Đa lông hay Đa hạch, Song hạch, có tên khoa học Ficus drupacea Thunb. Đây là một loài thực vật trong họ Dâu tằm (Moraceae).
Cây gỗ cao tầm 15m hoặc hơn. Cành nhánh to, lúc đầu có lông mềm dài, sau láng. Lá hình trái xoan hay hình bầu dục, ở gốc tròn, kích thước dài 5 – 12cm, rộng 3,5 – 6cm. Lá lúc non có lông hoe, sau láng; gân gốc 3, các gân bên cũng to bằng các gân phụ (8 – 11 đôi) và hơi trải ra. Cuống lá dài 7 – 15mm, lá kèm phủ lông tơ dày đặc và vàng, dài 1cm,. Cụm hoa sung trên các nhánh mang lá, xếp thành đôi ở nách lá hay đơn độc, có hình trứng, dài 15 – 17 mm và rộng 15 mm.
Mùa hoa vào tháng 4 – 5, mùa quả vào tháng 6 – 7.
Loài của Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Niu Guinea, Australia. Ở nước ta gặp mọc hoang ở rừng núi và cũng được trồng ở Hòa Bình, Hà Nội, Nam Hà, Quảng Trị, Sông Bé, Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Kiên Giang.
Đa lông khi nhỏ có thể sống bám theo kiểu phụ sinh khi lớn là loại cây gỗ lớn. Cây mọc rải rác ở các vùng đồng bằng và rừng núi trung du. Ngoài ra, còn được trồng ở đình chùa hoặc làng xóm để lấy bóng mát. Cây có thể trồng bằng cành, sinh trưởng nhanh và có tuổi thọ đến hàng trăm năm.
Bộ phận sử dụng được của Đa lông là lá và búp lá.
Không có nghiên cứu.
Đa lông có vị nhạt, tính mát, có tác dụng lợi tiểu, giảm phù thũng, làm ra mồ hôi, hạ sốt.
Ở Việt Nam, lá Đa lông được sử dụng làm thuốc từ lâu. Danh y Tuệ Tĩnh đã dùng lá thảo dược phối hợp với lá Vảy ốc (lượng tương đương nhau) sắc uống vào lúc đói để trị chứng khí hư. Theo tài liệu nước ngoài, Đa lông (cũng như một số loài khác) còn được dùng chữa vết thương, bong gân, mụn nhọt, đau lưng.
Trị ho ra máu: Lá hoặc búp Đa lông 20g sao cháy, Cỏ nhọ nồi 15g để tươi, Mạch môn 20g sao vàng. Tất cả cắt nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống sau bữa ăn 2 lần trong ngày.
Trị vàng da: Lá Đa lông 160g, rửa sạch, cắt nhỏ và sao vàng, sắc với nước làm thang, Thần khúc 40g và Nhân trần 160g phơi khô, sao cho giòn, tán nhỏ, rây thành bột mịn, uống với nước sắc trên. Đối với người lớn, mỗi lần uống 1 thìa cà phê bột, ngày 3 – 5 lần. Trẻ em tùy vào độ tuổi nhưng dùng ít hơn. Có thể uống riêng nước sắc lá đa lông để phòng bệnh.
Trị phù thũng: Lá Đa lông, mã đề, rễ lá Lốt, rễ Cà gai leo, rễ Hoàng lực, rễ Gai tầm song, mỗi thứ 10 – 30g cắt nhỏ, phơi khô sắc uống làm 2 lần trong ngày.
Trị đau đầu, viêm xoang mũi, chảy nước mũi trong: Búp lá Đa lông, hoa cây Tỳ bà với lượng bằng nhau, phơi khô nghiền thành bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu nhạt.
Trị sốt rét: Lá Đa lông 30g và lá Cối xay 30g. Hai vị thuốc thái nhỏ, sao vàng rồi sắc uống.
Tương tự liều dùng và cách dùng.
Đa lông là loài cây đang phổ biến ở nhiều nơi. Tuy có nguồn gốc từ thiên nhiên nhưng Đa lông có chỉ định, chống chỉ định và tác dụng phụ. Quý bạn đọc và người thân không nên tự ý sử dụng hoặc nghe theo bài thuốc kinh nghiệm. Quý bạn đọc hãy đến bác sĩ để hiểu rõ tình trạng cơ thể và tham vấn ý kiến. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích. Chúng tôi mong muốn nhận được phản hồi cũng như sự quan tâm của quý bạn đọc ở bài viết khác.
Nguồn Tham Khảo:
Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Tra cứu dược liệu Đa lông: //tracuuduoclieu.vn/da-long.html
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.