử bôi những sản phẩm này lên ngực hoặc bàn chân hoặc hòa tan sản phẩm vào một bát nước nóng và hít hơi nước như phương pháp xông hơi.
Điều trị bỏng
Một nghiên cứu từ năm 2015 được tiến hành nhằm kiểm tra xem liệu dầu dã hương và dầu dừa có thể giúp chăm sóc vết bỏng da hay không. Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu từ 2.000 người trong 14 năm. Kết quả chỉ ra rằng hỗn hợp các loại dầu giúp ích đáng kể cho việc chăm sóc vết bỏng trong môi trường bệnh viện. Theo các tác giả nghiên cứu, những bệnh nhân được điều trị bằng hỗn hợp dầu này cho biết chất lượng cuộc sống được cải thiện vì ít chúng có tác dụng giảm đau và rút ngắn thời gian nằm viện so với những người không điều trị. Họ không gặp phải tác dụng phụ nào của sự kết hợp 2 loại tinh dầu.
Điều trị cácbệnh mãn tính
Một nghiên cứu năm 2018 trên chuột đã kiểm tra xem dầu dã hương trắng có hoạt tính chống ung thư hay không. Kết quả chỉ ra rằng tinh dầu dã hương có thể kích thích sự hồi phục của các khối u da trên mô hình động vật nhưng phụ thuộc tế bào miễn dịch có ở vùng này. Ngoài ra, các tác giả của một bài đánh giá năm 2013 còn phát hiện ra rằng dã hương có thể giúp điều trị hoặc ngăn ngừa “các bệnh nghiêm trọng, đe dọa tính mạng” khác. Họ kêu gọi các nghiên cứu sâu hơn về vai trò tiềm năng của dã hương trong điều trị bệnh Alzheimer và các bệnh tương tự.
Liều dùng theo đường uống: Liều dùng dã hương khoảng 0.1-0.2g thuốc tán hoặc rượu thuốc.
Dùng ngoài: Sử dụng dưới dạng cồn hoặc tinh dầu xoa 2-3 lần trên da.
Cách sử dụng: Dã hương có thể được sử dụng bằng đường uống, dùng ngoài da, xông hơi, nhỏ tai, súc miệng.
Độc tính: Cây dã hương là loại thực vật có chứa độc tính, đặc biệt khi sử dụng bằng đường uống. Tùy theo liều lượng sử dụng có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc khác nhau:
Tả thanh hoàn (Tiểu nhi dược chứng trực quyết)
Bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Đương quy, Long não, Xuyên khung, Sơn chi nhân, Xuyên đại hoàng (nướng), Khương hoạt, Phòng phong. Các vị thuốc lấy khối lượng bằng nhau rồi tán bột, luyện mật làm viên hoàn. Ngày dùng 8g – 12g, uống lúc nóng cùng sắc nước Trúc diệp, đường cát.
Tác dụng: Thanh can tả hỏa. Trị các chứng Can hỏa uất nhiệt, không nằm yên được, dễ kinh sợ, hay giận, mắt sưng đỏ đau, mạch hồng thực.
Chí bảo đơn (Hòa tễ cục phương)
Bài thuốc gồm các vị thuốc sau: Nhân sâm, Thiên trúc hoàng, Đại mạo, Hùng hoàng, Hổ phách, Chu sa đều 40g, An tức hương 60g, Nam tinh chế, Ngưu hoàng đều 20g, Xạ hương, Long não đều 4g. Tán bột mịn, trộn đều, luyện mật làm viên nặng 4g, mỗi lần uống 1 viên với nước sôi để nguội. Trẻ em uống 1/2 viên đến 1/4 viên, tùy tuổi.
Chủ trị: Đờm nhiệt nội bế tâm bào. Trị các chứng thần trí mê man, nói sảng, sốt, phiền táo, đàm nhiều, hơi thở thô.
Tô hợp hương hoàn (Hòa tễ cục phương)
Bài thuốc gồm các vị thuốc: Bạch truật, Thanh mộc hương, Kha tử,Tê giác, Chu sa, Bạch đàn hương, Xạ hương, An tức hương, Trầm hương, Hương phụ, Đinh hương, Tất bát đều 40g, Nhũ hương, Long não (Băng phiến), dầu Tô hợp hương, mỗi vị thuốc đều 20g. Trừ tinh dầu Xạ hương, Tô hợp hương, Băng phiến các vị còn lại nghiền thật mịn trộn đều rồi thêm 3 vị trên vào nghiền và trộn đều, thêm mật vừa đủ vào bột thuốc chế thành hoàn, mỗi hoàn nặng 4g, mỗi lần uống nửa hoàn đến một hoàn, ngày 1-2 lần với nước sôi nóng, trẻ em tùy tuổi mà giảm liều.
Tác dụng: Ôn thông khai khiếu, hóa trọc giải uất. Trị các chứng Trúng phong, trúng khí, bỗng nhiên hôn mê ngã ra, hàm răng nghiến chặt, mê man không biết gì, đờm tắc khí bế.
Điều trị hắc lào, lang ben
Sử dụng dã hương 12g, rễ cây lác 10g, chanh tươi 1 quả. Bổ làm đôi quả chanh vắt lấy nước cốt, giã nhuyễn hai vị dược liệu còn lại, trộn đều chung với nhau, thoa lên vết hắc lào, lang ben ngày 1-2 lần.
Điều trị cảm
Bài thuốc kinh nghiệm dùng lá từ cây dã hương đun với 2 lít nước, sau đó đem xông cho ra mồ hôi để giải cảm.
Điều trị viêm họng, ho đờm, khò khè
Bài thuốc dùng dã hương 1.5g tán bột, mã xĩ phàn 7g thêm ít cồn và nước ấm vào trong hỗn hợp. Sau đó lấy một cái tăm bông tiệt trùng thấm dịch thuốc và bôi trực tiếp vào trong thành họng. Dùng 2 -3 lần trong ngày để nhờ tác dụng long đờm, giảm viêm, làm thông thoáng đường hô hấp.
Điều trị bệnh hôi nách
Bài thuốc dùng 0.4g dã hương vào nước cốt gừng tươi trộn đều thoa vào nách, lưu thuốc khoảng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch. Bài thuốc có tác dụng điều tiết hoạt động của tuyến mồ hôi vùng nách, nên thực hiện 2-3 lần mỗi ngày trong vài tuần.
Một số lưu ý bạn cần chú ý khi sử dụng tinh dầu long não:
Màu trắng: Đây là loại duy nhất được sử dụng trong các ứng dụng trị liệu. Mặc dù tên như vậy nhưng dầu dã hương trong suốt hoặc hơi đục ở dạng lỏng.
Màu nâu và màu vàng hay màu xanh: Cả hai đều độc hại, chứa hàm lượng cao thành phần safrole.
Nguồn Tham Khảo:
- Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi: //drive.google.com/file/d/11HYLqPu7eW-p5LePwUl4L2z18YnIRfQH/view?usp=sharing
- Camphor oil: Types, uses, and products: Camphor oil: Uses, benefits, and precautions: //www.medicalnewstoday.com/articles/camphor-oil
- Camphor: //pubchem.ncbi.nlm.nih.gov/compound/Camphor
- Analgesic Effects of the Essential Oil from Cinnamomum camphora Against Nitroglycerin-induced Migraine in Mice: //www.ijpsonline.com/articles/analgesic-effects-of-the-essential-oil-from-emcinnamomumcamphoraem-against-nitroglycerininduced-migraine-inmice-3831.html?view=mobile
- Camphor (Cinnamomum camphora), a traditional remedy with the history of treating several diseases: //www.ijcasereportsandimages.com/archive/2013/002-2013-ijcri/001-02-2013-hamidpour/ijcri-00102201311-hamidpour-full-text.php
- Study of management of superficial burn wounds (up to 30%), using camphor and coconut oil, in 2000 patients: //statperson.com/Journal/ScienceAndTechnology/Article/Volume14Issue2/14_2_13.pdf
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.